Báo Cáo Ứng dụng ozone xử lý nước và vi khuẩn Vibrio spp. Trong bể ương ấu trùng tôm sú

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1/ Mở đầu

    Với nhu cầu tôm giống ngày càng tăng nên các trại giống cố gắng sản xuất ra nhiều con giống nhưng chất lượng còn kém. Do tôm nhiễm bệnh, các nhà sản xuất sử dụng thuốc kháng sinh và hoá chất, trên 70% trại sử dụng thuốc kháng sinh (Thạch Thanh, 1999). Việc sử dụng thuốc kháng sinh có hiệu quả trước mắt nhưng để lại hậu quả về hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Mặt khác sử dụng hoá chất như Chlorine, KMnO4, iodine thời gian tồn lưu trong nước khá lâu gây khó khăn cho quá trình ương nuôi ở trại giống. Từ những thực tế trên thì việc cung cấp con giống đảm bảo về số lượng và chất lượng được xem là vấn đề cấp thiết, để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thịt đang phát triển mạnh hiện nay. Ozon được xem là một giải pháp khắc phục được các nhược điểm đó.


    Với một số ưu điểm trên Ozon được ứng dụng trong sản xuất tôm giống, tạo ra con giống khoẻ sạch bệnh. Sử dụng Ozon có tác dụng làm giảm mật độ vi khuẩn trong bể ương tôm và ương ấu trùng giúp giảm bệnh và tăng tỷ lệ sống của ấu trùng (Trần Thị Kiều Trang, 2004). Xử lý nước và tẩy vi khuẩn trên ấu trùng là những khâu mấu chốt trong kỹ thuật ương giống, nếu ứng dụng thành công sẽ mở ra triển vọng mới góp phần tăng số lượng con giống sạch bệnh, giúp người nuôi tôm an tâm và tiết kiệm. Đồng thời tránh được khả năng kháng thuốc của một số loài vi khuẩn và góp phần bảo vệ môi trường. Từ những vấn đề trên thì việc nghiên cứu ứng dụng Ozon vào nuôi trồng thuỷ sản là cần thiết. Đề tài:“Ứng dụng Ozon xử lý nước và diệt vi khuẩn Vibrio spp. trong bể ương ấu trùng tôm sú ” được thực hiện, mục đích nhằm xác định khả năng xử lý nước và khử trùng của Ozon làm cơ sở cho việc ứng dụng Ozon vào sản xuất thủy sản.


    2/ Mục lục


    1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1 Nội dung của đề tài

    1.2 Địa điểm và thời gian thực hiện

    2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1 Vật liệu nghiên cứu

    2.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị

    2.1.2 Hoá chất

    2.2 Phương pháp nghiên cứu

    Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thăm dò nồng độ Ozon hòa tan trong nước theo

    thời gian sục khí đồng thời theo dõi sự biến động một số yếu tố môi trường

    Thí nghiệm 2: So sánh khả năng xử lý nước bằng Ozon và chlorine.

    Thí nghiệm 3: Xác định khả năng diệt khuẩn của Ozon trên ấu trùng tôm sú.

    2.3 Phương pháp xử lý số liệu

    3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    3.1 Mối tương quan giữa hàm lượng Ozon hòa tan và thời gian sục Ozon

    3.2 Sự biến động một số các yếu tố môi trường theo thời gian sục Ozon ở các

    thời điểm khác nhau

    3.2.1 Diệt khuẩn trong nước xử lý

    3.2.2 Các chỉ tiêu thuỷ lý hoá

    3.3 Khả năng diệt khuẩn trong nước

    3.3.1 Tổng vi khuẩn

    3.3.2 Vi khuẩn Vibrio

    3.4.3. Khả năng diệt vi khuẩn trên ấu trùng tôm

    4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

    4.1 Kết Luận

    4.2 Đề Xuất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...