Luận Văn Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tăng số lượng chồi cây chè ở giai đoạn thu hoạ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời. Bộ phận sử dụng của chè là lá chè và đặc biệt là lá ở các búp non. Trong thành phần của lá chè có chứa rất nhiều các chất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là các tanin, ankaloit, cafein giúp người uống có cảm giác sảng khoái tỉnh táo hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Thói quen uống trà đã ngày càng phổ biến hơn không chỉ ở những người lớn tuổi mà ngay cả ở lớp trẻ, không chỉ ở các nước Châu Á mà ngay cả ở các nước Châu Âu (các nước phát triể ).
    Ngày nay người ta quan tâm rất nhiều đến thức uống có lợi cho sức khỏe. Các loại nước uống đơn thuần chỉ để giải khát như cocacola hay pepsi đã dần dần được thay thế bằng các loại nước uống có lợi cho sức khỏe có nguồn gốc từ trà xanh như “trà xanh 0o” hay “ C2 ”. Do đó nhu cầu về chè là vô cùng lớn.
    Mặc dù có đủ điều kiện cần thiết để phát triển cây chè nhưng trên thực tế tổng kết cho thấy sản lượng chè chúng ta sản xuất ra rất khiêm tốn chỉ đủ để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu một ít ra nước ngoài. Nguyên nhân đơn giản vì chúng ta chưa tâm huyết với cây chè, nhà nước chưa quan tâm đúng mức tới loại cây rất kinh tế này. Chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở phương thức sản xuất thủ công tự phát và chủ yếu vẫn đang sản xuất theo kiểu kinh tế gia đình nhỏ lẻ không tập trung, chưa ứng dụng phát triển của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất.
    Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học, đặc biệt là những tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp, các nhà khoa học đã nghiên cứu đã và sản xuất ra các loại phân bón tốt, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đã được tinh sạch hơn và bước đầu được áp dụng trên cây chè.
    Tuy có rất nhiều các lợi thế để phát triển cây chè nhưng Việt Nam vẫn chưa được xếp vào các nước xuất khẩu chè trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ Vì vậy việc ứng dụng được những tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Để tìm hiểu về tác động của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật lên sự tạo chồi ở cây chè ngoài đồng ruộng nhằm tăng số lượng búp chè thu hoạch, chúngtôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tạo chồi cây chè ở giai đoạn sau thu hoạch”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    Quá trình phát triển của cây chè trải qua rất nhiều giai đoạn, để tạo ra được một lứa chè ngon năng xuất cần đầu tư nhiều công đoạn chăm sóc. Sản phẩm thu hoạch của chè là lá đặc biệt là các búp non, do vậy để có được năng xuất cao cần phải tăng số lượng chồi non hình thành và rút ngắn thời gian tạo chồi. Do vậy, chúng tôi đã sử dụng 3 loại chất điều hòa sinh trưởng là auxin (NAA), cytokinin (BAP), gibbereline (GA3) áp dụng trên đối tượng là cây chè nhằm tăng số lượng chồi, cụ thể:
    - Tìm được nồng độ tối ưu của các chất như auxin, cytokinin và gibbereline trong sự tạo chồi mới ở cây chè sau giai đoạn thu hoạch và rút ngắn thời gian thu hoạch của một lứa chè nhằm tăng số lần thu hoạch chè trong một năm.
    - Tìm ra được tỉ lệ phối hợp auxin và cytokinin tối ưu trong sự tạo chồi.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    – Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phải được mua ở nơi đáng tin cậy, có độ tinh khiết cao ít chứa tạp chất.
    – Quá trình pha chế, phối hợp phải đảm bảo độ chính xác đúng kĩ thuật để đảm bảo độ tin cậy của thí nghiệm.
    – Các thao tác thực hiện phải đúng yêu cầu kĩ thuật, quá trình thu nhận kết quả phải tỉ mỉ cận thận đảm bảo tính khách quan, khoa học.
    1.4. Giới hạn của đề tài
    Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn chỉ kéo dài trong khoảng 3 tháng nên đề tài này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên cây chè Thái Nguyên, giống chè cành 777 (một giống chè ngon đặc sản có giá trị cao).
    Thời gian nghi nhận số liệu sau khoảng 10 ngày kể từ khi phun các chất điều hòa.
    MỤC LỤC
    Trang
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích của đề tài 2
    1.3. Yêu cầu của đề tài 2
    1.4. Giới hạn của đề tài 2
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÈ 3
    2.1.1. Giá trị của cây chè trong nền kinh tế quốc dân 3
    2.1.2. Thị trường chè 4
    2.1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 6
    2.1.4. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 7
    2.1.5. Đặc điểm hình thái của cây chè 8
    2.1.5.1. Nguồn gốc 8
    2.1.5.2. Phân loại 9
    2.1.6. Đặc điểm hình thái học và sinh vật học của cây chè 13
    2.1.7. Đặc điểm sinh trưởng sinh sản của cây chè 19
    2.1.8. Khái niệm về phát dục các thể của cây chè 21
    2.1.8.1. Tổng chu kỳ phát dục cá thể của cây 21
    2.1.8.2. Chu kỳ phát dục hàng năm 22
    2.1.9. Đặc tính sinh hóa của chè 22
    2.1.10. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè 27
    2.1.11. Cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè 30
    2.2. TỔNGQUAN VỀ CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG CÂY
    TRỒNG 30
    2.2.1. Auxin 31
    2.2.1.1. Lịch sử phát hiện ra auxin 32
    2.2.1 .2. Phân loại và cấu tạo 33
    2.2.1.3. Tính chất sinh lý của auxin 35
    2.2.1.4. Cơ chế tác dụng của auxin lên sự sinh trưởng của cây 39
    2.2.1.5. Quá trình tổng hợp và phân giải Auxin trong cây trồng 40
    2.2.2. Cytokinin 41
    2.2.2.1. Lịch sử hình thành 41
    2.2.2.2. Phân loại 42
    2.2.2.3. Tính chất sinh lý 43
    2.2.2.4. Quá trình tổng hợp và phân hủy cytokinin trong cây trồng 45
    2.2.3. Gibberelin 46
    2.2.3.1. Lịch sử 46
    2.2.3.2. Về mặt hóa học 47
    2.2.3.3. Phân loại 47
    2.2.3.4. Chức năng 48
    2.2.3.5. Gibberellin trong cây trồng 50
    2.2.4. Các chất ức chế tăng trưởng 50
    2.2.4.1. Các chất có nguồn gốc phenol 50
    4.2. Acid abscisic 51
    2.2.5. Ethylene 52
    CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 53
    3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 53
    3.2. Vật liệu 53
    3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 53
    3.2.2. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ và hóa chất 53
    3.2.3. Bố trí thí nghiệm 55
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60
    4.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp
    với nồng cố định của NAA và GA3 lên sự tạo mới chồi chè và thời
    gian thu hoạch. 60
    4.2.Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp vớiNAA,
    GA3 và chất nền NPK cố định lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu
    hoạch 71
    4.3. So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
    phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK
    lên thời gian hình thành chồi và số lượng chồi chè thu hoạch. 82
    4.4. Kết luận 88
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
    5.1 Kết luận 91
    5.2. Kiến nghị 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
     

    Các file đính kèm:

    • OK.doc
      Kích thước:
      4.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...