Tiểu Luận Ứng dụng một số phần mềm để thiết kế bài giảng Âm nhạc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN A- PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lí do chọn đề tài :
    I.1: Cơ sở lí luận:
    Có thể nói ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trên toàn cầu, đã trở nên rất phổ biến và không thể thiếu trong mọi phương diện trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam không nằm ngoài quy luật của sự phát triển đó, công nghệ thông tin ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong mọi mặt xã hội. Hòa chung với sự phát triển không ngừng của xã hội, để phục vụ một trong những mục tiêu mà ngành giáo dục Việt Nam đặt ra trong năm học này: “ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY”.Mặt khác để đáp ứng nhu cầu về việc đổi mới nội dung phương pháp giáo dục ở các môn học nói chung, việc sử dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. Trong mỗi tiết học Âm nhạc giờ đây, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính hiệu quả cao. Đặc biệt với sự trợ giúp của các phần mềm và các phần mềm chuyên ngành nói riêng càng làm nổi bật điều đó.
    I.2: Cơ sở thực tiễn:
    Để thiết kế được một giáo án điện tử, cho đến nay có thể khả quan nói rằng rất nhiều đồng chí đã làm được. Vấn đề đặt ra ở đây để soạn được một giáo án điện tử vừa đủ vừa hay, còn nhiều vấn đề cần quan tâm mà tôi mạnh dạn nêu ra trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
    Nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Âm nhạc. Đặc biệt là hiệu quả của công nghệ thông tin trong việc thiết kế một bài giảng điện tử. Tôi đã thiết kế bài giảng điện tử với các phần mềm hỗ trợ trên máy như: Powerpoint (Phần mềm thiết kế các dạng trình chiếu); Activprimary V3.lnk (Phần mềm tương tác); Encore 4.5.5 ( Phần mềm chép nhạc và soạn nhạc Encore); Finale 2.0 ( Phần mềm chép và soạn nhạc Finale); Audacity (Phần mềm biên tập sử lí âm thanh kĩ thuật số chuyên nghiệp); Windows Movie Maker (Phần mềm biên tập, chỉnh sửa tập tin video); Internet ( Mạng toàn cầu khai thác tất cả các thông tin cần thiết).
    Qua việc giảng dạy nhiều năm môn Âm nhạc tại trường tiểu học Đặng Trần Côn B, việc áp dụng và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong các tiết học trong những năm học gần đây. Thực tế cho thấy những giờ học chưa sử dụng công nghệ thông tin học sinh chưa thật sự tập trung vào bài học, hiệu quả giờ học chưa thật cao. Bên cạnh đó, chất lượng những giờ học Âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí đều đem lại hiệu quả cao. Sự hứng thú học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, mặt khác người giáo viên có nhiều cơ hội cho học sinh cập nhật với công nghệ thông tin, khoa học hiện đại, những thông tin cần thiết nhằm góp phần nâng cao khiêu thẩm mĩ, biết thưởng thức và hướng tới cái đẹp trong Âm nhạc nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
    Với nhu cầu thiết yếu của xã hội và mục tiêu đào tạo của ngành. Việc đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng giảng dạy bộ môn Âm nhạc như luồng gió mát mang đến luồng sinh khí mới góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung của giáo dục. Từ những suy nghĩ trên, với sự yêu nghề và những kinh nghiệm đúc rút trong quá trình giảng dạy, qua thời gian nghiên cứu thực hiện đã đạt những kết quả nhất định. Tôi mạnh dạn nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm này để mong có được sự giúp đỡ, góp ý xây dựng của các đồng nghiệp trong việc “Ứng dụng một số phần mềm để thiết kế bài giảng Âm nhạc” và đặc biệt là cụ thể hóa việc“Hướng dẫn sử dụng phần mềm biên tập, chỉnh sửa tập tin video Windows Movie Maker” mà trong đề tài t«i đề cập đến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...