Luận Văn Ứng dụng tin học trong công tác kế toán hộ kinh doanh

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI : Ứng dụng tin học trong công tác kế toán hộ kinh doanh


    Lời nói đầu

    ​ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường, với những đổi mới thực sự trong quản lý kinh tế - tài chính đã khẳng định vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong quản lý. Với mục đích sử dụng thông tin kế toán cho những nhu cầu khác nhau, trong cơ chế thị trường kế toán được phân định thành hai nhánh: Loại kế toán cung cấp thông tin cho quản lý trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp được gọi là kế toán quản trị và Loại kế toán cung cấp thông tin cho những người ra quyết định được gọi là kế toán tài chính. Kế toán tài chính liên quan đến việc lập báo cáo cho các thành viên có liên quan đến việc hoạt động sử dụng như :cơ qoan thu thuế , đối tác làm ăn và tình hình tài chính cho chủ thể kinh doanh.
    Căn cứ vào Quyết định số 169-2000/QĐ-BTC ngày 25/10/200 ban hành cho tất cả các hộ kinh doanh chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh thương mại .có doanh số bán hàng theo quy định của Bộ Tài Chính được áp dụng chế độ kế toán hộ kinh doanh này. Chế độ kế toán này thực hiện dựa trên Luật thuế Gía trị gia tăng (số 2/1997/QH9), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp(số 3/1997/QH9) và Pháp lệnh kế toán (số 06-LCT/HĐNN).
    Trong thời gian thực tập tại Phòng phát triển ứng dụng - Ban tin học - Bộ tài chính Tôi được giao nhiệm vụ nghiên cức và thực hiện đề tài “Ưng dụng tin học trong công tác kế toán hộ kinh doanh”.Tại đây Tôi được trang bị những kiến thức về các nghiệp vụ kế toán cũng như áp dụng tin học vào trong công việc thực tế .
    Kết hợp với thực tiễn đó, cùng với kiến thức của bản thân và đặc biệt với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Bùi Thế Ngũ và anh Phùng Huy Hậu đã góp phần không nhỏ cho tôi thực hiện đề tài này.
    Song, trên thực tế đây là một vấn đề tài đang còn mới mẻ được áp dụng trong kế toán hộ kinh doanh va bài toán có tính phức tạp cũng không nhỏ, với kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên Tội mới chỉ thực hiện một phần của công việc đó là phân hệ kế toán “Bán hàng và công nợ phải thu”.
    Bố cục của đề tài được trình bỳ thành ba chương :
    Chương I Khảo sát thực tế
    Chương này khảo sat sơ bộ “Hệ thống kế toán” và “Chế độ kế toán hộ kinh doanh “ nhằm nắm được tính tất yếu và sự cần thiết của công việc.
    Chương II Phương pháp luận nghiên cứu hệ thông thông tin
    Chương này là phần lý luận chung cho nghiên cứu hệ thống thông tin, để nắm giõ được các bước thực hiện trong một hệ thống.
    Chương III Phân tích - thiết kế - xây dựng chương trình
    Chương này là phần thực hiện chi tiết công việc đang nghiên cứu và xây dựng thành một chương trình.

    mục lục
    LỜI CẢM ƠN
    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I
    KHẢO SÁT THỰC TẾ
    I Khái quát chung về nơi thực tập 2
    I.1 Bộ Tái Chính 2
    I.2 Ban Quản Lý Tin Học 2
    I.3 Phòng phát triển ứng dụng 2
    II Bản chất của kế toán 2
    II.1 Tính tất yếu khách quan của hoạch toán kế toán 2
    III Đối tượng hoạch toán kế toán 2
    III.1 Khái qoat chung về đối tượng hoạch toán kế toán 2
    III.2 Kết luận về đối tượng hoạch toán kế toán 2
    IV Các phương pháp hoạch toán kế toán 2
    IV-1 Phương pháp chứng từ 2
    IV.2 Phương pháp đánh giá: 2
    IV.3 Phương pháp đối ứng tài khoản 2
    IV.4 Phương pháp kiểm kê 2
    IV.5 Phương pháp ghi sổ kép: 2
    IV.6 Phương pháp báo biểu: 2
    IV.7 Phương pháp phân tích 2
    IV.8 - Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 2
    V Chế độ sổ kế toán trong hệ thống kế toán 2
    V.1 Khái niệm và tác dụng của sổ kế toán 2
    V.2 Các hình thức sổ kế toán -nguyên lý kết cấu và nội dung phản ánh 2
    VI Chế độ kế toán hộ kinh doanh 2
    VI .1 Khái qoát Hộ Kinh Doanh: 2
    VI.2 Chứng từ và sổ kế toán 2
    VI.3 Chức năng và công việc kế toán hộ kinh doanh 2
    CHƯƠNG II
    PHUƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
    I - Hệ thống thông tin quản lý 2
    I.1 Khái niệm thông tin ? 2
    I.2 Bản chất của thông tin 2
    I.3 Vai trò của thông tin đối với quản lý 2
    I.4 Hệ thống thông tin 2
    I.5 Các luồng thông tin vào - ra trong hệ thống thông tin quản lý 2
    I.6 Các module của hệ thống thông tin quản lý 2
    I.7 Các phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý 2
    I.8 Các giai đoạn ứng dụng tin học trong một tổ chức. 2
    I.9 Các phương pháp ứng dụng tin học trong công tác quản lý 2
    I.10 Vồng đời phát triển của hệ thống 2
    II Hệ thống thông tin kế toán 2
    II.1 Hệ thống thông tin kế toán 2
    II.2 Các chu trình nghiệp vụ trong hệ thống thông tin kế toán 2
    II.3 Các chế độ xử lý nghiệp vụ trong hệ thông kế toá 2
    III Phương pháp phân tích ,thiết kế và cài đặt hệ hệ thống thông tin quản lý
    III.1 Đánh giá yêu cầu 2
    III.2 Làm sáng tỏ yêu cầu và quy mô của vấn đề 2
    III 3 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả sơ bộ củ hệ thống thông tin 2
    III 4 Phân tích hệ thống 2
    III .4.1 Xác định các yêu cầu hệ thông 2
    III .4.2 Phân tích yêu cầu hệ thống 2
    III .5 Thiết kế hệ thống 2
    III .5.1 Thiết kế các đầu ra của hệ thống 2
    III .5.2 Thiết kế đầu vào của hệ thống 2
    III .5.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu 2
    III .5.4 Thiết kế các xử lý của hệ thống 2
    III .5.5 Thiết kế ứng dụng 2
    III .6 Xây dựng chương trình 2
    III.7 Cài đặt và đánh giá hệ thống 2
    IV Ưng dụng tin học trong công tác kế toán hộ kinh doanh 2
    IV.1 Các bước xây dựng hệ thống 2
    IV.2 Các hình thức chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới 2
    IV.3 Môi trường hoạt động của hệ thống 2
    CHƯƠNG III
    PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN HỘ KINH DOANH
    I Đặc điểm chung của kế toán hộ kinh doanh 2
    II Các thông tin cần quản lý trong hệ thống 2
    III Phân tích hệ thống 2
    III.1 Sơ đồ phân rã chức năng nghiệp vụ (BFD) 2
    III.2 Sơ đồ luồng thông tin (IFD) 2
    III.3 Sơ đồ ngữ cảnh (Context diagram) 2
    III.4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 (DFD) 2
    III.5 Các Module của hệ thống 2
    IV Thiết kế hệ thống 2
    IV.1 Liệt kê các thông tin đầu vào : 2
    IV.2 Chuẩn hoá các dữ liệu đầu vào 2
    IV.3 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu 2
    IV.4 Liệt kê các thực thể 2
    IV.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu 2
    IV.6 Mô hình quan hệ gữi các thực thể 2
    V Thiết kế chức năng 73
    VI Thiết kế giao diện 2
    Phụ lục chương trình 2
    Kết luận 2
    Tài liệu tham khảo 2











    Chương I:Khảo sát thực tế

    I Khái quát chung về nơi thực tập
    I.1 BỘ TÁI CHÍNH
    Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ có chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân sách Nhà nước trong phạm vi cả nước.Với những chức năng quản lý đó, Bộ Tài chính được Nhà nước giao cho những quyền hạn nhất định:
    * Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
    Chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước lập dự toán ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương để Chính phủ trình Quốc hội. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thông quyết định.
    * Cùng với uỷ ban khoa học nhà nước (UBKHNN) xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn. Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch xây dựng cơ bản và các cân đối khác của nền kinh tế có liên quan đến tài chính và ngân sách nhà nước.
    Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực về chính sách đầu tư tài chính, về biên chế, tiền lương, giá cả và các chính sách kinh tế - xã hội khác có liên quan đến tài chính và ngân sách Nhà nước.
    * Xây dựng các dự thảo Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp luật khác về thuế, phí và thu khác để trình Chính phủ ban hành hoặc Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành. Thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí và thu khác của ngân sách Nhà nước.
    * Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách Nhà nước, quỹ tài sản tạm thu, tạm giữ. Tổ chức thực hiện việc cấp phát các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cho vay ưu đãi đối với các dự án, chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
    * Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu văn hoá - xã hội theo các chương trình, dự án được Chính phủ chỉ định.
    * Quản lý vốn, giá trị tài sản và tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước.
    * Quyết định ngừng cấp phát và thu hồi số tiền đã cấp cho những cơ quan, đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước sai mục đích, trái với kế hoạch được duyệt, vi phạm chế độ quản lý tài chính Nhà nước, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các quyết định của mình.
    * Thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ (bao gồm cả vay và trả nợ trong nước và nước ngoài) của Chính phủ; quản lý về mặt tài chính các nguồn viện trợ quốc tế. Tham gia thẩm định về mặt tài chính các dự án sự dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện. Chuẩn bị các văn bản liên quan tới việc nước ta tham gia các điều ước quốc tế về tài chính để trình Chính phủ quyết định.
    * Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ xã hội, xổ số kiến thiết, dịch vụ kiểm toán, kế toán và các dịch vụ tài chính khác, tham gia quản lý thị trường vốn.
    * Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với tất cả các tổ chức hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước và các đối tượng có quan hệ với tài chính Nhà nước.
    * Đại diện của Chính phủ tại các tổ chức tài chính quốc tế theo sự phân công của Chính phủ.
    * Quản lý công chức, viên chức tài chính, kế toán và kiểm toán theo quy định của Chính phủ.
    I.2 BAN QUẢN LÝ TIN HỌC
    Ban quản lý ứng dụng tin học là đơn vị thuộc bộ máy Quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý hoạt động phát triển ứng dụng tin học trong lĩnh vực quản lý tài chính Nhà nước; tổ chức trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin phục vụ cho công tác quản lý tài chính và điều hành ngân sách của Bộ.
    Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển ứng dụng tin học phục vụ hoạt động quản lý tài chính nhà nước:
    Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hệ thống tin học ngành Tài chính để bộ trình lên Chính phủ phê duyệt.
    Xây dựng kế hoạch ứng dụng tin học của các cơ quan Bộ Tài chính; thẩm định kế hoạch phát triển ứng dụng tin học của các đơn vị và các tổ chức trực thuộc bộ; tổng hợp kế hoạch phát triển và ứng dụng tin học trong toàn ngành trình Bộ phê duyệt.

     
Đang tải...