Thạc Sĩ Ứng dụng phương pháp thủy canh tĩnh trong nhân giống tiêu Vĩnh Linh ( Piper Nigrum) tại tỉnh Đắc Lắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Cây tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới điển hình, có giá trị xuất khẩu
    cao đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt. Hồ tiêu có nguồn gốc ở phía
    Tây vùng Ghats thuộc miền Nam Ấn Độ, được trồng nhiều ở các nước như:
    Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, Braxin, Việt Nam . Từ thế kỷ 18 tiêu được
    canh tác và sử dụng rộng rãi ở những vùng gần xích đạo, á nhiệt đới trong vĩ độ
    15 0 B và 15 0 N [2]. Ngoài ra cây tiêu còn phát triển tốt ở vùng đồng bằng và cao
    nguyên nơi có độ cao dưới 800m so với mặt nước biển [3]. Ở Việt Nam cây tiêu
    được du nhập từ thế kỷ 19 và được đưa vào trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu
    Long với các tỉnh như: Hà Tiên, Kiên Giang và phát triển dần đến các tỉnh miền
    trung như: Huế, Quảng Trị, Nghệ An [2]. Hiện nay, Tiêu được trồng ở nhiều
    vùng sinh thái của nước ta từ các tỉnh Bắc Trung bộ trở vào nam như ở vùng đồi
    núi đất đỏ miền Trung (tỉnh Quảng Trị), vùng Đông Nam bộ, các tỉnh Tây
    Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ. Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng
    về đất đai, khí hậu để mở rộng diện tích trồng tiêu. Đồng thời Tây Nguyên có
    diện tích trồng tiêu đứng thứ hai cả nước sau vùng Đông Nam bộ.
    Những năm gần đây cây hồ tiêu ở nước ta phát triển với qui mô lớn do giá trị
    của cây tiêu trên thị trường khá ổn định đã thúc đẩy phát triển trồng tiêu ở nhiều địa
    phương. Mặc dù vậy, phần lớn các hộ vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề canh tác
    như: chuẩn bị đất không tốt, hom giống thiếu chọn lọc, đầu tư phân bón và thuốc trừ
    sâu không hợp lý dẫn đến vườn tiêu chết hàng loạt hoặc vườn tiêu xanh tốt nhưng
    năng suất không cao. Ở Việt Nam, trước đây cây tiêu chưa được chú trọng nhiều,
    các nhà khoa học trong nước chủ yếu quan tâm đến kỹ thuật canh tác và sơ chế
    nguyên liệu, do đó các kết quả nghiên cứu về nhân giống cây hồ tiêu còn khá khiêm
    tốn.
    Cũng như các loại cây trồng lâu năm khác, giống đóng vai trò cực kỳ quan
    trọng vì giống mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư suốt cả chu kỳ dài 20 - 2
    30 năm. Tiêu là cây nhân giống chủ yếu bằng con đường vô tính nên việc chọn
    tạo ra các giống mới gặp nhiều hạn chế hơn các cây trồng khác được nhân giống
    bằng hạt. Ở nước ta, cây tiêu được nhân giống vô tính qua nhiều năm mà không
    chú ý đến việc chọn lọc, phục tráng giống nên đã làm tăng nguy cơ sớm già cỗi ở
    các vườn tiêu mới trồng và lây lan một số các bệnh nguy hiểm, làm giảm năng
    suất và hiệu quả kinh tế của cây tiêu. Chính vì vậy mà việc chọn được giống tiêu
    tốt để nhân trồng là yếu tố hàng đầu quyết định việc phát triển sản xuất tiêu. Để
    tìm được thêm các biện pháp nhân giống phù hợp, phục vụ cho công tác lai tạo,
    chọn lọc giống chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phương pháp
    thủy canh tĩnh trong nhân giống tiêu Vĩnh Linh (Piper nigrum) tại tỉnh Đắk
    Lắk”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Lựa chọn được môi trường, giá thể thích hợp nhất để nhân giống hồ tiêu
    bằng phương pháp thủy canh, nhằm cung cấp cây giống hồ tiêu tốt và chất lượng
    đồng đều.
    3. Giới hạn đề tài
    Chúng tôi ý thức rằng áp dụng phương pháp thủy canh để nhân giống hồ
    tiêu trên giá thể là một phương pháp mới. Với khả năng và giới hạn thời gian của
    đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nhân giống thí nghiệm trên một đối tượng là giống
    tiêu Vĩnh Linh tại tỉnh Đắk lắk và kỹ thuật thủy canh tĩnh (thủy canh không hồi
    lưư), thử nghiệm môi trường dinh dưỡng cho cây lấy lá [23] và môi trường dinh
    dưỡng của Knop, có bổ sung và hoàn thiện thêm một số nguyên tố vi lượng quan
    trọng dựa trên nguyên tắc cân đối dinh dưỡng và ổn định nồng độ pH của dung
    dịch, cũng như sự phù hợp về nguồn dinh dưỡng cho hầu hết các loại cây trồng
    trên giá thể xơ dừa và trấu hun. 3
    4. Ý nghĩa khoa học
    Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nhân giống vô tính cây tiêu bằng
    phương pháp thủy canh tĩnh, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo khi nhân
    giống hồ tiêu hoặc các cây dây leo có ý nghĩa kinh tế.
    5. Ý nghĩa thực tiễn
    Nếu phương pháp thành công, đây sẽ là cơ sở cho biện pháp nhân giống
    tiêu vô tính có thể áp dụng cho các nông hộ hoặc cơ sở sản xuất nhỏ vì không
    đòi hỏi thiết bị đắt tiền hoặc kỹ thuật phức tạp, tiến hành được nhiều nơi. 4
    Chương I
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Một số đặc điểm thực vật học của cây hồ tiêu
    Vị trí phân loại:
    Giới (Regnum): Plantae
    Ngành: Magnoliophyta
    Lớp Hai lá mầm Dicotyledonae
    Bộ (Ordo): Piperales
    Họ (Familia): Piperaceae
    Chi (Genus): Piper
    Loài (Species): Piper nigrum L.
    Thân tiêu là loại thân thảo, mềm dẻo, có nhiều đốt, trên các đốt mang
    nhiều rễ nên có thể leo bám được trên các cây, vật khác. Khi ở trên mặt đất, các
    đốt thân hình thành rễ bám, khi vùi xuống đất thì hình thành rễ chính nuôi cây.
    Cây tiêu có thể leo cao trên 10m.
    Cành tiêu có 3 loại cành: cành quả, cành lươn, cành thân
    - Cành thân (cành vượt): thường phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu
    nhỏ hơn 1 tuổi. Đối với cây trưởng thành, cành thân phát sinh từ các mầm nách
    trên dây thân chính phía dưới thấp của trụ tiêu. Đặc điểm của cành thân là góc độ
    phân cành nhỏ, dưới 45 0 , cành mọc tương đối thẳng. Cành thân sinh trưởng
    khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám, thường được dùng để giâm cành nhân
    giống nhưng cây ra hoa chậm nhưng tuổi thọ cây kéo dài (tới 20 – 30 năm).
    - Cành lươn: là cành phát sinh từ mầm nách của các đốt gần sát gốc của
    dây tiêu. Đặc trưng của cành lươn là bò sát đất và các lóng rất dài. Cành lươn
    phát triển làm tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng của cây nên thường cắt bỏ hoặc
    làm hom nhân giống. Cây tiêu được trồng từ cành lươn thường ra hoa trái chậm
    hơn so với cành tược nhưng sinh trưởng khoẻ và có thời gian khai thác dài hơn.
    Tỷ lệ cây con sống khi ươm cành lươn thường thấp dưới 60 - 70%. Khi trồng 5
    tiêu bằng dây lươn phải áp dụng kỹ thuật đôn dây phức tạp. Tuy vậy dây tiêu cho
    năng suất cao, ổn định và lâu cỗi hơn so với dây thân. Hơn nữa khi ươm bằng
    hom lươn, có thể tận dụng dây giống từ những trụ tiêu đã lớn tuổi từ các dây
    lươn mọc ở gốc cây tiêu mà không phải cắt dây thân chính của trụ tiêu làm ảnh
    hưởng tới sản lượng.
    - Cành quả (cành ác): là cành mang trái, phát sinh từ các mầm nách trên
    cây tiêu. Mỗi nách lá chỉ có 1 mầm ngủ có khả năng phát triển thành cành quả.
    Trên cây tiêu trồng bằng dây thân, cành quả phát sinh rất sớm sau khi trồng.
    Trên cây tiêu trồng bằng dây lươn thường thì sau 1 năm trồng mới phát sinh
    cành quả. Đặc trưng của cành quả là góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài
    của cành thường ngắn, cành khúc khuỷu và lóng rất ngắn. Trên các đốt của cành
    quả cũng có nhiều mầm ngủ có thể phát sinh thành cành quả cấp 2, cấp 3. Giâm
    cành quả cũng ra rễ, cho trái rất sớm, tuy vậy cây phát triển chậm, không leo cao
    trên trụ mà mọc thành bụi vì lóng đốt không có rễ bám hoặc rất ít, cây mau cỗi,
    năng suất thường thấp.Trong thực tế sản xuất không dùng cành ác để nhân giống
    tiêu.
    Lá tiêu thuộc loại lá đơn, hình tim, mọc cách. Mặt trên lá bong láng và có
    màu xanh đậm, mặt dưới nhạt màu hơn. Cuống lá dài 2 – 3cm, lá có 5 gân hình
    lông chim, phiến lá dài 10 – 25cm, rộng 5 – 10cm, kích thước của lá biến động
    tùy theo giống. Lá cũng là bộ phận để nhận diện giống [5].
    Hoa tiêu nhỏ mọc thành từng chùm treo trên cành quả. Mỗi gié dài
    khoảng 7 - 12cm, trung bình có 20 – 60 hoa xếp theo hình xoắn ốc. Hoa có màu
    xanh nhạt hoặc vàng gồm có 3 cánh hoa, 2 – 4 nhị, bao phấn có 2 ngăn. Nhụy
    gồm bầu noãn có một ngăn chứa một túi noãn.
    Quả tiêu dạng hình cầu, nhỏ, đường kính từ 4 – 8mm, tùy theo giống và
    chăm sóc. Quả khi chín có màu đỏ tía, trong quả chứa một hạt chiếm phần lớn
    khối lượng của quả. 6
    Hình 1.4: Trên cành quả cấp 1 phát sinh
    nhiều cành quả cấp 2, cấp 3.
    Hình 1.1: Dây lươn bò trên mặt đất
    Hình 1.2: Dây thân bám vào trụ với các
    cành quả cấp 1 vươn ngang
    Hình 1.3: Hoa và quả tiêu7
    Rễ tiêu có 4 loại rễ là rễ cọc, rễ cái rễ phụ và rễ bám:
    - Rễ cọc chỉ có ở cây tiêu trồng bằng hạt, có thể ăn sâu tới trên 2m.
    - Rễ cái phát triển từ cây tiêu trồng bằng hom, mỗi hom thường có từ 3 –
    6 rễ cái. Sau một năm trồng rễ cái cũng có thể ăn sâu tới 2m.
    - Rễ phụ (rễ con) mọc ra từ các rễ cái thành từng chùm mang nhiều lông
    hút. Tập trung nhiều ở độ sâu 15 – 40cm và phân bố rộng trong phạm vi 1m
    quanh gốc cây.
    - Rễ bám là loại rễ khí sinh, mọc ra từ các đốt trên thân và cành để bám
    vào trụ [3].
    1.2. Yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu
    Theo Phan Quốc Sủng và Phan Hữu Trinh [10][13] cây tiêu có yêu cầu về
    điều kiện sinh thái như sau:
    1.2.1. Nhiệt độ
    Tiêu là một loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới. Về mặt nhiệt độ, các tài
    liệu cho thấy cây tiêu có thể trồng được ở khu vực vĩ tuyến 20 0 C Bắc và Nam,
    nơi có nhiệt độ từ 10 - 35 0 C. Nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu từ 18 - 27 0 C. Khi
    nhiệt độ không khí cao hơn 40 0 C và thấp hơn 10 0 C đều ảnh hưởng xấu đến sinh
    trưởng cây tiêu. Cây tiêu sẽ ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 15 0 C kéo dài. Nhiệt độ
    6 - 10 0 C trong thời gian ngắn làm nám lá non, sau đó lá trên cây bắt đầu rụng.
    1.2.2. Ánh sáng
    Nguồn gốc tổ tiên của cây tiêu mọc dưới tán rừng thưa, do vậy tiêu là loại
    cây ưa bóng ở mức độ nhất định. Ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh
    lý về sinh trưởng và phát dục, ra hoa đậu quả của cây tiêu và kéo dài tuổi thọ của
    vườn cây hơn, do vậy trồng tiêu trên các loại cây trụ sống là kiểu canh tác thích
    hợp cho cây tiêu. Trong giai đoạn cây con cần che bóng rợp cho tiêu, còn trong
    giai đoạn trưởng thành thì cây tiêu phát triển xum xuê nên tự che bóng cho nhau.
    Đối với cây choái sống cần chú ý tỉa tán che của cây choái hợp lý để cung cấp
    đầy đủ ánh sáng cho vườn tiêu. 8
    1.2.3. Lượng mưa và ẩm độ
    Cây tiêu ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lượng mưa trong năm cần
    từ 1500 - 2500mm phân bố tương đối điều hòa. Tiêu cũng cần một giai đoạn hạn
    tương đối ngắn sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa đồng loạt
    vào mùa mưa năm sau. Cây tiêu cần ẩm độ không khí lớn từ 70 - 90%, nhất là
    vào thời kỳ ra hoa. Độ ẩm cao làm hạt phấn dễ dính vào nuốm nhụy và làm cho
    thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhụy trương to khi có độ ẩm. Tuy vậy cây
    tiêu rất kỵ mưa lớn làm đọng nước ở rễ gây úng.
    1.2.4. Gió
    Cây tiêu ưa môi trường lặng gió, hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió lạnh, bão
    đều không hợp với cây tiêu. Do vậy khi trồng tiêu tại những vùng có gió lớn,
    việc thiết lập các hệ đai rừng chắn gió cho cây tiêu là điều không thể thiếu được.
    1.2.5. Yêu cầu đất đai
    Theo Phan Quốc Sủng (2000) và Sadanandan (2000) đất thích hợp cho
    cây tiêu cần có các đặc tính:
    - Lý tính: tầng đất canh tác trên 80cm, có mực nước ngầm sâu trên 2m, tơi
    xốp, có khả năng giữ nước tốt, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thoát
    nước vào mùa mưa;
    - Hoá tính: pH 5,5 - 6,5, tối thiểu 4,5 nhưng cần bón vôi để nâng lên trên
    5, giàu N, K và Mg, khả năng trao đổi cation ở mức 20 - 30 meq/100g đất, tỉ lệ
    C/N ở tầng đất canh tác cao (15 - 25).
    1.3. Các giống hồ tiêu trong nước
    Theo Phan Hữu Trinh [13] các giống tiêu hiện trồng được chia làm hai
    loại hình: tiêu lá lớn (Lampong hay kawur) và tiêu lá nhỏ (Muntok hay Banglea).
    Hầu hết các giống tiêu địa phương trồng tại Việt Nam đều là loại hình tiêu lá
    nhỏ. Năng suất trung bình, lâu cỗi, thích ứng với điều kiện quang cảnh tại địa
    phương. Đa số các giống tiêu địa phương trên đều có khả năng chống chịu nhất
    định với các yếu tố hạn chế tại địa phương như: hạn trong mùa khô, gió nóng, ít 9
    được bồi dưỡng phân bón Có các giống địa phương như: tiêu Quảng Trị, tiêu
    Tiên Sơn, tiêu Di Linh, tiêu Đất Đỏ. Ngoài ra còn có các giống tiêu có nhiều
    triển vọng phát triển như: Lada Belangtoeng, Sẻ Đất Đỏ, các giống tiêu
    Campuchia.
    Giống tiêu Lada Belangtoeng có nguồn gốc ở Indonesia được du nhập vào
    Việt Nam năm 1947, giống này có ưu điểm: dễ trồng, chống bệnh thối rễ, leo
    mau, dây lá xanh tốt, cho năng suất cao.
    Giống Sẻ Đất Đỏ có phổ thích nghi rộng, giống này mau ra quả, gié quả
    ngắn, năng suất ổn định, chống chịu hạn tốt và điều kiện khắc nghiệt của đất đai,
    giống này thuộc giống tiêu lá nhỏ [8].
    Giống tiêu Campuchia còn gọi là giống Nam Vang, Phú Quốc bao gồm
    hỗn hợp giống Srecchea, Kamchay, Kep, Kampot các giống này có năng suất
    cao (năm thứ 4 – 5 đạt 1 – 1,6 kg tiêu đen/nọc), có khả năng chống chịu khá cao.
    Một số giống tiêu được trồng trong sản xuất hiện nay với mức độ phổ biến
    khác nhau tùy theo từng địa phương, ở các vườn tiêu lớn hơn 5 tuổi thì giống
    phổ biến là Sẻ mỡ, Sẻ Lộc Ninh và tiêu Trâu, còn các vườn mới trồng thì giống
    Vĩnh Linh là chủ yếu, sau đó đến Trung Lộc Ninh [16].
    Các giống Vĩnh Linh, Trung Lộc Ninh có năng suất cao đang được ưa
    chuộng và trồng phổ biến trong sản xuất. Có một số giống tiêu lâu đời mang tên
    địa phương như giống Sẻ địa phương và tiêu Trâu là giống địa phương được
    trồng từ lâu đời ở Đăk Lăk, ở Gia Lai có giống tiêu địa phương là tiêu Tiên Sơn
    và tiêu Trâu. Hiện nay ở nước ta đang sử dụng các giống tiêu chủ yếu như: tiêu
    Sẻ, tiêu Phú Quốc, tiêu Hà Tiên, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Nam Vang, tiêu Lộc
    Ninh có thể có một số giống tiêu có tên gọi khác nhau ở một số địa phương có
    nguồn gốc từ giống Lada Belangtoeng [10].
    Theo Trần Văn Hòa [5] các giống tiêu có nhiều triển vọng phát triển hiện
    đang trồng ở nước ta gồm các giống địa phương và giống nhập nội. 10
    * Giống địa phương:
    - Sẻ Đất Đỏ trồng phổ biến ở miền Đông Nam bộ, là giống khá tốt thuộc
    loại hình lá nhỏ, ra hoa sớm, trái to, đóng trái dày, phẩm chất hạt tốt, đủ điều
    kiện xuất khẩu, thích nghi rộng. Tuy nhiên có nhược điểm là không kháng được
    bệnh chết héo (héo nhanh) do nấm Phythophthora gây bệnh thối gốc, chết cây và
    bệnh chết chậm do tuyến trùng gây ra.
    * Giống nhập nội:
    - Từ Indonesia: giống Lada Belangtoeng thuộc nhóm lá lớn, được đánh
    giá là giống trồng thích hợp ở Việt Nam, cho năng suất cao hơn giống Kampot,
    Srecchea, Quảng Trị, Tiên Sơn (Pleiku) và Di Linh.
    - Từ Ấn Độ: Panniyur là giống có năng suất cao, phẩm chất hạt tốt, cho
    trái sớm nhưng Panniyur chỉ kháng được Phythophthora và tuyến trùng ở mức
    độ trung bình.
    - Từ Campuchia: gồm các giống Srecchea, Kamchay, Kep thuộc nhóm lá
    nhỏ mang đặc tính: năng suất cao, chống chịu tốt. Không kháng được nhóm nấm
    Phythophthora gây bệnh thối gốc, rễ và tuyến trùng.
    Ở Bình Phước hiện nay có các giống tiêu chủ yếu là tiêu Sẻ, tiêu Trâu,
    tiêu Trung Lộc Ninh, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Nam Vang lá lớn tiêu Ấn Độ. Trong
    đó các giống tiêu có năng suất cao là giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu Nam Vang lá lớn
    được trồng phổ biến hơn. Các giống tiêu có sức chịu đựng tốt như tiêu Trâu, tiêu
    Vĩnh Linh [4].
    Các giống tiêu thích nghi tốt, được khuyến cáo trồng ở Tây Nguyên là
    giống Vĩnh Linh, tiêu Trung và tiêu Sẻ. Tiêu Vĩnh Linh lá có màu xanh đậm, khi
    đưa lên soi ánh nắng mặt trời thấy loang lổ màu vàng nhạt, đây là đặc điểm riêng
    biệt để nhận diện giống. Tiêu Vĩnh Linh cho năng suất cao trong điều kiện thâm
    canh, ít bị nhiễm bệnh chết nhanh và vàng lá chết chậm [9]. 11
    Hình 1.6: Lá tiêu Ấn Độ xanh đậm, mép
    lá gợn sóng, gié quả dài, quả to
    Hình 1.5: Lá tiêu Lada to, xanh đậm,
    gié quả dài đóng quả hơi thưa
    Hình 1.7: Lá và chùm quả giống tiêu Vĩnh Linh 12
    1.4. Dinh dưỡng khoáng đối với sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu
    Cây trồng cần dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Cây
    hút chất dinh dưỡng có sẵn trong đất, ngoài ra cần phải được cung cấp thêm qua
    phân bón để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Cây cần 3 yếu tố dinh dưỡng
    chính là đạm, lân, kali và một số các chất khác như canxi, ma nhê, lưu huỳnh,
    kẽm, đồng, man gan, bo v.v .
    1.4.1. Vai trò của đạm đối với cây hồ tiêu
    Trong cây, đạm tham gia vào các thành phần diệp lục cơ quan quang hợp của
    cây, axit amin, protein, ancaloit và các hợp chất khác. Đạm có vai trò chủ yếu trong
    việc kích thích sự tăng trưởng của cây tiêu, giúp cây đâm nhiều chồi, nhánh, cành
    quả, làm cho lá có màu xanh đậm. Ngoài ra chất đạm còn góp phần cho cây tiêu ra
    nhiều hoa, tăng kích thước và độ chứa protein của trái tiêu.
    Chất đạm cần cho cây tiêu cả 2 giai đoạn kiến thiết cơ bản (cây non) và kinh
    doanh (cây trưởng thành cho thu hoạch). Nhu cầu đạm của cây tiêu phân bố đều
    trong năm do vậy phải bón đạm nhiều lần trong năm.
    Hiện tượng thiếu đạm trên cây tiêu thể hiện cây sinh trưởng chậm lại, ít ra
    cành, chồi, lá trở nên xanh nhạt và vàng. Trước tiên các lá ở dưới thấp hóa vàng
    nhạt nhưng lá ở tầng trên của trụ tiêu vẫn còn giữ được màu xanh tương đối. Khi
    cây bị thiếu đạm nặng nề, toàn bộ lá của trụ tiêu có màu vàng tới màu vàng đậm đặc
    trưng và đầu ngọn lá bị khô chết. Lá rụng trong trường hợp cây bị ảnh hưởng thiếu
    đạm nghiêm trọng.
    Tuy cây tiêu rất cần đạm, nhưng bón đạm nhiều quá, cây sẽ ra nhiều lá mà ít
    ra hoa, quả, cây dễ bị lốp giảm khả năng chống đỡ với sâu bệnh, gió bão. Đạm dư
    thừa cũng làm kéo dài thời gian chín, không thu hoạch được tập trung và làm giảm
    phẩm chất tiêu. 13
    1.4.2. Vai trò của lân đối với cây hồ tiêu
    Lân tham gia trong quá trình trao đổi chất, tích lũy hydrat carbon, protêin,
    chất béo. Cây tiêu hấp thu lân không nhiều nhưng lân cũng là một yếu tố không
    kém phần quan trọng. Lân có tác dụng kích thích rễ phát triển tốt nhờ đó cây hấp
    thu được các chất dinh dưỡng khác nhiều hơn và giúp cây có khả năng kháng hạn.
    Đối với cây trưởng thành nguyên tố lân ảnh hưởng rõ đến sự sinh sản, giúp cây ra
    nhiều hoa, quá trình thụ phấn thụ tinh tốt.
    Cây tiêu cần lân nhiều vào giai đoạn cây non và đầu thời kỳ ra hoa.
    Triệu chứng thiếu lân rõ ràng ít khi xuất hiện và rất khó nhận biết trên các
    vườn tiêu. Trong trường hợp nghiêm trọng thể hiện ở sự sinh trưởng còi cọc của
    cây. Điều này không rõ lắm ở đỉnh sinh trưởng các dây thân, nhưng các cành ngang
    bị ảnh hưởng nặng nề hơn và cây rất ít ra cành ngang thứ cấp. Phiến lá của các lá
    trưởng thành trở nên xanh xám đục, chuyển sang màu đồng, dày cứng và thỉnh
    thoảng có các đốm chết ở đầu lá, sau đó lá bị rụng [24].
    1.4.3. Vai trò của kali đối với cây hồ tiêu
    Kali tham gia vào hoạt tính của nhiều enzim, đóng vai trò to lớn trong quá
    trình tổng hợp protein và các chất hữu cơ trong cây.
    Cây tiêu hấp thu rất nhiều kali. Nguyên tố kali giúp cây cứng cáp, vững chắc,
    chịu đựng được với các điều kiện khí hậu khó khăn, chống chọi với sâu bệnh. Kali
    làm giảm sự thoát hơi nước của cây và như vậy giúp cây chống được hạn. Ngoài ra
    kali còn làm tăng phẩm chất hạt tiêu, tăng hàm lượng dầu trong hạt tiêu, tăng tỷ lệ
    đậu quả.
    Cây tiêu non và cây tiêu trưởng thành đều cần kali. Nhu cầu kali cao trong
    giai đoạn nuôi quả và quả chín.
    Triệu chứng thiếu kali có thể nhận biết được ở các lá trưởng thành. Mép đầu
    lá chuyển vàng và xuất hiện các đốm chết hoại màu xám, giòn. Vết hoại chết
    thường có hình chữ V ở mép đầu lá. Đây là hiện tượng “cháy đầu ngọn lá”. 14
    1.4.4. Vai trò của một số nguyên tố trung vi lượng
    Ngoài các nguyên tố đạm, lân, kali cây tiêu cũng cần một số các nguyên tố
    trung vi lượng khác như canxi, ma nhê, lưu huỳnh, kẽm, bore, molipden .
    Canxi (Ca) ảnh hưởng tốt tới môi trường đất, làm đất bớt chua, tăng khả
    năng hoạt động của vi sinh vật hữu ích trong đất. Canxi có ảnh hưởng tốt tới sự phát
    triển của đọt cây, rễ cây, sự cấu tạo của hoa và di chuyển chất khô từ thân lá qua trái
    tiêu.
    Hiện tượng thiếu canxi thấy được trên các lá đã thành thục, phần dưới trụ
    tiêu thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn phần tán phía trên cao. Trên lá xuất
    hiện các vệt úa vàng từ một bên hay cả 2 bên phiến lá gần phía cuống lá hoặc ở
    đoạn giữa lá. Các vệt úa vàng này đi dần vào phía trong gân chính, tiếp theo sau đó
    là sự hoại tử. các vết hoại tử rất nhỏ có thể xuất hiện rải rác giữa các gân lá, ở mặt
    trên hay mặt dưới lá. Lá rụng trước khi các vết hoại tử này phát triển mạnh.
    Magiê (Mg) cũng là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây
    tiêu.
    Hiện tượng thiếu magiê xuất hiện trước tiên trên các lá già và phát triển dần
    lên các lá non hơn. Thiếu ma nhê, phiến lá trở nên úa vàng trong khi các gân chính
    vẫn xanh. Vệt vàng thường xuất hiện từ trung tâm của một nửa đầu phiến lá rồi lan
    dần ra mép lá và phía cuống lá. Vùng phiến lá gần cuống lá thường vẫn giữ được
    màu xanh. Thiếu nặng lá rụng đồng loạt, trên cây còn các cành trơ trụi và một ít lá
    non hơn không bị ảnh hưởng.
    Lưu huỳnh (S) là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển
    của cây trồng. Đến nay lưu huỳnh được nhiều nhà nông học xem là yếu tố dinh
    dưỡng quan trọng thứ tư sau N,P,K. Thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng đến sự tổng hợp
    protein, gây ra giảm diệp lục tố, làm chậm hoặc ngăn cản sự ra hoa và do đó làm
    giảm năng suất cây trồng. 15
    Trong số các chất vi lượng thì kẽm (Zn), Molipden (Mo), Boron (Bo) là các
    chất quan trọng nhất đối với cây tiêu. Việc bón bổ sung chất vi lượng hoặc phun vi
    lượng qua lá đã làm tăng năng suất hồ tiêu.
    1.5. Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây tiêu trong nước và trên
    thế giới
    1.5.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây tiêu trên thế giới
    Về kỹ thuật nhân giống tiêu thì cho đến nay phương pháp nhân vô tính
    bằng cành vượt và cành lươn vẫn là phương pháp phổ biến trong sản xuất. Một
    số các nghiên cứu về lai tạo giống tiêu đã được tiến hành từ những năm 1936,
    1949, 1953, 1955, 1961 bởi các tác giả Muller, Menon, Marinet, Gentry, Lim
    Ở Ấn Độ, một chương trình chọn giống nghiêm ngặt được thực hiện từ năm
    1953 với mục đích chọn tạo được các giống tiêu có khả năng cho năng suất cao
    và kháng được sâu bệnh. Các giống tiêu ở Ấn Độ rất phong phú gồm cả giống
    chọn lọc và giống lai tạo, 42 giống tiêu với nguồn gốc và các đặc tính về hình
    thái, năng suất, chất lượng đã được ghi nhận [27].
    Cây tiêu có thể nhân giống bằng hạt và nhân vô tính bằng các loại cành.
    Kỹ thuật nhân giống bằng hạt thường được áp dụng với mục đích nghiên cứu thí
    nghiệm, lai tạo giống và hầu như không thực hiện trong thực tế sản xuất, vì cây
    con không đảm bảo đặc tính di truyền của cây mẹ, cây yếu và chậm phát triển.
    Thường thì sau 6 tuần lễ hạt mới nảy mầm [22]. Cây con gieo từ hạt có tỷ lệ cây
    bất thường cao và cây con từ hạt phải mất 7 năm mới cho trái và một số cây có
    thể mang hoa đơn phái [4].
    Một số tác giả cho rằng những hạt tiêu được bảo quản trong túi Polyetylen
    ở nhiệt độ 4 0 C và ẩm 42% thì duy trì khả năng sống khoảng 40 ngày. Những hạt
    giống được giữ trong bóng mát 3 ngày sau thu hoạch thì rất tiện lợi cho sự nảy
    mầm. Khi nghiên cứu sự nảy mầm của 40 giống tiêu thì sự nảy mầm bắt đầu
    trong khoảng 22 – 45 ngày sau gieo. Thời gian yêu cầu cho quá trình nảy mầm
    hoàn chỉnh thay đổi từ 50 – 77 ngày, đa số các giống nảy mầm trong khoảng thời
    gian 50 – 60 ngày [26]. 16
    Phương pháp nhân vô tính có thể giữ hoàn toàn đặc tính tốt của cây mẹ
    được chọn. Đối với tiêu có thể chiết cành, tháp cành, giâm cành. Giâm cành là
    phương pháp dễ thực hiện, phổ biến nhất được áp dụng cho hầu hết các nước
    trồng tiêu trên thế giới. Vật liệu giâm cành gồm có ba loại hom trên dây tiêu là:
    cành thân, cành lươn và cành quả.
    Ở nhiều nước như Ấn Độ, Sri Lanca phương pháp nhân giống tiêu bằng
    cành lươn vẫn phổ biến hơn cả. Trên các trụ tiêu sinh trưởng khỏe, cho năng suất
    cao, các dây lươn mọc từ gốc được buộc vào các cọc cố định gần trụ tiêu, tránh
    không cho các mắt dây mọc rễ khi tiếp xúc với mặt đất. Khi dây lươn chuyển
    sang dạng bánh tẻ, cắt thành các hom 2 - 3 mắt đem ươm vào bầu hay vào luống
    ươm cho tới khi ra rễ rồi đem trồng.
    Ngoài cách nhân giống vô tính thông thường bằng các loại cành trên cây
    tiêu người ta còn nhân vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô. Phương pháp này
    cũng ít được áp dụng trong sản xuất vì cần một thời gian huấn luyện cây con khá
    dài. Theo tài liệu của Trường Đại học Calicut ở bang Kerala của Ấn Độ thì mẫu
    cây được sử dụng trong nuôi cấy mô là chồi đỉnh của những giống Panniyur-1,
    Karimunda và Arivalli. Sau 4 tháng nuôi cấy, cây có chiều cao 4 - 5cm, được tạo
    rễ và huấn luyện ở giai đoạn nhà kính. Mathews và Rao (1984), Fichet (1990) tái
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...