Tài liệu ứng dụng mô hình wms dự báo ngập lụt hạ du thành phố đà nẵng

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WMS DỰ BÁO NGẬP LỤT HẠ DU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    APPLYING WMS MODEL FOR FORECASTING FLOOD CONDITION IN THE DOWNSTREAM HAN RIVER – DA NANG CITY




    TÓM TẮT
    Khu vực miền Trung nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng hằng năm thường bị lũ lụt gây thiệt hại lớn về con người và tài sản. Thiệt hại được hạn chế khi cơ quan chức năng có dự báo sớm và chính xác về tình hình lũ lụt. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng mô hình WMS mô phỏng trận lũ đặc biệt lớn vào năm 2007 và 2009 để tìm ra bộ thông số mô hình và kiểm chứng, từ đó đưa ra kịch bản ngâp lụt cho
    vùng hạ du Thành phố Đà Nẵng.


    ABSTRACT
    Annual, central region of Vietnam in general and Danang city in particular are usually affected by flood that cause so much untold losses for people and property. To minimize the damage of flood, the information of flood need to be forecasted accurately and early. In this paper, WMS model is used for simulating the historic flood conditions in 2007 and 2009 and evaluating parameters. Hence, proposing scenarios of flooding for the downstream of Han River – Danang City.
    1. Mở đầu
    Địa hình vùng hạ du thành phố Đà Nẵng là đồng bằng hẹp, nối liền đồi núi cao và biển; sông suối quanh co, lòng dẫn thay đổi nhiều. Do đó vào mùa mưa lũ các dòng chảy lũ rất phức tạp gây ngập cho vùng trũng ven sông. Việc đưa quy mô ngập lụt và độ sâu ngập lụt tối đa khi biết lượng mưa hoặc lưu lượng ở thượng nguồn là rất cần thiết. Trước tiên, tạo cơ sở để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại hiệu quả hơn, sau đó lập kế hoạch ứng phó với những trận lũ sau có tính chất phức tạp hơn
    Trong đề tài này chúng tôi chọn mô hình WMS 8.3 để mô phỏng lũ, với những ưu điểm nổi trội chúng tôi tin tưởng áp dụng mô hình này sẽ đem lại hiệu quả cho công tác phòng chống lũ lụt, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
    2. Nội dung tính toán


    2.1. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế
    Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích là 1.248,4 km2 (Trong đó huyện đảo Hoàng Sa là
    305 km) nằm trong khu vực từ 15015’15” đến 16013’15” Vĩ độ Bắc và 107049’00” đến 108020’18” Kinh độ Đông, thuộc vùng duyên hải miền Trung. Vùng đồng bằng ven biển và đồng bằng phía Bắc của thành phố bị chia cắt bởi các sông của hệ thống sông Hàn và sông Cu Đê.
    Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 06 quận nội thành, 01 huyện ngoại thành và 01 huyện đảo. Với dân số là 822.178 người (năm 2008). Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng, GDP đầu người đạt 33,2 triệu đồng.



    2.2. Cơ sở dữ liệu
    Bản đồ địa hình được sử dụng theo nguồn: Dự án mô hình Thủy văn – Thủy lực thành phố Đà Nẵng (Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường Đai học Đà Nẵng)
    3. Ứng dụng mô hình WMS thiết lập bản đồ ngập lụt hạ du Thành phố Đà Nẵng


    3.1. Các mô hình toán thủy lực tính lũ trên thế giới
    Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình tính thủy lực nổi tiếng mô phỏng dòng chảy trên
    sông như:


    Mô hình WMS của Đại học Young Mô hình HEC-RAS của quân đội Mỹ Mô hình Mike của Đan Mạch
    Mô hình Telemac của Pháp


    Qua so sánh các mô hình toán, chúng tôi chọn mô hình WMS để tính toán vì: WMS có khả năng mô phỏng lũ mạnh, tích hợp nhiều mô hình miễn phí như HEC-RAS, HEC-HMS, TR-20 trong đó mô hình HEC-RAS đáp ứng được các yêu cầu tính toán tiêu thoát lũ, giao diện đơn giản, có khả năng tự động hóa tính toán cao, ngoài ra một ưu điểm nổi bật nữa đó là phần
    mềm miễn phí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...