Luận Văn Ứng dụng tin học vào quản lý và quyết toán thu Ngân sách Nhà nước tại Bộ Tài chính

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ứng dụng tin học vào quản lý và quyết toán thu Ngân sách Nhà nước tại Bộ Tài chính(108 trang)

    LỜI NÓI ĐẦU


    Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo ba dấu hiệu chủ yếu: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. Để có thể đạt được kết quả đó, các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu sản lượng, việc làm, ổn định giá cả, kinh tế đối ngoại, phân phối công bằng. Để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, Chính phủ phải tăng chi tiêu và giảm thuế, ngược lại, nền kinh tế trong trạng thái phát đạt và lạm phát, Chính phủ giảm chi tiêu và tăng thuế. Như thế chính sách tài khoá có thể coi là một phương thức hữu hiệu để ổn định nền kinh tế bởi vì chính sách này Chính phủ sử dụng để thu thuế và chi tiêu công cộng điều tiết nền kinh tế. Chính sách tài khoá thường thể hiện trong quá trình lập, phê chuẩn và thực hiện Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi Ngân sách Nhà nước.

    Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng Ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài, trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách. Vậy, Nhà nước có chính sách thu ngân sách như thế nào cho hợp lý nhằm khuyến khích được các đối tượng nộp. Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, Ngân sách Nhà nước trong phạm vi cả nước, trong đó quản lý thu là một nội dung rất quan trọng trong giai đoạn thứ nhất thực hiện đề án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia Tài chính Ngân sách của Bộ. Các cơ quan thu ( cơ quan tài chính, cơ quan thuế, .) được Chính phủ và Bộ Tài chính uỷ quyền phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổ chức quản lý nguồn thu ngân sách. Trên cơ sở dữ liệu thu trong năm, cơ quan tài chính lập báo cáo thu tháng và báo cáo quyết toán thu năm gửi cơ quan tài chính cấp trên để kiểm tra bảo đảm mọi nguồn thu ngân sách được tập trung đầy đủ, kịp thời vào quỹ Ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo được tính cân đối tương đối của Ngân sách Nhà nước, thu ngân sách là một chính sách mang tính quốc gia cần phải “Ứng dụng tin học vào quản lý và quyết toán thu Ngân sách Nhà nước tại Bộ Tài chính” ,trong thời gian thực tập tại Phòng Phát triển ứng dụng-Ban Tin học- Bộ Tài chính ,nhận thấy tầm quan trọng của chương trình này em đã chọn nội dung trên làm đề tàI thực tập.


    Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp có 3 chương:

    * Chương I - Phương pháp luận nghiên cứu hệ thống thông tin quản lý.

    Một số khái niệm , tính chất, giá trị, tiêu chuẩn, hiệu quả, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế , về thông tin ,hệ thống thông tin quản lý; một số khái niệm , phương pháp phân tích - thiết kế cơ sở dữ liệu ,mô hình dữ liệu quan hệ , được trình bày mang tính chất khái quát trong chương này.

    *Chương II - Phân tích hệ thống quản lý thu Ngân sách Nhà nước.

    Chương này giới thiệu khái quát về cơ quan thực tập ;một số khái niệm về ngân sách ,thu ngân sách ,năm ngân sách; các chính sách thu , quản lý và quyết toán thu ngân sách; ngôn ngữ VisualFoxPro được sử dụng để thiết kế cơ sở dữ liệu và lập trình; các sơ đồ luồng dữ liệu,sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ ngữ cảnh, sơ đồ chức năng công tác,

    *Chương III - Thiết kế - xây dựng hệ thống thông tin quản lý thu Ngân sách Nhà nước.

    Trong chương này đưa ra mẫu thực của thông tin đầu vào là các PHIẾU THU và các mẫu báo cáo thực của thông tin đầu ra như QUYẾT TOÁN THU NSNN THEO CHƯƠNG NĂM , BÁO CÁO THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN , qui trình chuẩn hoá , cấu trúc dữ liệu, cấu trúc cây thực đơn, thiết kế giao diện người và máy,



    Tuy nhiên, trong giai đoạn thực tập, thời gian và năng lực nghiệp vụ về Ngân sách Nhà nước có hạn chế nên Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em khó tránh khỏi thiếu sót, em mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng và bạn đọc.

    Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa đã quan tâm, dạy dỗ em trong quá trình học tập và rèn luyện.

    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Bùi Thế Ngũ đã hướng dẫn tận tình cho em trong giai đoạn thực tập đạt kết quả tốt.


    MỤC LỤC


    Chương I Phương pháp luận nghiên cứu hệ thống thông tin quản lý 2

    I. Hệ thống thông tin 4

    1. Thông tin 4

    1.1. Thông tin đầu thế kỷ 21 4

    1.2. Thông tin là gì ? 4

    1.3 Tính chất của thông tin 5

    1.3.1.Độ cứng của thông tin Error! Bookmark not defined.

    1.3.2.Độ phong phú Error! Bookmark not defined.

    2 . Quản lý một tổ chức dưới góc độ thông tin 5

    2.1. Hệ thống quản lý. 5

    2.2. Thông tin quản lý 6

    2.2.1. Khái niệm 6

    2.2.2. Tính chất của thông tin quản lý theo loại quyết định 6

    2.2.3. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin quản lý 7

    2.2.4. Các nguồn thông tin từ ngoài cho một tổ chức. 7

    3. Các giai đoạn ứng dụng tin học trong một tổ chức. 8

    4. Thông tin và công tác quản lý: 9

    5 .Hệ thống thông tin (HTTT) 9

    5.1 Khái niệm 9

    5.2. Các yếu tố cấu thành HTTT 9

    5 .3. Phân loại HTTT trong một tổ chức 10

    5.4. Mô hình biểu diễn HTTT 11

    II. Mô hình dữ liệu 11

    1. Mô hình dữ liệu quan hệ là gì. 11

    2. Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu 12

    2.1. Mối quan hệ giữa các bảng 13

    2.1.1. Mối quan hệ một – một 13

    2.1.2. . Mối quan hệ một - nhiều 13

    2.1.3. Mối quan hệ nhiều – nhiều 14

    III. Hệ thống thông tin quản lý 14

    1. Các quan hệ của thông tin quản lý. 14

    1.1. Thông tin quản lý với các bộ phận trong tổ chức 14

    1.2. Sự phát triển của thông tin quản lý: 15

    1.3. Giá trị của HTTTQL 15

    1.3.1. Giá trị của một thông tin quản lý 15

    1.3.2 Giá trị của một hệ thống thông tin quản lý 16

    1.4. Chi phí cho HTTT 17

    1.4.1. Chi phí cố định (CPCD) 17

    1.4.2. Chi phí biến đổi ( CPBD ) 17

    2. Phân tích thiết kế cài đặt HTTTQL 17

    2.1. Phương pháp phát triển một HTTTQL 17

    2.1.1. Lý do để phân tích một HTTQL 17

    2.1.2. Phương pháp phân tích một HTTTQL 18

    2.1.2.1. Đánh giá yêu cầu về HTTT mới 18

    2.1.2.2. Phân tích chi tiết HTTT mới 18

    2.1.2.3. Thiết kế logic hệ thống mới 18

    2.1.2.4. Đề xuất các phương án giải pháp 18

    2.1.2.5. Thiết kế vật lý 19

    2.1.2.6. Thực hiện kỹ thuật 19

    2.1.2.7. Cài đặt và khai thác 19

    2.2. Nguyên tắc cơ bản trong thiết kế HTTT. 19

    2.3. Phân tích chi tiết HTTT 20

    2.3.1. Xác định các công cụ thu thập thông tin 20

    2.3.2. Các phương pháp phân tích thông tin. 21

    2.3.3. Phương pháp phân tích nguyên nhân để chuẩn đoán giải pháp. 22

    3. Thiết kế vật lý. 22

    3.1. Một số khái niệm. 22

    3.2. Phân tích tra cứu 23

    3.3. Phân tích cập nhật 23

    4. Một số phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của dự án phát triển một HTTTQL. 23

    4.1. Đánh giá đa tiêu thức. 23

    4.2. Phân tích chi phí- lợi ích 24

    Chương II Phân tích hệ thống quản lý thu ngân sách nhà nước 22

    I. Thu ngân sách nhà nước 22

    1. Công tác phát triển ứng dụng tin học 22

    2. Ngân sách là gì? 23

    3. Thu và chính sách thu Ngân sách Nhà nước 25

    II. Hệ thống quản lý Ngân sách Nhà nước 29

    1. Những luồng thông tin chính trong hệ thống: 29

    2. Mô hình chức năng của chương trình quản lý ngân sách 34

    III. Cấu trúc dữ liệu về thu Nsnn 34

    1. Phân tích hệ thống thu Ngân sách Nhà nước 34

    1.1. Quản lý thu Ngân sách Nhà nước: 36

    1.2. Quyết toán thu Ngân sách 40

    1.3. Môi trường hệ thống 45

    2. Các sơ đồ dữ liệu 47

    2.1. Sơ đồ khung cảnh 47

    2.2- Sơ đồ ngữ cảnh 48

    2 3. Sơ đồ chức năng công tác 49

    2.4. Sơ đồ luồng thông tin (ICD) 50

    2.5. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD): 51

    2.6 Phương pháp phân tích: 55

    chương III Thiết kế - xây dựng hệ thống thông tin quản lý thu NSNN 58

    I. Các luồng dữ liệu vào/ra 58

    1.Mục đích thiết kế HTTT quản lý thu NSNN 58

    2. Thiết kế các luồng dữ liệu vào/ ra 58

    2.1. Sơ đồ luồng dữ liệu vào/ ra 58

    2.2. Mẫu Phiếu thu 59

    2.3. Luồng dữ liệu ra 61

    2.3.1. Báo cáo thu Ngân sách Nhà nước theo tháng 61

    2.3.2. Báo cáo quyết toán thu Ngân sách Nhà nước năm 62

    3. Thiết kế cơ sở dữ liệu 62

    4. Một số sơ đồ khối giải thuật của chương trình 78

    1.Thiết kế Form chính trong chương trình. 81

    2. Thiết kế các Form nhập liệu 81

    2.1 Sơ đồ khối giải thuật nhập dữ liệu 82

    2.2 Một số Form nhập liệu thể hiện sự cập nhật thông tin 83

    3. Thiết kế Form tìm kiếm và xem thông tin 84

    3.1. Sơ đồ khối giải thuật tìm và xem thông tin 84

    3.2. Một số Form tìm kiếm và xem thông tin: 86

    4. Thiết kế Form tìm kiếm ,cập nhật, xem thông tin 87

    4.1. Sơ đồ khối giải tìm kiếm xem, cập nhật thông tin 87

    4.2. Một số Form tìm, cập nhật thông tin 88

    5. Báo cáo của hệ thống quản lý thu Ngân sách Nhà nước: 88

    5.1. Sơ đồ khối thể hiện giải thuật lập báo cáo 88

    5.2. Mô hình báo cáo 92

    5.3. Một số Form báo cáo 97

    6. Giao diện thực đơn (Menu) 98





    KẾT LUẬN

    Quản lý Ngân sách Nhà nước nhằm hoàn tất những mục tiêu quốc gia với những nguồn lực nhất định trong năm ngân sách. Do vậy, Chính phủ phải áp dụng những hệ thống kiểm tra và cân đối sao cho đảm bảo tính minh bạch, chế độ trách nhiệm và sự tuân thủ pháp luật, các thủ tục và chính sách có thể thực hiện được. Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng và sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được thì Chính phủ phải giảm chi - tăng thuế, ngược lại, nếu mục tiêu Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ thì Chính phủ cần tăng chi tiêu-giảm thuế. Việc Chính phủ theo đuổi chính sách cùng chiều hay ngược chiều với chu kỳ kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ chính trị, và các tình huống kinh tế cụ thể. Bộ Tài chính, là cơ quan của Chính phủ, quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, do đó, phải theo đuổi các chính sách tài chính mà Chính phủ đưa ra một cách có hiệu quả. Đặc biệt là chính sách thu ngân sách, bằng các công cụ tài chính nhất là công cụ thuế, Bộ Tài chính phải quản lý để đảm bảo quá trình phân phối hợp lý kết quả tài chính giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực trong cả nước. Với mỗi cấp quản lý, các cơ quan tài chính cùng cấp quản lý về lĩnh vực tài chính tiến hành các chính sách tài chính thuộc chức năng do Bộ Tài chính quy định, trong đó chính sách thu ( các khoản thu thuế là chủ yếu ) phải được thực hiện sao cho tập trung được tất cả các nguồn thu vào quỹ Ngân sách Nhà nước, và hạn chế thâm hụt ngân sách. Cuối mỗi tháng, cơ quan tài chính lập báo cáo thu tháng và cuối mỗi( quý) năm, lập báo cáo quyết toán thu (quý) năm gửi cơ quan tài chính cấp trên đồng thời đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nước cùng cấp để xác nhận sự trung thực, hợp lý trong số liệu của các chứng từ thu và các báo cáo. Với tầm quan trọng của các chính sách quản lý và quyết toán thu Ngân sách Nhà nước nên việc “Ứng dụng tin học vào quản lý và quyết toán thu Ngân sách Nhà nước tại Bộ Tài chính” là rất cần thiết. Trong thời gian thực tập và năng lực nghiệp vụ về NSNN có hạn chế nên Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em khó tránh khỏi nhiều thiếu sót, em mong muốn nhận được nhiều góp ý của các thầy cô giáo, các anh, chị trong phòng thực tập và bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...