Thạc Sĩ Ứng dụng phần mềm Microstation trong việc số hóa bản đồ địa chính

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, địa bàn xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa và an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, sương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất đai như ngày nay. Đất đai là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng quyết định sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Công nghệ thông tin đã tạo nên bước ngoặt trong quá trình phát triển công nghệ của xã hội loài người, và mở ra một trang mới cho ngành quản lý đất đai nói riêng, từng bước nâng cao trình độ dân trí nói chung.
    Với hoàn cảnh của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đang xây dựng một xã hội công nghiệp hiện đại từ một nền nông nghiệp lạc hậu nghèo nàn thì hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp ngày càng khẳng định vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết. Cần phải đưa ra đề nghị, quyết định một cách chính xác và kịp thời. Khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý đất đai một cách chặt chẽ nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng sản lượng kinh tế nông nghiệp. Đổi mới đất nước và đảm bảo an toàn lương thực.
    Vấn đề quản lý đất đai và sử dụng đất đai ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều bài toán bức xúc cần giải quyết sao cho việc sử dụng đất đúng hướng, hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế thị trường và có sự quản lý của nhà nước.
    Để phát huy vai trò quản lý nhà nước về đất đai và dần đi vào ổn định. Một mặt đẩy mạnh công nghệ thu nhận thông tin, mặt khác cần phải hiện đại hóa công nghệ sử lý thông tin nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ và chặt chẽ về mặt pháp lý, đáp ứng nhanh, chính xác, ít tốn kém cho ngành địa chính nói riêng và xã hội nói chung. Nhằm đáp ứng những nhu cầu trên và nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự. Tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “ Ứng dụng phần mềm Microstation trong việc số hóa bản đồ địa chính”.
    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài 2
    II. Tính thực tiễn và khả năng ứng dụng 3
    III. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
    1. Phương pháp luận 3
    2. Phương pháp nghiên cứu 4
    IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    V. Tóm tắt nội dung 4
    CHƯƠNG II
    BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP
    BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
    I. Bản đồ địa chính 5
    1. Khái niệm. 5
    2. Nội dung của bản đồ địa chính 6
    3. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính. 9
    II. Bản đồ địa chính số 10
    1. Bản đồ số 10
    2. Bản đồ địa chính số 15
    III. Một số phương pháp thành lập bản đồ địa chính 20
    1. Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa. 20
    2. Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không. 20
    3. Phương pháp biên tập và số hóa từ các tư liệu bản đồ khác 23
    CHƯƠNG III
    GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỐ HÓA
    BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
    I. Giới thiệu phần mềm 24
    II. Giới thiệu các Menu chính trong Microstation 27
    III. Giới thiệu thanh công cụ chính Main 32
    CHƯƠNG IV
    ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION SỐ HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ MINH NÔNG - THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ
    I. Đặc điểm chung của đơn vị số hóa bản đồ 35
    II. Quy trình công nghệ số hóa bản đồ 36
    Bước 1: Thiết kế chung 37
    Bước 2: Nắn bản đồ 42
    Bước 3: Số hóa 49
    Bước 4: Hoàn thiện dữ liệu 59
    Bước 5: Trình bày bản đồ 65
    Bước 6: Lưu trữ dữ liệu và in bản đồ 66
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...