Tiểu Luận Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU Trong hoàn cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, xu hướng hội nhập quốc tế, và bùng nổ nền kinh tế tri thức thì công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt ở nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH, thì việc quan tâm và phát triển ứng dụng tin học trong hoạt quản lý nhà nước nói chung và trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng là rất cần thiết.
    Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
    Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về KH&CN trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, .”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30/7/1994 xác định: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “Ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế” .Để thể chế hoá về mặt nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP, ngày 4/8/1993 về “Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90”.
    Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70, CNTT ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước.Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của CNTT đã được nâng lên một bước. Mặc dù vậy, việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính hiện nay chưa thực sự đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng cao của người dân, một phần do nhận thức, một phần vì hạn chế về điều kiện. Vì vậy, cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng tin học trong quản lý, cụ thể trong quản lý hành chính và ưu tiên đầu tư về trang thiết bị để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
    Đấy là lý do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước”.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 3
    I.PHẦN MỞ ĐẦU 5
    1.Mục đích nghiên cứu: 5
    2. Phạm vi nghiên cứu: 6
    3. Phương pháp nghiên cứu: 6
    II. PHẦN NỘI DUNG 7
    1. Cơ sở lý luận: 7
    1.1.Các khái niệm có liên quan: 7
    1.2. Cơ sở pháp lý: 8
    2. Mục đích ứng dụng tin học trong quản lý hành chính: 10
    2.1. Thực trạng của việc ứng dụng tin học trong quản lý nhà nước nói chung và trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng. 10
    2.2. Mục đích của ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước: 13
    a. Đảm bảo phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp: 13
    b. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính: 15
    c. Khẳng định uy tín của Đảng và Nhà nước. 16
    d. Xu thế toàn cầu. 16
    e. Thay đổi môi trường làm việc. 18
    3. Lợi ích của việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước. 19
    3.1. Đối với khách hàng: 19
    a. Nắm bắt chính xác và truy nhập thông tin mọi lúc, mọi nơi: 19
    b. Dân chủ trong tham gia đóng góp ý kiến vào chính sách của nhà nước. 20
    c. Giảm chi phí tiếp cận thông tin; tiếp cận thông tin trên diện rộng. 21
    d. Đảm bảo tính minh bạch, công khai, khách quan trong mối quan hệ giữa chính phủ và người dân 21
    3.2. Đối với chính phủ. 21
    a. Về mặt kinh tế: 22
    b. Hiệu quả hơn trong các hoạt động quản lý nhà nước của chính phủ. 22
    c. Chất lượng dịch vụ cung cấp được cải thiện. 23
    d. Xây dựng và tăng cường lòng tin giữa chính phủ và dân chúng. 24
    4. Điều kiện ứng dụng. 24
    4.1. Về con người: 24
    a. Nhà lãnh đạo: 24
    b. Với nhân viên: 25
    c. Về người dân: 27
    4.2. Cơ sở vật chất: 28
    4.3. Các vấn đề khác: 29
    a. Về tài chính: 29
    b. Thể chế: 29
    c. Các vấn đề khác: 30
    5. Mục tiêu (tổng thể): 30
    6. Cơ hôi, thách thức và giải pháp: 31
    6.1. Cơ hội: 31
    6.2. Thách thức: 32
    6.3. Giải pháp: 34
    III. KẾT LUẬN: 35
    · Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...