Báo Cáo Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các loài Song mây ở Quảng Nam

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Ở nhiều nước Đông Nam Á, song mây là nhóm lâm sản có giá trị kinh tế đứng hàng thứ 3 sau gỗ và tre nứa. Ở Việt Nam, từ lâu mây song đã được khai thác chế biến và gieo trồng để cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu trong nuớc và xuất khẩu. Những sản phẩm bằng song mây đã đi vào cuộc sống của người dân ở mọi miền đất nước. Mây song làm đồ dùng gia đình, đan đác làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Bàn, ghế, giường có giá trị xuất khẩu cao. Nhưng cho tới nay các công trình nghiên cứu về cây song mây của Việt Nam còn rất ít, chưa có nhiều các dự án sản xuất giống, trồng, khoanh nuôi để phát triển các loài song mây; Hiện nay, do nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng cùng với việc thu hoạch không bền vững và thiếu khâu kiểm soát ,nên người dân đã tranh nhau khai thác quá mức, tùy tiện và hậu qủa là suy thoái rừng càng ngày càng trầm trọng, đã được cảnh báo từ nhiều năm nay. Thực tế cho thấy ngành song mây Việt Nam phải đương đầu với vấn đề khai thác cạnh kiệt nguồn song mây trong nước. Việt Nam phải nhập khẩu 45% lượng mây từ Lào (theo số liệu của UN Comtrade,2005) và nhập khẩu một
    lượng đáng kể từ Campuchia. Từ các thông tin trên có thể nhận định rằng ngành nghề thủ công mỹ nghệ, nơi đã tạo đuợc việc làm cho nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu nguyên liệu và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đển người dân ở trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa; nơi người dân gắn bó và nương tựa vào rừng trong nhiều đời qua.
    Để giải quyết được các vấn đề vừa có tính thời sự cấp bách; vừa có tính lâu dài, chiến lược đòi hỏi các ngành, các cấp, các doanh nghiệp cùng vào cuộc để chung tay giúp người dân có việc làm, tạo thu nhập ổn định, chính đáng, thiết thực từ cây song mây; đồng thời, gắn người dân với rừng, giữ rừng và sống được từ rừng; thông qua đó từng bước nâng dần độ che phủ rừng, cân bằng sinh thái rừng;
    Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các loài song mây ở Quảng Nam” là dự án không lớn với khoản kinh phí còn khiêm tốn so với yêu
    cầu và đòi hỏi từ thực tế cũng như nguyện vọng của người dân; tuy nhiên, sự tham gia thực hiện và thành công của dự án cũng phần nào đóng góp vào việc tạo ra nguyên liệu, giải quyết việc làm, nâng độ che phủ rừng và điều mà dự án đạt được rất lớn trước mắt cũng như lâu dài đó là: Đào tạo, hướng dẫn nguời dân biết thu hái hạt giống, xử lý hạt giống, gieo ươm tạo cây con trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế song mây là điều mà từ lâu nay họ chưa bao giờ làm được.; đây cũng là cách để đưa khoa học - công nghệ đến với người nông dân một cách thiết thực hiệu quả nhất.
    Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đã được các ngành các cấp tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực như: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam, Ban chỉ đạo dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các loài song mây ở Quảng Nam” của Tỉnh, UBND của 09 huyện có dự án và đặc biệt là sự đồng thuận của người dân trực tiếp tham gia cũng như nguời dân trong vùng dự án.
    Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Quảng Nam, các Sở ban ngành liên quan đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện dự án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...