Luận Văn ứng dụng stress test trong việc đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro kinh tế của hệ thống ngân hàng th

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ỨNG DỤNG STRESS TEST TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


     Lý do chọn đề tài


    Hệ thống ngân hàng giữ vị trí rất quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, do vị trí trung gian của nó trong việc điều hòa vốn của nền kinh tế, đồng thời là một công cụ thực thi chính sách tiền tệ một nước. Vì vậy, việc đảm bảo tính an toàn, ổn định và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, tình hình kinh tế Việt Nam liên tục bất ổn khiến hoạt động của hệ thống ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn. Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các tổ chức tài chính có thể hấp thụ các cú sốc bất ngờ và hồi phục sau những biến động vĩ mô bất lợi đến nay vẫn chưa được giải quyết. Sử dụng công cụ Stress Test, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu vấn đề này cho các định chế tài chính trên thế giới. Đặc biệt, đề tài sẽ vẽ nên một bức tranh tổng thể tình hình hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị cho từng ngân hàng cụ thể cũng như cho toàn hệ thống. Vì lý do đó, tác giả đã chọn và thực hiện đề tài:


    “Ứng dụng Stress Test trong việc đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro kinh tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”


     Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây


    Tháng 4 năm 1995, Ủy ban Basel đề xuất phương pháp tiếp cận mô hình nội bộ theo


    đó các ngân hàng cần phải thực hiện Stress Test để gia tăng vốn cần thiết.


    Berkowitz (1999), cung cấp cách tiếp cận lý thuyết Stress Test áp dụng cho lĩnh vực tài chính như là một thay thế cho phương pháp tiếp cận VaR khi mà phương pháp này không xét đến tác nhân làm thay đổi rủi ro hiện tại. Mô hình Stress Test được phát triển bởi Berkowitz (1999) gợi ý một cách ước tính rủi ro danh mục tiềm ẩn

    của các ngân hàng bằng cách kết hợp các biến động lịch sử của các hành vi kinh tế vĩ mô vào mô hình.


    Lee (2007) xem xét tác động của quy định về vốn lên sự ổn định cấu trúc tài chính ở Hàn Quốc. Cụ thể, Lee (2007) xem xét mối quan hệ thực nghiệm giữa quy định về vốn và các rủi ro kinh tế vĩ mô và thấy rằng mức vốn ngân hàng hiện tại đóng một vai trò hạn chế trong việc hấp thụ các cú sốc kinh tế vĩ mô. Lee chứng minh tầm quan trọng của việc nâng cao các tiêu chuẩn quy định đối với vốn ngân hàng ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô.


    Nghiên cứu thực nghiệm của Renzo và các tác giả khác (2006) xem xét rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bằng cách dùng CDS (Credit Default Swap) như là một đại diện để đo lường rủi ro tín dụng. Cho thấy rằng các rủi ro kinh tế vĩ mô trong lĩnh vực ngân hàng nên được coi là một trong những rủi ro chính đe dọa khả năng thanh khoản của ngân hàng.


    Tiếp đó, tháng 1 năm 2009, Ủy ban Basel xuất bản tài liệu tư vấn về Stress Test. Tài liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng Stress Test trong việc xác định mức vốn cần thiết để hấp thụ các tổn thất khi các cú sốc xảy ra. Thêm vào đó, Ủy ban Basel yêu cầu các tính toán về rủi ro thị trường đi kèm với Stress Test chặt chẽ và toàn diện hơn.


     Mục tiêu nghiên cứu


    Thông qua kinh nghiệm từ các nước, Stress Test được chứng minh có khả năng giúp khôi phục lòng tin cho hệ thống tài chính, làm tăng tính minh bạch và giảm thiểu các rủi ro không chắc chắn cho thị trường trong thời kì khủng hoảng. Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu này là giúp cho các nhà điều hành chính sách và NHNN có thể xác định được nguồn gốc tiềm ẩn của các rủi ro hệ thống, đồng thời đo lường các khoản lỗ có thể phát sinh khi rủi ro xảy ra đối với các tổ chức tài chính nòng cốt. Từ đó đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống tài chính trong mối quan hệ với các chính sách vĩ mô khác.


     Phương pháp nghiên cứu


    Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài vận dụng các phương pháp:

    - Phương pháp đánh giá kiểm soát vốn SCAP: được sử dụng để đo lường giá trị tổn thất trong tương lai của các ngân hàng khi theo diễn biến của tình hình kinh tế vĩ mô.
    - Phương pháp toán kinh tế - thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thu thập được và diễn dịch thông qua hình vẽ, biểu đồ để đưa ra các nhận xét và kết luận ban đầu về vấn đề cần được rút ra. Trên cơ sở đó, tạo nền tảng cho phân tích định lượng sâu hơn, cụ thể là chương trình đánh giá kiểm soát vốn.
    - Phương pháp duy vật biện chứng: Các đối tượng nghiên cứu sẽ được đặt trong mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn nhau. Mọi vấn đề sau khi được giải quyết sẽ được tổng kết hoặc mô hình hóa một cách tổng quan.
     Nội dung nghiên cứu


    Bài nghiên cứu dưới đây bước đầu sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về công cụ ưu việt này. Từ thực tiễn số liệu có được từ các ngân hàng, bài nghiên cứu sẽ đo lường khả năng hấp thụ các giá trị rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong mối tương quan với kế hoạch thực hiện của Chính phủ. Cuối cùng dựa vào kinh nghiệm của các nước để xây dựng nên một lộ trình thực hiện Stress Test cho tình hình cụ thể Việt Nam.


    Để trả lời câu hỏi trên, bài nghiên cứu sẽ đi qua các phần sau:


    - Chương 1: Khái quát công cụ đánh giá rủi ro - Stress Test cho hệ thống ngân


    hàng


    - Chương 2: Đo lường khả năng chịu đựng rủi ro kinh tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
    - Chương 3: Đề xuất lộ trình áp dụng Stress Test vào thực tiễn Việt Nam và giải pháp nhằm nâng cao khả năng chịu đựng rủi ro kinh tế cho các ngân hàng thương mại trong thực tế
     Đóng góp của đề tài


    Stress Test là thuật ngữ còn khá mới đối với Việt Nam hiện nay. Qua các chương được nghiên cứu, đề tài đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về công cụ quản trị rủi ro Stress Test, cách thực tiến hành Stress Test cho toàn hệ thống ngân hàng ở các

    nước, từ đó cô đọng hóa thành các bước thực hiện để có thể dễ dàng áp dụng cho Việt Nam.


    Sau đó dựa vào báo cáo tài chính của các ngân hàng được công bố vào thời điểm thực hiện nghiên cứu, đề tài đã vận dụng các phương pháp và bước thực hiện được đề cập ở trên để tiến hành đo lường các giá trị rủi ro và khả năng chịu đựng của các ngân hàng.


    Cuối cùng, để chương trình đánh giá kiểm soát vốn thật sự hiệu quả, bài nghiên cứu đã xây dựng lộ trình áp dụng chương trình Stress Test vào thực tiễn Việt Nam, mô tả các bước thực hiện và chuẩn bị một cách chi tiết. Đồng thời bài nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp giúp nâng cao khả năng chịu đựng các rủi ro và cú sốc kinh tế trong bối cảnh hiện nay.


     Hướng phát triển của đề tài


    Do hạn chế về mặt thời gian và khả năng tiếp cận số liệu, bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế trong việc phân tích một cách toàn diện về khả năng chịu đựng của toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như các rủi ro được đề cập trong phương pháp thực hiện. Vì vậy bài nghiên cứu bước đầu tạo nền tảng về công cụ quản trị rủi ro Stress Test để các bài nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành phân tích sâu hơn và chi tiết hơn cho từng đối tượng cụ thể.




    MỤC LỤC


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH


    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO – STRESS TEST


    CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 3


    1.1 Tổng quan về phương pháp Stress Test 3


    1.1.1 Khái niệm Stress Test 3
    1.1.2 Vai trò của Stress Test . 3 1.1.2.1 Nắm bắt được các tác động lên ngân hàng khi các sự kiện không thường


    xuyên xảy ra và gây nên tổn thất lớn . 4


    1.1.2.2 Xác định và kiểm soát rủi ro 4 1.1.2.4 Đưa ra quyết định về mức độ chịu đựng rủi ro và phân bổ nguồn lực 5
    1.1.3 Phân loại Stress Test 6 1.1.3.1 Theo mức độ kiểm định . 6 1.1.3.2 Theo phương pháp kiểm định 7
    1.2 Mô hình thực hiện Stress Test vĩ mô cho hệ thống ngân hàng 9


    1.2.1 Mô tả thử nghiệm chương trình Stress Test . 9


    1.2.2 Các bước thực hiện 12 1.2.2.1 Bước thứ nhất, xây dựng kịch bản vĩ mô . 12 1.2.2.2 Bước thứ hai, tính tốc độ tăng trưởng NPLs và tổng dư nợ 13
    1.2.2.3 Bước thứ ba, đánh giá các khoản lỗ tín dụng và khoản lỗ thị trường mà ngân hàng gánh chịu 17


    1.2.2.4 Bước thứ tư, ước tính tác động liên ngân hàng 26

    1.2.2.5 Bước thứ năm, xác định mức vốn yêu cầu tối thiểu đối với các ngân hàng sau khi trừ đi các khoản lỗ ước tính . 29


    1.2.3 Đặc tính vượt trội của chương trình đánh giá kiểm soát vốn 29


    CHƯƠNG 2 - ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 34


    2.1 Mục đích đo lường 34


    2.2 Đo lường thực trạng chịu đựng rủi ro kinh tế của các NHTM Việt Nam 35


    2.2.1 Xác định và dự báo các biến vĩ mô . 36 2.2.1.1 Xác định các biến vĩ mô được dự báo 36 2.2.1.2 Xây dựng kịch bản . 38
    2.2.2 Đo lường giá trị tổn thất và khả năng hấp thụ của các ngân hàng . 46


    2.3 Nhận xét kết quả . 54


    CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH ÁP DỤNG STRESS TEST VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỰC TẾ . 58


    3.1 Kiến nghị lộ trình thực hiện Stress Test cho hệ thống ngân hàng Việt Nam . 58


    3.1.1 Mục đích thực hiện . 59


    3.1.2 Đối tượng thực hiện 59


    3.1.3 Phương pháp thực hiện và cách thức tiến hành Stress Test 60 3.1.3.1 Khái quát về chương trình thực hiện 60 3.1.3.2 Các bước tiến hành Stress Test thường niên . 61
    3.1.4 Các hành động sau khi có kết quả Stress Test 64


    3.2 Khảo sát khả năng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vốn và các phương pháp nâng cao nguồn vốn và chất lượng hoạt động cho các NHTM Việt Nam 65

    3.2.1 Quy định Hiệp ước Basel III và thực trạng đáp ứng của NHTM Việt


    Nam . 65


    3.2.2 Các phương pháp nâng cao nguồn vốn và chất lượng hoạt động cho các NHTM Việt Nam 68


    3.2.2.1 Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP 69 3.2.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTMCP . 73
    KẾT LUẬN 78


    PHỤ LỤC 1 - KHUYẾN NGHỊ CỦA BASEL NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG STRESS TEST i


    PHỤ LỤC 2 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . iv


    PHỤ LỤC 3 - ĐO LƯỜNG TƯƠNG QUAN HỒI QUY CỦA TỶ SỐ NPL VỚI CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ xii


    PHỤ LỤC 4 - ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM xvii


    TÀI LIỆU THAM KHẢO . xix
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...