Đồ Án ứng dụng plc s7-200 và td 200 để điều khiển máy in nhãn bút bi

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:
    ỨNG DỤNG PLC S7-200 VÀ TD 200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN MÁY IN NHÃN BÚT BI

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: DẪN NHẬP 3
    I. Đặt vấn đề: 3
    II. Lý do chọn đề tài: 3
    III. Giới hạn đề tài: 3
    IV. Mục đích nghiên cứu: 4
    V. Phương pháp nghiên cứu và phương tiện nghiên cứu: 4
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH IN 5
    I. Sơ lược quá trình phát triển kỹ thuật in: 5
    II. Quá trình hình thành và phát triển ngành in Việt Nam: 6
    III. Các phương pháp in chính: 7
    CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU S7-200 10
    A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC 10
    B. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC SIMATIC S7 – 200. 12
    I. Cấu trúc phần cứng của S7 – 200 CPU 214. 12
    II. Cấu trúc bộ nhớ: 14
    III. Thực hiện chương trình: 17
    IV. Cấu trúc chương trình của S7 – 200: 18
    C. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH CỦA S7 – 200 21
    I. Phương pháp lập trình: 21
    II. Các toán hạng giới hạn cho phép của CPU 214 22
    III. Một số lệnh cơ bản: 23
    CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU TD200 49
    A. GIỚI THIỆU CHUNG: 49
    I. Cấu tạo phần cứng: 49
    II. Giao tiếp TD200 và PLC: 50
    III. Lập trình cho TD200: 51
    B. ĐIỀU KHIỂN TD 200: 59
    I. Chế độ Display Message : 59
    II. Chế độ Menu: 59
    CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU VỀ MÁY IN NHÃN BÚT BI 64
    II. Phần điện khí nén: 65
    III. Sơ đồ hành trình bước: 66
    Chu trình hoạt động: 66
    IV. Sơ đồ kết nối PLC: 67
    V. Lưu đồ: 68
    CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH PLC 70
    I. Symbol table: 70
    II. Chương trình PLC hoạt động cho Máy in nhãn bút bi: ( dạng STL ) 71
    III. Chương trình hiển thị ra TD200: 78
    CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 82
    I. Kết quả nghiên cứu: 82
    II. Kết luận: 82
    III. Định hướng phát triển: 82

    CHƯƠNG I: DẪN NHẬP
    I. Đặt vấn đề:
    Hiện nay Châu Á đang là một khu vực kinh tế rất năng động, có tốc độ phát triển vượt bậc về kinh tế lẫn khoa học kỹ thuật. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đã và đang trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá để từng bước bắt kịp sự phát triển trong khu vực và trên thế giới. Công nghiệp sản xuất hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Việc tự động hoá là sự lựa chọn không tránh khỏi trong mọi lĩnh vực nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
    Việc nâng cấp các hệ thống này nhằm nâng cao năng suất trong sản xuất chủ yếu sử dụng các thiết bị khả trình (PLC) nhằm làm cho mạch điều khiển của hệ thống gọn nhẹ, hoạt động chính xác đáng tin cậy hơn và quan trọng nhất là dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển khi có yêu cầu.
    Hiện nay, có nhiều công ty như : SIEMENS-AG (CHLB Đức), OMRON (Nhật), MITSUBISHI (Nhật) đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam tham gia nghiên cứu, sản xuất và phát triển các thiết bị tự động PLC. Trong số đó thì hãng SIEMENS-AG (CHLB Đức) – một hãng sản xuất thiết bị công nghiệp hàng đầu thế giới – đã phát triển hệ thống SIMATIC S7 với các loại Simatic S7-200, Simatic S7-300, Simatic S7-400 được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong đó có Việt Nam, chủ yếu là PLC S7-200 và PLC S7-300.
    II. Lý do chọn đề tài:
    Hiện nay nhu cầu in ấn ở nước ta rất lớn. Các cơ sở, xí nghiệp in phải hoạt động liên tục mới có thể đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng. Trong trường hợp in ấn với số lượng lớn hàng trăm ngàn bản là một việc làm rất khó khăn trong các hệ thống in thủ công. Việc in ấn thủ công đã trở nên lạc hậu trong nền sản xuất hiện nay. Nó mất rất nhiều thời gian và công sức của người công nhân vận hành và theo dõi hệ thống.
    Nhu cầu bức bách của nền sản xuất trong thời kỳ hiện nay là việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất càng nhiều càng tốt.
    Vì thế nhóm thực hiện đề tài đã chọn đề tài: “Ứng dụng PLC S7-200 và TD200 để điều khiển Máy in nhãn bút bi” để làm đề tài tốt nghiệp của mình.
    III. Giới hạn đề tài:
    Hiện nay, các hệ thống tự động hoá có thể sử dụng các bộ lập trình khác nhau của các hãng khác nhau như SIEMEN (Đức), OMRON (Nhật), MITSUBISHI (Nhật) Nổi bật trong đó là các bộ lập trình PLC của hãng SIEMEN được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động hoá hiện nay. Do đó nhóm thực hiện đề tài đã chọn bộ PLC S7-200 và bộ giao tiếp TD200 để điều khiển máy in nhãn bút bi này.
    Đề tài nghiên cứu này bao gồm 6 chương. Nội dung chính gồm các phần như sau:
    Chương I: Dẫn nhập.
    Chương II: Tổng quan về ngành in.
    Chương III: Giới thiệu PLC S7-200.
    Chương IV: Giới thiệu TD200.
    Chương V: Giới thiệu Máy in nhãn bút bi.
    Chương VI: Chương trình điều khiển bằng PLC S7-200 và TD200.
    Chương VII: Kết quả nghiên cứu, kết luận, định hướng phát triển.
    IV. Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp này nhằm vận dụng những kiến thức đã học về tự động hoá nói chung và lập trình bằng PLC đặc biệt là PLC S7-200. Qua đó nhóm thực hiện đề tài cũng được tiếp xúc với mô hình thực tế, điều đó giúp ích rất nhiều cho nhóm trong thời gian làm việc sau này.
    V. Phương pháp nghiên cứu và phương tiện nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đọc tài liệu chuyên ngành, tìm hiểu thực tế về máy in nhãn bút bi. Phương tiện nghiên cứu là sách chuyên ngành, các tài liệu liên quan, tài liệu tham khảo cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...