Luận Văn Ứng dụng phương pháp giải chập Euler để phân tích bản đồ từ Nam Bộ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Hai phương pháp mới thông dụng để xác định vị trí và độ sâu trong việc
    phân tích tài liệu từ là phương pháp giải chập Euler và phương pháp giải tích tín hiệu. Trong
    đó, phương pháp Euler sử dụng giá trị gradien của cường độ từ toàn phần trong hệ toạ độ
    Descartes và các gradien này liên hệ với các nguồn khác nhau bởi một hàm số được viết
    dưới dạng chỉ số cấu trúc N. Ưu điểm của phương pháp là nó không bị ràng buộc bởi bất kỳ
    một ý tưởng định trước về địa chất.
    Trong bài báo này tác giả xây dựng chương trình phân tích tài liệu từ bằng phuơng pháp giải
    chập Euler và áp dụng nó để xác định các đứt gãy và các biên tiếp xúc của các cấu trúc địa
    chất ở Nam bộ.
    1. MỞ ĐẦU
    Trong công tác phân tích tài liệu từ, giai đoạn xác định độ sâu của dị vật rất quan trọng
    và thường khó khăn. Do đó, đã có nhiều nhiều phương pháp giải quyết vấn đề này. Peter
    (1949) [4] sử dụng độ dốc tiếp tuyến của đường cong đo; Werner (1953) [4] biểu diễn dị
    thường cường độ từ toàn phần đo là một hàm số của (x,z) để xác định z; Smith (1959) [4] sử
    dụng giá trị cực đại của đường cong và giá trị cực đại của đạo hàm bậc nhất và bậc hai;
    Spector và Grant (1970) [4] dùng độ dốc của đường cong mật độ phổ công suất;
    Nabighian(1972), Hsu (1996) [4] dùng tín hiệu giải tích và giải tích được nâng cao; Thomson
    (1982) và Ried et al. (1990) dùng phương pháp giải chập Euler.
    Trong bài báo này chúng tôi xây dựng một chương trình tính phương pháp giải chập
    Euler (Ried et al.,1990) để xác định vị trí và độ sâu của dị vật bằng tài liệu từ và áp dụng
    chương trình này để phân tích tài liệu từ ở Nam bộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...