Luận Văn Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành gạo xuất khẩu của công ty Xuất N

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet, các phương tiện truyền thông, thương mại điện tử đã ngày một nhanh chóng trở thành một lĩnh vực kinh doanh đáng quan tâm đối với cả thế giới không riêng gì Việt Nam. Đây cũng chính là một công cụ ứng dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng, tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng và ít tốn chi phí hơn so với cách tiếp cận truyền thống. Đồng thời, thương mại điện tử cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh.
    Nhận thức được những lợi ích từ thương mại điện tử, cùng với sự sẵn sàng thương mại điện tử của Công ty, địa phương và quốc gia, Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Angimex đang ứng dụng ở ấp độ đầu tiên là thương mại thông tin. Nhưng ứng dụng thương mại điện tử cần có một kế hoạch cụ thể xúc tiến triển khai chứ không đơn thuần là xây dựng website là xong. Từ lý do đó, tôi thực hiện đề tài Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex.
    Để triển khai đề tài tốt, trước nhất tôi chọn lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo cao cấp để ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu.
    Trước nhất, thông qua những phân tích thị trường, ta chọn thị trường mục tiêu cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu là Singapore và Indonesia. Đây là hai thị trường tiềm năng tiêu thụ gạo cao cấp và có mức độ sẵn sàng thương mại điện tử cao. Phân khúc thị trường mục tiêu là những công ty nhập khẩu gạo của Singapore và Indonesia. Mục tiêu thông tin nhìn chung của nhóm khách hàng cũ và mới là củng cố uy tín, lòng tin đối với thương hiệu. Qua phân tích, ta xác định insight của cả hai nhóm là Uy tín là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn một đối tác xuất nhập khẩu. Từ insight này ta thiết kế thông điệp cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử là: ANGIMEX – Nhà xuất khẩu gạo uy tín hàng đầu Việt Nam.
    Sau khi đã xác định mục tiêu và thiết kế thông điệp, ta triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex. Với đặc trưng kinh doanh xuất khẩu gạo, ta xác định hai nhóm truyền thông chính là Tiếp thị tổng hợp và Chiêu thị truyền thông tổng hợp. Các công cụ này được triển khai trong 15 tháng với các mục tiêu cụ thể cho từng quý. Trong các công cụ, ta lưu ý đến hai công cụ quan trọng là Cung cấp thông tin và Công cụ tìm kiếm. Hai công cụ này giữ vai trò chủ đạo, nhằm tạo sức bật chính cho việc xúc tiến website. Đồng thời, ta cũng thực hiện các công cụ của Tiếp cận tổng hợp với vai trò ngoại tuyến. Từ những công việc cần thực hiện, ta hoạch định ngân sách theo những công việc đó.
    Sau cùng, để đánh giá tính hiệu quả cho kế hoạch này ta có thể tự đo lường theo một số tiêu chí, hoặc thuê dịch vụ bên ngoài. Bên cạnh đó, ta cũng có thể sử dụng một số công cụ đo lường trực tuyến để đánh giá hiệu quả website Công ty.



    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG i
    TÓM TẮT ii
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1. Lý do chọn đề tài: 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu: 2
    1.4. Ý nghĩa thực tiễn: 2
    1.5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: 3
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
    2.1. thương mại điện tử 4
    2.1.1 thương mại điện tử là gì 4
    2.1.2 Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử 5
    2.1.3 Các cấp độ phát triển của thương mại điện tử 6
    2.1.4 Một số định nghĩa liên quan trong thương mại điện tử 7
    2.1.4.1 Website 7
    2.1.4.2 Các nguyên tắc thiết kế, trình bày website 8
    2.1.4.3 Các chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của các quốc gia 10
    2.1.5 Các công cụ Truyền thông tiếp thị trực tuyến (Marketing Communications) 11
    2.2. Thông tin tích hợp (Intergrated marketing Communication - IMC) 16
    2.3. Quá trình truyền tin 16
    2.3.1 Các thành phần của mô hình truyền tin 16
    2.3.2 Mô hình hiệu ứng truyền tin 17
    2.3.3 Quá trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu 18
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    3.1. Thiết kế nghiên cứu 23
    3.2. Giai đoạn 1 – Nghiên cứu khám phá 23
    3.3. Giai đoạn nghiên cứu 2 25
    3.4. Giai đoạn 3 – Nghiên cứu hoạch định 25
    CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY ANGIMEX VÀ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH 26
    4.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang 26
    4.2. Hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin tại Công ty ANGIMEX 31
    4.3. Hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin tại các công ty trong lĩnh vực xuất khẩu gạo 36
    4.3.1. Tổng Công ty lương thực miền Bắc – Vinafood 1 37
    4.3.2. Tổng Công ty lương thực miền Nam – Vinafood 2 38
    4.3.3. Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Imexcuulong 39
    4.3.4. Công ty lương thực Tiền Giang – Tigifood 41
    4.3.5. Công ty cổ phần du lịch An Giang – An Giang Tourimex 42
    CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO VIỆC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CHO NGÀNH HÀNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ANGIMEX 44
    5.1. Xác định thị trường mục tiêu cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex 44
    5.2. Xác định mục tiêu thông tin và thiết kế thông điệp cho ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex 47
    5.3. Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty Angimex 48
    5.4. Hoạch định ngân sách 52
    5.5. Đánh giá hiệu quả 53
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 55
    6.1. Kết luận 55
    6.2. Kiến nghị 56
    PHỤ LỤC 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...