Thạc Sĩ ứng dụng những hạt nhân hợp lý của học thuyết tam quyền phân lập trong bộ máy nhà nước việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    LỜI NÓI ĐẦU:
    Phân quyền là một trong những lý thuyết chính trị – pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong tư tưởng và thực tiễn chính trị thế giới. So với các tư tưởng chính trị trong chế độ chuyên chế độc tài, nguyên tắc phân quyền được coi là tư tưởng thời đại, đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” trong các xã hội chuyên chế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của tư tưởng này, Nhà nước ta đã vận dụng linh hoạt những hạt nhân hợp lí trong nguyên tắc phân chia quyền lực vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta ngày nay. Trong bài tiểu luận này, em xin đi sâu vào vấn đề đó, và nêu ra một số hạn chế và phương hướng khắc phục cơ bản nhất.
    I/ Khái quát về tư tưởng phân chia quyền lực:
    Phân chia quyền lực là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. Tư tưởng phân chia quyền lực đã có mầm mống từ rất xa xưa trong lịch sử phát triển của nhân loại, thể hiện qua các tác phẩm của Aristote, John Locke, nhưng đến Montesqieu- một nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp thế kỉ XVIII mới hoàn thiện ở mức độ cao và thể hiện rõ trong bộ máy nhà nước tư sản. Trước hết, chúng ta cần hiểu “quyền lực” được đề cập đến ở đây là quyền lực nhà nước. Nội dụng của tư tưởng phân chia quyền lực có thể được hiểu ngắn gọn như sau:
    Thứ nhất, quyền lực nhà nước phải được chia thành các loại quyền khác nhau và do các cơ quan nhà nước khác nhau đảm nhiệm. Theo Montesqieu (1689-1775) thì quyền lực nhà nước được chia thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp do các cơ quan khác nhau nắm giữ. Ngoài ra còn có sự phân quyền theo hệ thống hàng dọc từ Trung ương đến địa phương.
    Điểm thứ hai của nguyên tắc phân chia quyền lực là: có sự chuyên môn hóa của các công quyền, tức là mỗi cơ quan công quyền chỉ chuyên chú và thu hẹp hoạt động của mình vào việc thực hiện các chức năng riêng của mình, không xâm lấn sang các ngành , lĩnh vực hoạt động của các cơ quan khác. Mục đích của việc phân chia tách biệt này là tránh được sư chuyên quyền, lạm quyền, độc đoán trong việc thực hiện quyền lực nhà nước; đảm bảo được tự do, dân chủ.
    Điểm thứ ba, giữa các cơ quan nhà nước cấp cao thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp tồn tại trong thế cân bằng quyền lực dưới sự tác động của một hệ thống kiềm chế và đối trọng. Cả ba loại quyền lực trên đều hoạt động trên cơ sở của luật pháp. Sự phân bố quyền lực nhà nước một mặt phải đảm bảo không có cơ quan nào nắm giữ hết quyền lực đồng thời cũng không có cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan khác. Như vậy, mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền được thể hiện theo hai hướng: chủ yếu là kiềm chế, đối trọng nhau song cũng có sự phối hợp với nhau trong một số hoạt động nhất định.
    Trên đây là nội dung tóm tắt cơ bản của nguyên tắc phân quyền được hiểu theo cách hiểu phổ biến nhất hiện nay, dựa trên tư tưởng của Montesqieu. Ngoài cách hiểu trên còn có nhiều cách hiểu khác tuy nhiên bài tiểu luận không đề cập đến.
    II, Sự vận dụng những hạt nhân hợp lí của nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước vào tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay.
    1. Hạt nhân hợp lí và tiêu chí để đánh giá hạt nhân hợp lí:
    Hạt nhân hợp lí là những điểm phù hợp với yêu cầu thực tiễn của việc tổ chức bộ máy nhà nước, đảm bảo hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nước. Đồng thời nó cũng là những điểm không mâu thuẫn với nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực– một nguyên tắc căn bản trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ta, không mâu thuẫn với các nguyên tắc như: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân, pháp chế. Nếu đảm bảo được tất cả những tiêu chí đó thi được coi là một hạt nhân hợp lí.
    2. Những hạt nhân hợp lí được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay:
    Nhận thức được những hạt nhân hợp lí của nguyên tắc phân chia quyền lực, Nhà nước ta đã vận dụng linh hoạt vào bộ máy nhà nước. Những hạt nhân hợp lí được vận dụng đó là:
    · Quyền lực Nhà nước được chia thành 3 nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp do 3 cơ quan khác nhau đảm nhiệm.
    · Sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa các cơ quan nhà nước Trung ương theo nghĩa phân công lao động quyền lực để đảm bảo sự độc lập tương đối trong hoạt động của mỗi cơ quan([1]).
    · Xác định cụ thể phạm vi thẩm quyền của từng loại, từng cấp cơ quan và tác động qua lại (sự phối hợp, kiềm chế) giữa các cơ quan ấy.([2])
    Nhà nước ta đã khẳng định rõ: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Như vậy, mặc dù không công nhận nguyên tắc phân chia quyền lực là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ta nhưng việc áp dụng những hạt nhân hợp lí của nguyên tắc này đã được khẳng định rõ. Và để tìm hiểu sự áp dụng những hạt nhân hợp lí này như thế nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, chúng ta cùng xem xét thông qua các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992.
    3. Sự vận dụng cụ thể những hạt nhân hợp lí của nguyên tắc phân chia quyền lưc trong tổ chức và hoạt động trong bộ máy nhà nước ta hiện nay:
    [HR][/HR](1), (2): Theo cuốn: “Tư tưởng phân chia quyền lực và áp dụng trong bộ máy nhà nước ở một số nước.”, Nguyễn Thị Hồi, NXB Tư pháp, 2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...