Luận Văn Ứng dụng mô hình Value at Risk trong việc đo lường và đưa ra quyết định quản trị rủi ro tỷ giá tại c

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ. v PHẦN MỞ ĐẦU vi
    CHƯƠNG 1. RỦI RO TỶ GIÁ, TÍNH TẤT YẾU CỦA RỦI RO TỶ GIÁ, QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ, MÔ HÌNH VALUE AT RISK VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO TỶ GIÁ. .1


    1.1. Rủi ro tỷ giá và tính tất yếu của rủi ro tỷ giá .1


    1.2. Quản trị rủi ro tỷ giá. .1


    1.3. Mô hình Value at Risk và cơ sở khoa học để đo lường rủi ro tỷ giá. 2


    1.3.1. Lý luận mô hình Value at Risk. 2


    1.3.2. Các phương pháp tính VaR. 4


    1.3.3. Các hạn chế của mô hình VaR. .8


    1.3.4. Giới thiệu Back – test 8


    1.3.5. Giới thiệu Stress – test và E-VaR. 8


    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG


    QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM QUA CÁC NĂM


    2010 - 2012 .10


    2.1. Khung pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam. 10


    2.2. Các giao dịch ngoại tệ đang được triển khai ở các NHTM Việt Nam .11


    2.2.1. Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot operation). 11


    2.2.2. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward operation). .12


    2.2.3. Giao dịch ngoại tệ quyền chọn (Option operation) .15


    2.2.4. Giao dịch ngoại tệ hoán đổi (Swap operation) 16


    2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam 17


    2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM qua các năm 2010


    – 2012 17



    2.3.2. Mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 21


    2.4. Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá của các NHTM Việt Nam. .23


    2.5. Sự cần thiết phải sử dụng mô hình VaR trong đo lường rủi ro tỷ giá. 24


    CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG VIỆC ĐO LƯỜNG VÀ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTMVN .25


    3.1. Ứng dụng mô hình Value at Risk để đo lường rủi ro tỷ giá .25


    3.1.1. Phương pháp mô phỏng lịch sử .25


    3.1.2. Phương pháp Variance – Covariance 26


    3.1.3. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo. 27


    3.1.4. Kết quả tính VaR .28


    3.2. Ứng dụng Back – test để kiểm tra tính chính xác của VaR 29


    3.3. Ứng dụng Stress test và E-VaR để khắc phục hạn chế của VaR 30


    3.3.1. Stress test .30


    3.3.2. E- VaR .31


    3.4. Hiệu quả của mô hình Value at Risk. .32


    3.4.1. Đưa ra mức chịu đựng của ngân hàng khi gặp rủi ro tỷ giá 32


    3.4.2. Ứng dụng kết quả tính VaR để quản trị rủi ro tỷ giá bằng công cụ ngoại tệ phái sinh. .32


    3.4.3. Ứng dụng Value at Risk và Optquest để xác định trạng thái ngoại tệ tối


    ưu .39


    3.5. Kiến nghị. .40


    3.5.1. Kiến nghị với các Ngân hàng Thương mại. 40


    3.5.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam trong việc ban hành chính sách quản trị


    rủi ro tỷ giá. .44


    KẾT LUẬN 46


    TÀI LIỆU THAM KHẢO. .a



    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG VIỆC
    ĐO LƯỜNG VÀ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    Cơ cấu thu nhập của đa phần các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chủ yếu dựa trên hoạt động cấp tín dụng. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, đây là cơ cấu thu nhập không ổn định. Vì khi cạnh tranh gay gắt diễn ra các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay. Chính điều này làm giảm thu nhập của các ngân hàng. Điều này thực sự có ảnh hưởng đến những ngân hàng có cơ cấu thu nhập dựa vào hoạt động cấp tín dụng. Theo lời khuyên của các chuyên gia này, các ngân hàng nên chuyển dần cơ cấu thu nhập sang hoạt động dịch vụ, đây mới chính là thu nhập bền vững của ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động có tốc độ tăng trưởng thu nhập rất cao. Cụ thể đóng góp vào 13,01% so với kết quả kinh doanh của Vietcombank năm 2010 tương đương 561.680 triệu VNĐ, sau đó tăng đến 26,17% năm 2011, và 34,86% cho năm 2012 tương đương 1.488.308 triệu VNĐ, gấp 2,65 lần kết quả KDNT 2010.


    Tuy nhiên ở một số ngân hàng thương mại khác hoạt động kinh doanh ngoại tệ lại không mấy khả quan. Đơn cử với trường hợp của ACB kết quả KDNT năm 2010 đạt 191.104 triệu VNĐ, năm 2012 lợi nhuận hoạt động này dừng ở -1.863.643 triệu VNĐ, tức là giảm 8,75 lần so với năm 2010. Hoặc trường hợp của Eximbank kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2010 và 2012 lần lượt là 15.750 triệu VNĐ, và -297.374 triệu VNĐ, tức kết quả năm 2012 giảm 17,9 lần so với năm 2010.


    Vậy nhân tố nào đã làm nên những sự khác biệt trên? Chìa khóa để thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là quản trị rủi ro tỷ giá (Keyon 1990). Mặc dù vậy, thực tế việc quản trị rủi ro tỷ giá tại Việt Nam lại được thực hiện theo cơ chế trạng thái ngoại





    tệ. Cơ chế này đã không phản ánh được đúng rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng thương mại


    đang gặp phải, đồng thời cũng tỏ ra một số không hiệu quả.


    Thêm một yếu tố khác nữa chính là sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ giữa các NHTM trong và ngoài nước, mà phần thắng đang dần thuộc về các NHTM nước ngoài. Điều này sẽ gây ra một số khó khăn cho hoạt động KDNT cũng như hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM trong nước.


    Cuối cùng xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tại Mỹ năm 2007 – 2008 trước tình hình nhiều ngân hàng sụp đổ. Nhưng lại có một số ngân hàng vẫn vững thế nhờ vào việc sử dụng công cụ quản trị rủi ro mạnh.


    Xuất phát từ những nguyên nhân này mà tác giả đã thực hiện đề tài “Ứng dụng mô hình


    Value at Risk trong việc đo lường và đưa ra quyết định quản trị rủi ro tỷ giá tại các


    NHTM Việt Nam”.


    2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.




    Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam, từ đó tìm ra những hạn chế. Tiến hành xây dựng công cụ định lượng rủi ro tỷ giá mà cụ thể là mô hình VaR, để tiến hành khắc phục những hạn chế này.


    Bài viết đi từ những vấn đề cơ bản nhất của rủi ro tỷ giá, tiến hành phân tích tình hình quản trị rủi ro cũng như kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM để cho thấy tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tỷ giá, từ đó ứng dụng mô hình VaR để đo lường rủi ro bằng các phương pháp, cuối cùng đưa ra những biện pháp để khắc phục hạn chế mô hình VaR cũng như nghiên cứu một số kiến nghị giúp mô hình VaR được khả thi tại
    Việt Nam.


    3. CÂU HỎI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.




    Bài viết tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau.





    Thứ nhất, tại sao rủi ro tỷ giá luôn tồn tại trong cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hiện nay tại các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?


    Thứ hai, thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản trị rủi ro tỷ giá tại các NHTM


    Việt Nam đang diễn ra như thế nào?


    Thứ ba, tại sao cần sử dụng mô hình Value at Risk để đo lường rủi ro tỷ giá? Thực sự mô hình Value at Risk là gì?


    Thứ tư, ứng dụng của mô hình Value at Risk để đo lường rủi ro tỷ giá ra sao? Và việc sử


    dụng kết quả từ mô hình Value at Risk để ra quyết định quản trị rủi ro tỷ giá như thế nào?


    Thứ năm, có những hạn chế nào của mô hình Value at Risk và cách khắc phục ra sao?


    Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu trên bài viết tập trung nghiên cứu những đối tượng


    sau đây.


    Thứ nhất, phân tích tình hình thực trạng về quản trị rủi ro tỷ giá và hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam để làm cơ sở khẳng định tầm quan trọng của mô hình Value at Risk.


    Thứ hai, nghiên cứu lý thuyết và cách ứng dụng mô hình Value at Risk để áp dụng tại Việt Nam.
    Thứ ba, phân tích những hạn chế của mô hình Value at Risk để tìm ra những giải pháp hoàn thiện và kiến nghị.


    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.




    Phương pháp nghiên cứu của bài viết được chia thành hai phần.


    Thứ nhất, đối với các mục tiêu định tính, bài viết sử dụng phương pháp mô tả, thống kê, so sánh để làm rõ những lý thuyết về tính tất yếu của việc tồn tại tỷ giá hối đoái. Cùng với đó là việc khẳng định tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, được thể hiện qua phần phân tích thực trạng.





    Thứ hai, với những mục tiêu định lượng, bài viết sử dụng chỉ số HHI để đưa ra mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam làm nền tảng để đưa ra kết luận về tính cấp thiết ứng dụng mô hình Value at Risk. Tiếp theo, bài viết xác định sử dụng mô hình Value at Risk để đo lường rủi ro tỷ giá. Đồng thời sử dụng Back test, Stress test, và E-VaR để khắc phục những hạn chế của mô hình Value at Risk. Cuối cùng để tăng hiệu quả quản trị khi ứng dụng mô hình này tác giả đã sử dụng thêm chi phí rủi ro biên trong việc tối đa hóa lợi nhuận kết hợp tối thiểu hóa rủi ro, cùng với mô hình
    ARIMA để chào tỷ giá kỳ hạn.


    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.




    Bài viết được bố trí thành ba chương với nội dung sau đây.


    Chương 1. Trình bày những sơ sở về rủi ro tỷ giá, tính tất yếu của rủi ro này, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tỷ giá, cùng với đó là việc giới thiệu mô hình VaR cùng những cách thức đo lường.


    Chương 2. Trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam cùng với quá trình quản trị rủi ro, để cho thấy những bất cập trong quản trị rủi ro tỷ giá tại Việt Nam. Đồng thời để tăng tính thuyết phục khi đưa ra tầm quan trọng của việc ứng dụng VaR tác giả đã trình bày chỉ số HHI, chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh, trong hoạt động KDNT.


    Chương 3. Trên cơ sở nền tảng lý thuyết chương 1, tầm quan trọng của mô hình VaR đã được khẳng định tại chương 2, chương 3 tập trung trình bày ứng dụng của mô hình VaR
    cùng những cách khắc phục hạn chế. Nội dung cuối chương là phần trình bày một số mô hình cũng như chỉ số giúp tăng hiệu quả của việc ứng dụng mô hình VaR để đưa ra quyết
    định quản trị rủi ro tỷ giá.


    6. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.




    Bài viết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về mặt kinh tế xã hội, nhất là trong điều kiện thực tế tại Việt Nam hiện nay.

    Về mặt lý luận, bài viết đã hệ thống hóa lại những vấn đề liên quan đến rủi ro tỷ giá. Trình bày những nội dung liên quan đến mô hình VaR cùng với những cách khắc phục hạn chế. Đây là những đóng góp cho việc phát triển những đề tài tương tự sau này.


    Về mặt thực tiễn, bài viết đã nêu ra những thực trạng trong hoạt động, quản trị rủi ro, và mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam. Cùng với đó là việc ứng dụng mô hình VaR để đo lường rủi ro tỷ giá, làm cơ sở để nhà quản trị đưa ra những quyết định quản trị rủi ro tỷ giá. Cuối cùng là những đóng góp về các chỉ số chi phí rủi ro biên, mô hình ARIMA, và ứng dụng công cụ Optquest để tăng hiệu quả khi ứng dụng mô hình VaR vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...