Luận Văn Ứng dụng tin học môi trường phục vụ công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi

    trường luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Thực hiện Luật bảo vệ môi

    trường 2005, Nghị quyết số 41-NQ/TƯ Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời

    kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở

    nước ta trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, môi trường nước

    ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động. Việc đẩy

    mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, tình

    trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các

    thảm họa do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp

    lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những

    thách thức gay gắt.

    Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp Quốc gia, trung tâm du lịch thương

    mại cảng biển và dịch vụ hàng hải có vị thế quan trọng trong sự phát triển của vùng

    kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên.

    Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn

    diện trên mọi lĩnh vực. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn

    ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người

    cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, một

    trong số đó là vấn đề chất thải rắn (CTR) đang đặt ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho

    sự phát triển bền vững của thành phố. Về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói,

    CTR là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến sự phá hủy môi trường sống của con người, nếu

    con người không quan tâm đến CTR hôm nay, nó sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi

    môi trường đó. Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã ngày càng

    đáp ứng và nâng cao đời sống của con người, đồng thời càng đẩy mạnh tốc độ đô

    thị hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính làm phát sinh ngày càng nhiều chất thải,

    kéo theo là việc giải quyết hàng nghìn tấn CTR mỗi ngày.

    Theo ước tính của Công ty Môi trường Đô thị TP.Đà Nẵng (DANURENCO),

    hiện nay tỷ lệ thu gom CTR trên toàn thành phố mới đạt khoảng 82-85%, qua đó

    cho thấy thực trạng trong công tác thu gom, vận chuyển CTR còn tồn tại một số hạn

    chế nhất định gây ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của người dân, sự phát triển

    mọi mặt của đô thị và làm cho môi trường sống có dấu hiệu ngày càng xấu đi. Tình

    hình vệ sinh môi trường ở TP.Đà Nẵng nếu không được sự quan tâm đúng mức thì

    chắc chắn CTR sẽ trở thành mối lo ngại lớn trong tiến trình phát triển của thành

    phố. Đồng thời với tốc độ phát triển đô thị tăng rất nhanh, các khu dân cư mới được

    mở rộng, cơ sở hạ tầng chỉnh trang nâng cấp đòi hỏi công tác phục vụ vệ sinh đô

    thị cần phải theo kịp với sự phát triển của thành phố trong đó bao gồm cả việc tăng

    cường các trang thiết bị và phương tiện thu gom, vận chuyển nhằm mục tiêu bảo vệ

    môi trường (BVMT) thành phố ngày một “xanh-sạch-đẹp”.

    Hiện tại công tác quản lý ở thành phố Đà Nẵng vẫn dựa trên giấy tờ là chủ

    yếu, đặc biệt lĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên

    không thể nắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho

    quá trình quản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả.

    Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động

    kinh tế, xã hội.Trong công tác quản lý, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng,

    là công cụ đắc lực giúp cho nhà quản lý trong quá trình quản lý và ra quyết định. Vì

    vậy việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý là rất

    cần thiết trong thời đại nay.

    Không thể không lưu ý tới một thực tế là công tác quản lý chất thải rắn đô thị

    đòi hỏi phải lưu ý tới rất nhiều yếu tố mang tính tổng hợp. Ví dụ để qui hoạch bãi

    rác cần phải quan tâm tới lớp dân cư sống gần đó, để qui hoạch các điểm thu gom

    rác cũng cần quan tâm tới các tuyến giao thông cũng như các vị trí không gian

    (tránh gần chợ hay trường học), để thu phí cũng cần thông tin về các hộ sống trong

    từng tổ, từng phường có dân cư Tóm lại, rất nhiều yếu tố trong bài toán quản lý

    rác thải đô thị liên quan với nhau và liên quan tới vị trí không gian. Mà vấn đề này

    được giải quyết một cách dễ dàng khi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).

    Nhiều địa phương đã ứng dụng GIS trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường rất

    thành công, GIS tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận, lưu trữ, tìm kiếm, trao

    đổi thông tin cũng như đưa ra một bức tranh tổng hợp trên cơ sở tích hợp nhiều số

    liệu.

    Vì vậy, dựa trên cơ sở nhân lực, kỹ thuật, các văn bản pháp lý còn hiệu lực

    và các yếu tố kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng, kết hợp với việc thống kê,

    phân tích và tổng hợp các vấn đề có liên quan, xây dựng các kế hoạch dài hạn và

    ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTR của thành phố Đà

    Nẵng là một việc làm cần thiết. Cùng với sự phát triển rất nhanh của thành phố Đà

    Nẵng và đi cùng với nó là vấn đề quản lý CTR, đòi hỏi phải ứng dụng mạnh hơn

    nữa công nghệ thông tin. Hiện nay các thông tin liên quan tới CTR tại Đà Nẵng là

    rất lớn và đa dạng cần phải được phân tích, chia sẻ và tích hợp. Xuất phát từ những

    thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài: “Ứng dụng tin học môi trường phục vụ công tác

    quản lý chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng”.

    1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

    Mục tiêu lâu dài:

    - Ứng dụng các thành tựu của Tin học môi trường và Công nghệ Hệ thống

    thông tin địa lý để quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng.

    Mục tiêu trước mắt:

    - Ứng dụng phần mềm WASTE để lưu trữ và truy cập các dữ liệu liên quan

    tới CTR tại thành phố Đà Nẵng.

    - Tiến hành phân tích khác nhau trên phần mềm WASTE đánh giá công tác

    quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng.

    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR tại

    thành phố Đà Nẵng.

    1.3 CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN

    Cấu trúc chính của khoá luận gồm có 5 chương:

    Chương 1. Mở đầu

    Chương 2. Tổng quan tài liệu

    Chương 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

    Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    Chương 5. Kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...