Luận Văn Ứng dụng nước biển nhân tạo trong thực tiễn sản xuất giống tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ở Đồng bằng sông Cửu Long, đa số các trại sản xuất giống tôm càng xanh ở
    các vùng nước ngọt, xa biển nên thường sử dụng nước ót (được lấy từ các ruộng
    muối có độ mặn 60 – 100%o có giá biến động từ 200 ngàn đến 400 ngàn đồng/m3)
    để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, tùy theo vị trí địa lý mà giá thành nước ót ở các tỉnh
    thuộc vùng nước ngọt sẽ thay đổi. Ở Cần Thơ giá nước ót 80%o (chở bằng ghe từ
    Vĩnh Châu, Sóc Trăng về) dao động từ 160.000 – 200.000 đ/m3. Cũng chính loại
    nước ót trên nhưng giá thành ở An Giang, Đồng Tháp lại rất cao 300.000 – 400.000
    đ/m3 và đặc biệt hiếm trong mùa mưa. Mặc khác, chất lượng của các nguồn nước ót
    cũng thường xuyên không ổn định, theo Lê Xuân Sinh et al. (2006) trong đợt khảo
    sát các trại sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long có đến 51,6%
    số trại cho rằng nguồn nước ót hiện tại có chất lượng trung bình và thấp. Nhưng
    nước mặn là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất giống tôm càng xanh, nên nước ót
    là vấn đề sống còn của nhiều trại sản xuất tôm giống ở các tỉnh An Giang, Đồng
    Tháp Lợi dụng như cầu về nước mặn ở các khu vực này, các chủ ghe kinh doanh
    nước mặn càng tăng giá thành nước ót, buột các trại sản xuất giống tôm hoặc chấp
    nhận mua với giá cao hoặc không có nước mặn để sản xuất. Vì thế, vào những lúc
    khan hiếm nước ót, vấn đề tìm nguồn nước mặn có chất lượng ổn định, giá tương đối
    thấp thay thế cho nước ót là vấn đề cần giải quyết trong sản xuất giống tôm càng
    xanh hiện nay.
    Bên cạnh đó, việc sử dụng nước biển nhân tạo để thay thế cho nước biển
    trong nuôi trồng thủy sản đã được nghiên cứu từ lâu. Năm 1986, Yambot và Cruz
    dùng nước biển nhân tạo để ương tôm càng xanh thu được tỉ lệ sống 25,7%, đến
    1991, Reddy đã thành công khi sử dụng nước biển nhân tạo ương tôm càng xanh với
    tỉ lệ sống đạt 5-52% (trích dẫn bởi Lê Trí Tín, 2004). Năm 2004, Thạch Thanh et al.
    đã sử dụng nước biển nhân tạo theo công thức Dietrich & Kalle cải tiến ương tôm sú
    trong quy trình lọc sinh học tuần hoàn với tỉ lệ sống 39%. Và cũng theo Thạch
    Thanh et al. (2004), sử dụng nước biển nhân tạo theo công thức Dietrich & Kalle cải
    tiến có lợi cả về mặt kinh tế, vấn đề quản lý dịch bệnh, vấn đề dự trữ và chủ động
    ngay cả trong mùa mưa (chi phí cho sử dụng nước biển nhân tạo theo công thức
    Dietrich & Kalle cải tiến với độ mặn 30%o khoảng 86.000 đồng/m3). Vì vậy, nước
    biển nhân tạo có thể dùng để thay thế nước ót hay nước biển tự nhiên trong các trại
    sản xuất giống nước lợ.
    Tuy nhiên, cho đến nay ứng dụng của nước biển nhân tạo chưa được khẳng
    định trong sản xuất giống tôm càng xanh tại Đồng Bằng sông Cửu Long. Vì thế, đề
    tài “Ứng dụng nước biển nhân tạo trong thực tiễn sản xuất giống tôm càng xanh
    (Macrobrachium rosenbergii) theo quy trình nước xanh cải tiến” đã được thực
    hiện nhằm tìm nguồn nước mặn có giá ổn định và chất lượng tốt, có thể thay thế cho
    nguồn nước ót, giúp các trại giống tôm càng xanh chủ động hơn trong sản xuất.
    ii
    Đề tài cấp Trường Ks. Lương Thị Bảo Thanh
    TÓM TẮT
    Đề tài thực hiện với 4 thí nghiệm khảo sát sự khác biệt của sự ảnh hưởng của
    nước biển nhân tạo Dietrich và Kalle (Thạch Thanh et al., 2004) với nước ót ở các
    giai đoạn gây màu tảo, ấp bào xác Artemia, ấp trứng tôm càng xanh, và ương ấu
    trung tôm càng xanh trong quy trình nước xanh cải tiến. Kết quả, không có sự khác
    biệt giữa sự ảnh hưởng của hai nguồn nước mặn A và N đến sự phát triển của tảo, sự
    nở của bào xác Artemia, và sự nở của trứng tôm càng xanh. Trong giai đoạn ương ấu
    trùng, khi cho kết hợp nước biển nhân tạo Dietrich và Kalle (Thạch Thanh et al.,
    2004) và nước ót ở các tỉ lệ 0:1 (NT1), 1:3 (NT2), 2:2 (NT3), 3:1 (NT4), 4:0 (NT5),
    cho kết quả tỉ lệ sống của ấu trùng cao nhất ở NT1 (51,53%), kế là NT2 (47,25%),
    NT3 (32.88%) và thấp nhất là NT4 (5,48%). Chất lượng Post thu được từ các
    nghiệm thức của thí nghiệm 4 đều cao và tương đương nhau.
    Từ các kết quả thí nghiệm, nhận thấy có thể sử dụng 100% nước biển nhân
    tạo theo Deitrich và Kalle cải tiến (Thạch Thanh et al., 2004) trong các giai đoạn
    gây màu tảo bằng phân cá rô phi, ấp bào xác Artemia và ấp trứng tôm càng, nhưng
    cần thêm 50 – 75% nước ót pha loãng vào bể nước xanh trước khi ương để cho hiệu
    quả tối ưu. Tuy hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật ương tôm càng xanh với nước biển
    nhân tạo Deitrich và Kall cải tiến (Thạch Thanh et al., 2004) không cao bằng nước
    ót, nhưng tỉ lệ kết hợp 2N:2A và 3N:1A sẽ rất khả quan và sẽ là giải pháp tối ưu cho
    trại sản xuất tôm càng xanh khi khan hiếm nước ót. Mặt khác, việc sử dụng nước
    biển nhân tạo sẽ hạn chế rủi ro do nước ót có chất lượng không tốt mang lại.
    iii
    Đề tài cấp Trường Ks. Lương Thị Bảo Thanh
    MỤC LỤC
    Trang
    Phần 1. MỞ ĐẦU 1
    1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1
    1.1.Mục tiêu 1
    1.2.Nội dung nghiên cứu 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
    3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
    3.1.Cơ sở lý luận 2
    3.1.1. Phân loại và phân bố tôm càng xanh 2
    3.1.2. Vòng đời tôm càng xanh 2
    3.1.3. Đặc điểm sinh sản 2
    3.1.4. Các quy trình sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng bằng
    sông Cửu Long 3
    3.1.5. Sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến
    4
    3.1.6. Tình hình sử dụng nước mặn ở các trại tôm giống tại các
    tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long 8
    3.1.7. Một số nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản
    xuất giống tôm càng xanh trên thế giời và trong nước 9
    3.1.8. Thành phần hóa học của nước biển nhân tạo 10
    3.2.Phương pháp nghiên cứu 11
    3.2.1. Địa điểm thực hiện 11
    3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 12
    3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 15
    Phần 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
    1. Ảnh hưởng của nước biển nhân tạo lên sự phát triển của tảo gây bằng
    phân cá rô phi 16
    1.1. Các yếu tố môi trường 16
    1.2. Mật độ tảo 17
    2. Ảnh hưởng của nước biển nhân tạo đến quá trình ấp nở của bào xác Artemia
    18
    3. Ảnh hưởng của nước biển nhân tạo đến quá trình ấp nở của ấu trùng
    tôm càng xanh 18
    4. Ảnh hưởng của nước biển nhân tạo đối với sự phát triển của ấu trùng
    tôm càng xanh trong quy trình nước xanh cải tiến 18
    4.1.Các yếu tố môi trường 18
    4.2.Tỉ lệ sống của ấu trung và chất lượng Post sau khi ương 20
    5. Hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng của nước biển nhân tạo Deitrich và
    Kalle cải tiến (Thạch Thanh et al. 2004) trong sản xuất giống tôm càng xanh
    theo quy trình nước xanh cải tiến 21
    5.1. Giá thành nước biển nhân tạo Dietrich và Kall cải tiến (Thạch Thanh et al.
    2004)
    21
    5.2. Hiệu quả sử dụng nước biển nhân tạo ở các tỉ lệ phối hợp 22
    iv
    Đề tài cấp Trường Ks. Lương Thị Bảo Thanh
    Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
    1. Kết luận 24
    2. Kiến nghị 24
    Tài liệu tham khảo 25
    Phụ lục 26
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...