Luận Văn Ứng dụng phương pháp diện tích trong việc ước tính trữ lượng cá khai thác bằng lưới kéo đáy ở Việt N

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Nguồn lợi cá tầng đáy và gần đáy đóng vai trò quan trọng trong sản lượng
    khai thác cá biển nước ta. Việc nghiên cứu đánh giá trữ lượng nguồn lợi của đối tượng này là
    nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm đưa ra các tư vấn về quy hoạch, sử dụng hợp lý, bền vững,
    bảo tồn và phát triển nguồn lợi. Tuy nhiên, đánh giá chính xác trữ lượng cá tại một thời điểm
    nào đó rất phức tạp và tồn tại nhiều hạn chế. Có nhiều phương pháp tiếp cận để đánh giá trữ
    lượng của một loài cá, phương pháp diện tích là một trong những phương pháp đã và đang
    được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như các nước trong khu vực. Bài viết này sẽ
    điểm qua một số cách tiếp cận bằng phương pháp diện tích sử dụng trong đánh giá trữ lượng
    cá khai thác bằng lưới kéo đáy ở nước ta trong thời gian gần đây.
    Từ khoá: phương pháp diện tích, mật độ phân bố, sản lượng khai thác, năng xuất khai
    thác, hệ số biến thiên, trữ lượng, cá bánh đường.
    1. MỞ ĐẦU
    Theo tập tính phân bố, nguồn lợi hải sản biển Việt Nam có thể được phân theo các nhóm
    chính như sau: (1) cá đáy và gần đáy; (2) cá nổi nhỏ; (3) cá nổi lớn; (4) cá rạn san hô và (5)
    giáp xác. Nguồn lợi cá đáy và gần đáy chiếm vị trí rất quan trọng trong sản lượng khai thác cá
    biển của nước ta. Các vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Đông và Tây Nam Bộ là các vùng biển có địa
    hình đáy khá bằng phẳng thuận lợi cho sự phát triển nghề lưới kéo đáy[1]. Sản lượng khai thác
    của các nghề kéo lưới đáy chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng sản lượng khai thác của Ngành
    thủy sản, chính vì thế, nghề lưới kéo đáy được xem là một trong những loài nghề khai thác hải
    sản quan trọng nhất ở Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ năm 2002[3] thì tổng số tầu
    thuyền làm nghề lưới kéo đáy của cả nước khoảng 20.441 chiếc chiếm 27,2% tổng lượng tầu
    thuyền khai thác của cả nước. Sản lượng khai thác của loại nghề này đóng góp khoảng 43%
    vào tổng sản lượng khai thác biển[3].
    Việc điều tra, nghiên cứu nguồn lợi cá đánh được bằng lưới kéo đáy ở Việt Nam đã có từ
    lâu với mục đích chính là tìm hiểu sự phân bố, biến động nguồn lợi, sự đa dạng về thành phân
    loài, trữ lượng tức thời và khả năng khai thác của các loài hải sản sống ở tầng đáy. Kết quả từ
    các chuyến điều tra sẽ cung cấp những chỉ số sinh học nghề cá cơ bản tạo cơ sở khoa học cho
    việc quản lý nguồn lợi, nghề cá và chỉ đạo sản xuất. Trữ lượng và khả năng khai thác nguồn
    lợi luôn là những con số được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu hiện nay.
    Bài viết này sẽ trình bầy một số phương pháp ước tính trữ lượng cá đánh được bằng lưới
    kéo đáy đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như các nước trong khu vực. Để
    minh họa, chúng tôi chọn loài cá bánh đường (Evynnis cardinalis) ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ
    làm thí dụ để chứng minh, so sánh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...