Báo Cáo Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis trong việc thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số một của x

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỠ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Đất đai vừa là công cụ và vừa là tư liệu sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp – ngư nghiệp – lâm nghiệp, ngoài ra đất đai còn có ích trong công nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác. Từ đó, đất đai đã trỡ thành một tài nguyên rất quan trọng.
    Cùng với đó sự phát triển của loài người và quá trình gia tăng dân số đã tác rất nhiều đến tài nguyên đất khiến đất đai trở nên quý giá. Trong đó, quá trình canh tác, trồng trọt và các hoạt động của con người trên đất đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình thể của đất làm chúng bị thay đổi so với ban đầu trên bản đồ. Vì thế, cán bộ QLĐĐ cần phải xác định lại hình thể của đất đai và lập lại bản đồ mới.
    Song song với sự phát triển của loài người là sự phát triển của nền khoa học tiến bộ đang góp phần tác động to lớn vào quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc áp dụng khoa học công nghệ đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác QLĐĐ.
    Hiểu được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật thì BTN&MT đã ban hành việc sử dụng phần mềm Microstation và Famis vào trong công tác QLĐĐ ở tất cả quận, huyện, thành phố trong cả nước. Tuy có mỡ các lớp tập huấn cho cán bộ QLĐĐ về việc sử dụng phần mềm trên, nhưng nhiều cán bộ vẫn chưa nắm rõ hết được các thanh công cụ trong Micro và các ứng dụng của Famis. Vì thế vẫn còn gặp nhiều bấp cập khi sử dụng
    Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên cộng với với sự hỗ trợ của VPĐKQSDĐ huyện Tam Nông – Đồng Tháp nên em quyết định chọn đề tài : Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis trong việc thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số một của xã Phú hiệp, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, 2012”.

    2. Mục tiêu của đề tài
    § Thành lập được BĐĐC TBĐ số một của xã Phú Hiệp đúng với hiện trạng ngoài thực tế nhờ vào sử dụng phần mềm Micro và Famis.
    § Góp phần giúp cho cán bộ QLĐĐ hiểu thêm một số tính năng và các công cụ khác trong Micro và Famis, để từ đó cán bộ sẽ sử hiệu quả hơn trong công việc
    § Giúp cho cán bộ QLĐĐ quản tốt đất tại địa phương một cách dễ dàng.
    § Thực hiện tốt công tác địa chính thường xuyên tại địa phương.
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    § Ngiên cứu các tính năng và nắm vững kiến thức của phần mềm Micro và Famis
    § Tìm hiểu thêm các tính khác trong khi sử dụng các phần mềm trên để có thể hoàn thiện được kỹ năng trong việc.
    § Đánh giá được khả năng chuyên môn trong việc sử dụng phần mềm của cán bộ VPĐKQSDĐ của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Tờ bản đồ số một của xã Phú hiệp, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
    5. Đối tượng nghiên cứu
    Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis trong việc thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số một của xã Phú hiệp, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp bản đồ
    Bản đồ là một trong những phương tiện không thể thiếu trong nghiên cứu các hiện tượng, đối tượng địa lý. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS), việc nghiên cứu về các đối tượng địa lý được hỗ trợ rất nhiều. Bản đồ là vô cùng cần thiết vì nó không chỉ là đầu vào cho các hệ thống đó mà còn là phương tiện để dựa vào nó người ta có thể biết được tình hình phân bố giao thông, thủy hệ, ranh giới hành chính. Trên cơ sở bản đồ thu thập được, sử dụng bản đồ địa chính dạng số để sửa đổi trên bản đồ địa chính. Trên bản đồ sau đó ra thực địa khảo sát và kiểm tra lại tính chính xác, xử lý đồng thời cũng có vai trò để so sánh, đối chiếu với kết quả.
    6.2. Phương pháp đo đạc chỉnh lý
    Là phương pháp sử dụng số liệu đo đạc ở thực địa (đó là số liệu về độ dài cạnh và tọa độ góc của thửa đất) để phục vụ công tác thành lập BĐĐC.
    6.3. Phương pháp thống kê
    Là phương pháp thống kê các số liệu, dữ liệu liên quan đến việc thành lập BĐĐC ở địa bàn nghiên cứu.
    6.4. Phương pháp tổng hợp
    Là phương pháp tổng hợp các phương pháp trên nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá.
    6.5. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
    Thu thập tất cả các số liệu có liên quan đến công tác quản lý đất đai, đặc biệt là hệ thống sổ bộ: Sổ mục kê, sổ trích lục, bản đồ địa chính. Ngoài ra, còn có các tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm .
    6.6. Phương pháp so sánh
    Ứng dụng phương pháp này so sánh với bản đồ sau khi đã thành lập xong với bản đồ trước đó. Để xem sự thay đổi về hình dạng ngoài các khác so với bản đồ trước đó như thế nào.
    7. Lịch sử nghiên cứu
    Trước khi viết đề tài này em đã có tham khảo một số bài viết có liên quan đến đề tài của mình để làm cơ sở và tiền đề cho đề tài, gồm các đề tài như :

    Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis chỉnh lý biến động bản đồ địa chính trên địa bàn phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”.
    “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 và 1/5000 xã Vĩnh Thạnh Trung – huyện Châu Phú – tỉnh An Giang, khoá luận tốt nghiệp của tác giả Khưu Minh Ngọc, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
    “ Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ hiện trạng xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp”, Lê Văn Đệ, khoa Địa Lý, trường Đại Học Đồng Tháp.
    MỤC LỤC
    Trang bìa Trang
    Trang phụ bìa
    Đơn xin xác nhận của đơn vị thực tập
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn i
    Danh sách viết tắc ii
    Danh sách bảng và hình . iii
    Mục lục iv

    A. MỠ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài 1
    3. Nhiệm vụ của đề tài 1
    4. Phạm vi nghiên cứu. 1
    5. Đối tượng nghiên cứu. 1
    6. Phương pháp nghiên cứu. 1
    6.1. Phương pháp bản đồ. 1
    6.2. Phương pháp đo đạc chỉnh lý. 2
    6.3. Phương pháp thống kê. 2
    6.4. Phương pháp tổng hợp. 2
    6.5. Phương pháp điều tra thu thập số liệu. 2
    6.6. Phương pháp so sánh. 2
    7. Lịch sử nghiên cứu. 2
    B. NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    1.1. Cơ sở lý thuyết 3
    1.1.1. Bản đồ địa chính cơ sở. 3
    1.1.2. Bản đồ địa chính. 3
    1.1.3. Bản trích đo. 3
    1.1.4. Thửa đất 3
    1.1.5. Hệ thống tỷ lệ bản đồ. 3
    1.1.6. Các yếu tố cần đo vẽ. 4
    1.1.7. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính. 4
    1.2. Hệ thống hồ sơ địa chính. 5
    1.2.1. Bản đồ địa chính. 5
    1.2.2. Sổ mục kê. 5
    1.2.3. Sổ theo dõi biến động đất đai 5
    1.3. Cơ sở khoa học. 5
    1.3.1. Giới thiệu MicroStation. 6
    1.3.2. Giới thiệu Famis. 6
    1.4. Cơ sở pháp lý. 6
    CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU 7
    2.1. Điều kiện tự nhiên. 7
    2.1.1 Vị trí địa lý. 7
    2.1.2Địa hình và địa mạo. 7
    2.1.3 Khí hậu - thủy văn. 7
    2.1.4. Đặc điểm đất đai 8
    2.1.5 Sơ lược Vị trí địa lý của TBĐS 1 (thuộc ấp K10, xã Phú Hiệp) 8
    2.2 Hiện trạng tự nhiên của xã Phú Hiệp. 8
    2.3 Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính. 9
    CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG MICROSTATION VÀ FAMIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TBĐS 1 XÃ PHÚ HIỆP. 11
    3.1. Công tác thành lập bản đồ địa chính. 11
    3.1.1 Thu thập thông tin, tài liệu. 11
    3.1.2 Công đoạn chuẩn bị 11
    3.2 Công tác ngoại nghiệp. 12
    3.3 Công tác nội nghiệp biên tập bản đồ. 12
    3.3.1 Chỉnh sửa khu đo theo số liệu đo đạc. 12
    3.3.2 Sửa lỗi và tạo tâm thửa, đánh số thửa, diện tích, chủ sử dụng. 23
    3.4 Biên tập bản đồ. 32
    3.5. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thành lập bản đồ địa chính từ bản đồ địa chính giấy. 34
    3.5.1. Thuận lợi 34
    3.5.2. Khó khăn. 35
    3.6. Ưu và nhược điểm của phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 35
    3.6.1. Ưu điểm 35
    3.6.2. Nhược điểm 35
    C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 37
    1. Kết luận. 37
    2. Kiến nghị 37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...