Luận Văn ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​ 201397172" DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG i
    201397173" TÓM TẮT ii
    201397174" CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    201397175" 1.1. Lý do chọn đề tài: 1
    201397176" 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
    201397177" 1.3. Phạm vi nghiên cứu: 2
    201397178" 1.4. Ý nghĩa thực tiễn: 2
    201397179" 1.5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: 3
    201397180" CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
    201397181" 2.1. Thương mại điện tử 4
    201397182" 2.1.1 Thương mại điện tử là gì 4
    201397183" 2.1.2 Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử 5
    201397184" 2.1.3 Các cấp độ phát triển của thương mại điện tử 6
    201397185" 2.1.4 Một số định nghĩa liên quan trong thương mại điện tử 7
    201397186" 2.1.4.1 Website. 7
    201397187" 2.1.4.2 Các nguyên tắc thiết kế, trình bày website. 8
    201397188" 2.1.4.3 Các chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của các quốc gia. 10
    201397189" 2.1.5 Các công cụ Truyền thông tiếp thị trực tuyến (Marketing Communications) 11
    201397192" 2.2. Thông tin tích hợp (Intergrated Marketing Communication - IMC) 16
    201397193" 2.3. Quá trình truyền tin. 16
    201397194" 2.3.1 Các thành phần của mô hình truyền tin. 16
    201397196" 2.3.2 Mô hình hiệu ứng truyền tin. 17
    201397198" 2.3.3 Quá trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu. 18
    201397201" CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    201397202" 3.1. Thiết kế nghiên cứu. 23
    201397204" 3.2. Giai đoạn 1 – Nghiên cứu khám phá. 23
    201397207" 3.3. Giai đoạn nghiên cứu 2. 25
    201397209" 3.4. Giai đoạn 3 – Nghiên cứu hoạch định. 25
    201397210" CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY ANGIMEX VÀ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH 26
    201397211" 4.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang. 26
    201397215" 4.2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty ANGIMEX 31
    201397220" 4.3. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. 36
    201397223" 4.3.1. Tổng Công ty lương thực miền Bắc – Vinafood 1. 37
    201397225" 4.3.2. Tổng Công ty lương thực miền Nam – Vinafood 2. 38
    201397227" 4.3.3. Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Imexcuulong. 39
    201397230" 4.3.4. Công ty lương thực Tiền Giang – Tigifood. 41
    201397232" 4.3.5. Công ty cổ phần Du lịch An Giang – An Giang Tourimex. 42
    201397234" CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO VIỆC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CHO NGÀNH HÀNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ANGIMEX 44
    201397235" 5.1. Xác định thị trường mục tiêu cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex. 44
    201397238" 5.2. Xác định mục tiêu thông tin và thiết kế thông điệp cho ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex. 47
    201397239" 5.3. Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty Angimex. 48
    201397243" 5.4. Hoạch định ngân sách. 52
    201397245" 5.5. Đánh giá hiệu quả. 53
    201397246" CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 55
    201397247" 6.1. Kết luận. 55
    201397248" 6.2. Kiến nghị 56
    201397249" PHỤ LỤC 57
    201397250" TÀI LIỆU THAM KHẢO 58



    DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG​ 201397191" Hình 2.1: Các hình thức chiêu thị truyền thông giữa ngoại tuyền (offline) và trực tuyến (online) 11
    201397195" Hình 2.2: Các thành phần của quá trình truyền tin 16
    201397197" Hình 2.3: Mô hình thang hiệu ứng 18
    201397200" Hình 2.4: Quy trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu. 21
    201397203" Hình 3.1: Quá trình nghiên cứu. 23
    201397217" Hình 4.1: Giao diện trang chủ của Công ty www.angimex.com.vn. 34
    201397218" Hình 4.2: Sitemap của website www.angimex.com.vn. 35
    201397219" Hình 4.3: Các button trong website www.angimex.com.vn. 36
    Hình 4.4: Giao diện website www.vinafood1.com 38
    Hình 4.5: Giao diện website www.vinafood2.com.vn. 39
    Hình 4.6: Giao diện website www.imexcuulong.com.vn. 40
    Hình 4.7: Giao diện đặt hàng trong website www.imexcuulong.com.vn. 41
    Hình 4.8: Giao diện đặt hàng trong website www.tigifood.com 41
    Hình 4.9: Giao diện đặt hàng trong website www.angiangtourimex.com.vn. 42
    201397240" Hình 5.1: Các hình thức chiêu thị truyền thông giữa trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline) 48

    201397205" Bảng 3.1: Nội dung và cách thu thập thông tin thứ cấp. 24
    201397206" Bảng 3.2: Nội dung và cách thu thập thông tin sơ cấp. 25
    201397208" Bảng 3.3: Nội dung và cách thu thập thông tin giá cả. 25
    201397213" Bảng 4.1: Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua các năm 2003, 2004, 2005 và 2006. 30
    201397214" Bảng 4.2: Sản lượng xuất khẩu gạo trực tiếp tại các thị trường. 31
    201397216" Bảng 4.3: Danh mục đầu tư trang thiết bị của ANGIMEX 2007-2009. 31
    201397222" Bảng 4.4: Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 37
    201397236" Bảng 5.1: Thống kê chủng loại gạo xuất khẩu chủ yếu trong tháng 02 và hai tháng đầu năm 2007. 45
    201397237" Bảng 5.2: Đánh giá mức độ sẵn sàng TMĐT của các thị trường xuất khẩu gạo của ANGIMEX 46
    201397241" Bảng 5.3: Mục tiêu thực hiện từ tháng 10/2008 đến 2009. 49
    201397242" Bảng 5.4: Từ khóa thường dùng trong ngành xuất nhập khẩu. 51
    201397244" Bảng 5.5: Hoạch định chi phí cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex. 53

    201397212" Biểu đồ 4.1: Biểu đồ hình thức tiêu thụ năm 2006. 30
    201397221" Biểu đồ 4.2: Thị phần xuất khẩu gạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu năm 2005. 36
    ​ ​ ​ ​ ​ TÓM TẮT

    Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet, các phương tiện truyền thông, thương mại điện tử đã ngày một nhanh chóng trở thành một lĩnh vực kinh doanh đáng quan tâm đối với cả thế giới không riêng gì Việt Nam. Đây cũng chính là một công cụ ứng dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng, tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng và ít tốn chi phí hơn so với cách tiếp cận truyền thống. Đồng thời, thương mại điện tử cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh.
    Nhận thức được những lợi ích từ thương mại điện tử, cùng với sự sẵn sàng thương mại điện tử của Công ty, địa phương và quốc gia, Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Angimex đang ứng dụng ở ấp độ đầu tiên là thương mại thông tin. Nhưng ứng dụng thương mại điện tử cần có một kế hoạch cụ thể xúc tiến triển khai chứ không đơn thuần là xây dựng website là xong. Từ lý do đó, tôi thực hiện đề tài Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex.
    Để triển khai đề tài tốt, trước nhất tôi chọn lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo cao cấp để ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu.
    Trước nhất, thông qua những phân tích thị trường, ta chọn thị trường mục tiêu cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu là Singapore và Indonesia. Đây là hai thị trường tiềm năng tiêu thụ gạo cao cấp và có mức độ sẵn sàng thương mại điện tử cao. Phân khúc thị trường mục tiêu là những công ty nhập khẩu gạo của Singapore và Indonesia. Mục tiêu thông tin nhìn chung của nhóm khách hàng cũ và mới là củng cố uy tín, lòng tin đối với thương hiệu. Qua phân tích, ta xác định insight của cả hai nhóm là Uy tín là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn một đối tác xuất nhập khẩu. Từ insight này ta thiết kế thông điệp cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử là: ANGIMEX – Nhà xuất khẩu gạo uy tín hàng đầu Việt Nam.
    Sau khi đã xác định mục tiêu và thiết kế thông điệp, ta triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex. Với đặc trưng kinh doanh xuất khẩu gạo, ta xác định hai nhóm truyền thông chính là Tiếp thị tổng hợp và Chiêu thị truyền thông tổng hợp. Các công cụ này được triển khai trong 15 tháng với các mục tiêu cụ thể cho từng quý. Trong các công cụ, ta lưu ý đến hai công cụ quan trọng là Cung cấp thông tin và Công cụ tìm kiếm. Hai công cụ này giữ vai trò chủ đạo, nhằm tạo sức bật chính cho việc xúc tiến website. Đồng thời, ta cũng thực hiện các công cụ của Tiếp cận tổng hợp với vai trò ngoại tuyến. Từ những công việc cần thực hiện, ta hoạch định ngân sách theo những công việc đó.
    Sau cùng, để đánh giá tính hiệu quả cho kế hoạch này ta có thể tự đo lường theo một số tiêu chí, hoặc thuê dịch vụ bên ngoài. Bên cạnh đó, ta cũng có thể sử dụng một số công cụ đo lường trực tuyến để đánh giá hiệu quả website Công ty.
    ​ ​ ​ ​

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1. Lý do chọn đề tài:
    Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam, Angimex đã không ngừng đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh nhằm ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn. Trong đó, hoạt động ứng dụng thương mại điện tử có thể nói là đáng chú ý, nhất là đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
    Xuất khẩu gạo là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Angimex, bên cạnh xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu trực tiếp là mảng kinh doanh Công ty chú ý nhất. Hiện nay, để có được những khách hàng nhập khẩu gạo, chủ yếu là Công ty tiếp cận thông qua sự giới thiệu của các Hiệp hội, tham gia hội trợ, Nhưng cách tiếp cận khách hàng này không tạo thế chủ động cho Công ty trong việc tìm kiếm đúng thị trường mình muốn đánh vào. Điều trăn trở này đã thúc đẩy Angimex xúc tiến các hoạt động marketing, nhằm đưa hình ảnh thương hiệu Angimex đến với khách hàng nhiều hơn. Song, các hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu thường tốn kém và gặp nhiều hạn chế về khoảng cách địa lý, văn hóa, thông tin liên lạc, Để giải quyết một phần khó khăn trên, Angimex đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, thương mại điện tử sẽ giúp cho Công ty tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội quảng bá thương hiệu trên phạm vi toàn cầu, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh, Từ những lợi ích trên, Angimex đã tiến hành triển khai từng bước ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể là Công ty đã triển khai xây dựng và hoàn thiện website trong hai năm qua. Nhưng để ứng dụng thương mại điện tử tốt, không chỉ dừng lại ở việc sở hữu một website, mà ta còn phải biết cách xúc tiến website mình đến với đúng đối tượng khách hàng, đúng thị trường mình quan tâm.
    Bên cạnh đó, sự thành công của kế hoạch cũng phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của địa phương và quốc gia. Tại An Giang, các nghiên cứu, khảo sát, hội thảo cũng đang dần được thực hiện nhằm đánh giá, hỗ trợ cho các doanh nghiệp An Giang có điều kiện nhìn nhận và ứng dụng thương mại điện tử tốt hơn. Đồng thời, hiện nay An Giang cũng đã có triển khai hải quan điện tử, xúc tiến các website của các sở ban ngành và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh cũng đã có những sự đầu tư nhất định cho thương mại điện tử.
    Những năm trở lại đây, các chỉ tiêu đánh giá mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của Việt Nam không ngừng được cải thiện, chứng tỏ nước ta đang dần hoàn chỉnh môi trường cho thương mại điện tử hoạt động thuận lợi. Chính phủ Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử tốt hơn. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng đã ra đời nhằm bảo vệ, đoàn kết và hỗ trợ cho các tổ chức doanh nghiệp về thương mại điện tử.
    Đối với mức độ sẵn sàng của Angimex, ban lãnh đạo Công ty đã nhận thức được những ích lợi từ ứng dụng thương mại điện tử, cũng như đã có những sự chuẩn bị về các mặt nhân sự, kết nối và nội dung.
    Nhìn chung, mức độ sẵn sàng tại địa phương, quốc gia và của Công ty đề đã có đủ, việc quan trọng cần làm tiếp theo là phải có một kế hoạch triển khai ứng dụng thương mại điện tử cụ thể. Từ lý do đó, tôi quyết định thực hiện đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngànhgạo xuất khẩu của công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang”.


    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Đề tài này được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau:
    - Xác định thị trường mục tiêu cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex
    Tại Angimex, ứng dụng thương mại điện tử là nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh truyền thống, vì thế mà thương mại điện tử chỉ thật sự hiệu quả khi ta xác định rõ thị trường nào ta có thể tiếp cận thông qua phương pháp này. Đồng thời, đây cũng là một trong các thị trường mà công ty đang hướng đến xây dựng thương hiệu và chào hàng. Vì trong thực tế, có những thị trường công ty mong muốn hướng đến, nhưng xét về cơ sở hạ tầng, trình độ kiến thức ứng dụng thương mại điện tử thì họ chưa đạt được, khi này phương pháp quảng bá thương hiệu bằng thương mại điện tử không còn hiệu quả.
    - Xác định mục tiêu thông tin và thiết kế thông điệp cho ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex
    - Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty Angimex.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu:
    Để có thể ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu Angimex có hiệu quả và cụ thể, tôi chọn ứng dụng trước hết cho ngành hàng gạo xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng gạo cao cấp, gạo thơm và nếp.
    Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là xuất khẩu gạo. Nhưng do sự phụ thuộc vào những chính sách xuất khẩu của Chính phủ, do vấn đề an ninh lương thực, nên Công ty có xu hướng thu hẹp số lượng xuất khẩu, chú trọng đến thị trường gạo cao cấp, đa dạng hóa sản phẩm với gạo thơm và nếp. Đây cũng là các mặt hàng không bị ảnh hưởng bởi chính sách tạm dừng xuất khẩu của Chính phủ, vì được nhận định việc xuất khẩu hai mặt hàng này không ảnh hưởng đến vấn đề anh ninh lương thực. Đồng thời, ba mặt hàng này có giá giao dịch cao hơn gạo thường, cho kim ngạch xuất khẩu cao.
    1.4. Ý nghĩa thực tiễn:
    Người ta đã chứng minh được rằng việc ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu có thể mang lại các lợi ích như sau:
    Đối với các doanh nghiệp:
    - Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí thấp nhất.
    - Tăng doanh thu
    - Tạo lợi thế cạnh tranh
    Đối với người tiêu dùng: được phục vụ tốt hơn thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng trực tuyến, ngoại tuyến
    Nếu công ty áp dụng thành công đề tài này, công ty có thể sẽ đạt được các lợi ích trên. Mặt khác, đề tài này có thể tạo tiền đề cho các nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch thương mại điện tử cho công ty Angimex. Đồng thời, đề tài có thể tạo cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp khác tại địa phương tiến hành quảng bá thương hiệu bằng cách ứng dụng thương mại điện tử.

    1.5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:
    Chương 1 – Giới thiệu: Chương này giới thiệu về đề tài: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, chủ đề, vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
    Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu: Tại chương này, ta sẽ tìm hiểu những lý thuyết cần thiết để thực hiện đề tài và mô hình triển khai nghiên cứu.
    Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Phần này giới thiệu về quá trình, cách thức thực hiện đề tài một cách chi tiết.
    Chương 4 – Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty ANGIMEX và các công ty khác trong ngành: Ta sẽ hiểu rõ tình hình ứng dụng công nghệ thông tin cũng như mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử của Công ty và các công ty đối thủ.
    Chương 5 - Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty Angimex: Chương này sẽ đi vào quy trình lập kế hoạch ứng dụng một cách chi tiết và phù hợp với thực tế
    Chương 6 - Kết luận: Cuối cùng, ta sẽ kết luận những kết quả thực hiện nghiên cứu, kế hoạch thực hiện, những hạn chế của đề tài và nhửng kiến nghị để thực hiện đề tài trong thực tế.




















    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU​ Chương Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu sẽ cung cấp cho ta những lý thuyết liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và những mô hình nghiên cứu để lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex. Chương này sẽ là cơ sở để ta triển khai những công việc liên quan đến kế hoạch cần phải thực hiện.
    2.1. Thương mại điện tử
    2.1.1 Thương mại điện tử là gì
    Hiện nay, khái niệm thương mại điện tử chưa được thống nhất, vẫn còn tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, ta có hai quan điểm khái niệm thương mại điện tử như sau:
    · Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp:
    Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông khác.
    Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
    Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
    · Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng:
    Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các
     
Đang tải...