Luận Văn Ứng dụng thông tin kế toán quản trị trong quản trị sản xuất tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ứng dụng thông tin kế toán quản trị trong quản trị sản xuất tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông CầuĐề cương đề tài mã số: 14156
    [HR][/HR]​I. MỞ ĐẦU


    1.1 Tính cấp thiết
    Các doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thì giải pháp tốt nhất là doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho phục vụ cho các hoạt động của mình. Đối với những doanh nghiệp sản xuất thì việc chi phí cho khâu sản xuất, dịch vụ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. Do đó QTSX và dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất. Nếu công tác quản trị có hiệu quả, ứng dụng được các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tiết kiệm được lượng chi phí khá lớn cho các doanh nghiệp, ngược lại nếu công tác quản trị không tốt có thể sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản
    Mặt khác, bất kể doanh nghiệp nào khi tiến hành SX kinh doanh đều phải có đầy đủ các yếu tố, đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, các yếu tố này kết hợp với nhau trong quá trình SX kinh doanh để tạo ra sản phẩm, dịch vụ vì vậy QTSX không những có nhiệm vụ tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất mà còn có nhiệm vụ phối hợp các yếu tố đó một cách hợp lí để nâng cao hiệu quả của quá trình SX kinh doanh.
    Để thực hiện được những nhiệm vụ trên NQT doanh nghiệp cần phát huy tối đa tiềm năng của bản thân doanh nghiệp thông qua phân tích, đánh giá thông tin, đặc biệt là nguồn thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Nguồn thông tin này cung cấp tài liệu phục vụ việc lập kế hoạch kiểm soát và ra các quyết định giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra. Nguồn thông tin hữu ích cho NQT phải là nguồn thông tin cụ thể, chính xác và kịp thời về các hoạt động trong thực tế. Tuy nhiên nguồn thông tin từ bộ phận KTTC thường mang tính chậm do vậy NQT sản xuất cần có nguồn thông tin từ bộ phận KTQT thông qua hệ thống báo cáo KTQT làm tài liệu phục vụ cho NQT doanh nghiệp trong việc ra quyết định.
    Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu là đơn vị chuyên tiến hành may gia công các sản phẩm may mặc cho khách hàng nước ngoài, việc quản lý điều hành sản xuất như thế nào, quyết định sản xuất bao nhiêu là một vấn đề mà Xí nghiêp đang quan tâm. Quản trị sản xuất tại Xí nghiệp không những là cơ sở ra quyết định chấp nhận đơn đặt hàng hay không mà còn góp phần tạo nên tính giá trị của các hợp đồng gia công tại Xí nghiệp. Vì vậy QTSX tại Xí nghiệp luôn yêu cầu nguồn thông tin chính xác, kịp thời, những báo cáo nhanh làm công cụ cho việc ra quyết định và tổ chức thực hiện các đơn hàng từ bộ phận KTQT.
    Tuy nhiên bộ máy KTQT tại Xí nghiệp mới được hình thành do vậy việc cung cấp các thông tin KTQT phục vụ cho NQT còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện như việc hoạch định năng lực của MMTB, cân đối nguồn nhân lực và tổ chức cung ứng nguồn nguyên vật liệu như thế nào để đảm bảo sản xuất các đơn hàng đạt hiệu quả cao? Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng thông tin kế toán quản trị trong quản trị sản xuất tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu ”

    1.2 Mục tiêu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Tìm hiểu QTSX dưới góc độ sử dụng thông tin KTQT qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QTSX tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu.

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến QTSX và thông tin KTQT.
    - Tìm hiểu thực trạng ứng dụng thông tin KTQT trong QTSX tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu.
    - Đánh giá thực trạng QTSX với việc ứng dụng thông tin KTQT tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin KTQT cho QTSX tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu.

    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Tổ chức nguồn thông tin KTQT và ứng dụng nguồn thông tin KTQT trong QTSX các đơn hàng tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu.

    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.2.1 Phạm vi nội dung
    Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề thu thập và xây dựng thông tin của bộ phận KTQT và ứng dụng thông tin đó vào QTSX tại xí nghiệp.

    1.3.2.2 Phạm vi thời gian
    Nội dung nghiên cứu được tiến hành tìm hiểu từ tháng 1 năm 2009 tới tháng 5 năm 2009.
    Số liệu sử dụng từ năm 2006 – 2009.

    1.3.2.3 Phạm vi không gian
    Nộidung nghiên cứu được thực hiện tại các phòng: phòng kế toán, phòng hành chính, phòng vật tư, phòng kĩ thuật và chế tác mẫu, một số phân xưởng cắt và may của Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu.

    PHẦN I MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết 1
    1.2 Mục tiêu. 2
    1.2.1 Mục tiêu chung. 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu. 2
    1.3.1 Phạm vi nội dung. 3
    1.3.2 Phạm vi thời gian. 3
    1.3.3 Phạm vi không gian. 3
    PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
    2.1 Cơ sở lí luận. 4
    2.1.1 Những vấn đề cơ bản về sản xuất và quản trị 4
    2.1.1.1 Những vấn đề cơ bản về sản xuất 4
    2.1.2 Những vấn đề cơ bản về quản trị 5
    2.2 QTSX và vai trò của QTSX trong QT doanh nghiệp. 6
    2.2.1 Khái niệm QTSX 6
    2.2.2 Vị trí, vai trò và mục tiêu của QTSX trong QT doanh nghiệp. 7
    2.2.3 Vai trò của người QT trong chức năng SX 8
    2.3 Nội dung cơ bản của QTSX 10
    2.3.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm 11
    2.3.2 Quyết định về công suất, công nghệ và thiết bị 12
    2.3.4 Hoạch định tổng hợp. 13
    2.3.5 QT vật liệu. 15
    2.3.6 Lập tiến độ và kiểm soát các hoạt động chế tạo. 16
    2.4 KTQT và mối quan hệ của QTSX với thông tin kế quản trị 18
    2.4.1 Những vấn đề cơ bản về KTQT. 18
    2.4.2 QTSX trong mối quan hệ với thông tin KTQT. 22
    2.2 Cơ sở thực tiễn.
    2.2.1 Lịch sử phát triển của lí thuyết quản trị sản xuất
    2.2.2 Lược sử phát triển của kế toán tài chính và kế toán quản trị
    2.2.3 Lịch sử phát triển kế toán quản trị ở các nước.
    2.2.4 Thực tế vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp.
    PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    3.1 Giới thiệu chung về xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu 28
    3.1.1 Quá trình phát triển của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 28
    3.1.2 Đặc điểm SX kinh doanh của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 28
    3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 29
    3.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 30
    3.1.5 Tình hình cơ bản của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 32
    3.1.6 Kết quả SX kinh doanh của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 38
    3.2 Phương pháp nghiên cứu.
    3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu. 25
    3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu. 26
    3.2.3 Phương pháp phân tích. 26
    PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    4.1 Tổng quan về quy trình SX sản phẩm tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 40
    4.1.1 Ảnh hưởng của đặc điểm SX tới QTSX tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 40
    4.1.2 Tổng quan quy trình SX theo từng đơn đặt hàng tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 41
    4.2 Quyết định lựa chọn và chấp nhận đơn đặt hàng tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 42
    4.2.1 Chế tác mẫu và xác định định mức từng mã hàng trong đơn hàng. 42
    4.2.2 Căn cứ đàm phán lựa chọn và ra quyết định chấp nhận đơn hàng từ nguồn thông tin KTQT tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 47
    4.3 Hoạch định tổng hợp và điều phối SX các đơn hàng với nguồn thông tin của KTQT tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 67
    4.3.1 Lập kế hoạch SX theo từng đơn hàng tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 67
    4.3.2 Thực hiện kế hoạch SX tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 72
    4.3.3 Tổ chức báo cáo SX theo từng dơn hàng tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 82
    4.3.4 Đánh giá quá trình thực hiện đơn đặt hàng tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 85
    4.4 Đánh giá QTSX và một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện QTSX tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 86
    4.4.1 Đánh giá công tác QTSX tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 86
    4.4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTSX với nguồn thông tin KTQT tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 87
    PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
    5.1 Kết luận. 91
    5.2 Kiến nghị 92

    [HR][/HR]​
    Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.
    Trường hợp có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung, độc giả có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện.
    Vui lòng truy cập tại đây để xem hướng dẫn: http://thuvienluanvan.com
     
Đang tải...