Tiến Sĩ Ứng dụng mô hình toán trong quyết định tài chính công ty

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu khoa học
    Đề tài: Ứng dụng mô hình toán trong quyết định tài chính công ty

    MỤC LỤC
    Trang
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .1
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
    1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .2
    1.3 CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .4
    1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
    1.6 Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .6
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG
    QUYẾT ĐỊNH TRONG TÀI CHÍNH CÔNG TY 7
    2.1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG QUYẾT ĐỊNH TRONG TÀI CHÍNH CÔNG TY 7
    2.1.1 Quyết định đầu tư 7
    2.1.2 Quyết định nguồn vốn .8
    2.1.3 Quyết định phân phối lợi nhuận hay chính sách cổ tức .9
    2.1.4 Một số quyết định khác trong tài chính công ty .9
    2.2 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG MÔ HÌNH TRONG NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH .10
    2.2.1 Khái niệm về mô hình 10
    2.2.2 Phân loại mô hình .11
    2.2.3 Những yếu tố căn bản của mô hình 13
    2.2.4 Phương pháp xây dựng và ứng dụng mô hình trong quyết định tài chính công
    ty .14
    2.3 NHỮNG NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH TÀI CHÍNH 17
    2.3.1 Thời giá tiền tệ 18
    2.3.2 Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro .29
    CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG HOÁ CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG QUYẾT
    ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY .39
    3.1 CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ .39
    3.1.1 Các mô hình trong quyết định đầu tư tài sản lưu động 39
    Mô hình quyết định tồn quỹ tiền mặt 39
    Mô hình quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn 46
    Mô hình quyết định khoản phải thu hay chính sách bán chịu hàng hoá .48
    Mô hình quyết định tồn kho .60
    3.1.2 Các mô hình trong quyết định đầu tư tài sản cố định 62
    Mô hình quyết định mua sắm tài sản cố định mới .62
    Mô hình quyết định thay thế tài sản cố định cũ .63
    Mô hình quyết định đầu tư dự án 64
    3.1.3 Mô hình quyết định đầu tư tài chính dài hạn .65
    Mô hình định giá trái phiếu .65
    Mô hình định giá cổ phiếu 71
    Mô hình định giá quyền chọn .74
    ii
    3.1.4 Các mô hình trong quyết định quan hệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố
    định .77
    Phân tích hoà vốn 79
    Phân tích độ bẩy hoạt động 80
    3.2 Các mô hình trong quyết định nguồn vốn 82
    Mô hình quyết định chi phí sử dụng nợ .83
    Mô hình quyết định chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi .83
    Mô hình quyết định chi phí sử dụng vốn cổ phần phổ thông .84
    Mô hình quyết định chi phí sử dụng vốn trung bình 85
    3.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH QUYẾT ĐỊNH KHÁC TRONG TÀI CHÍNH CÔNG TY .86
    3.3.1 Mô hình quyết định tiền lương hiệu quả 86
    3.3.2 Mô hình quyết định hình thức chuyển tiền .87
    3.4 KẾT LUẬN .89
    CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG QUYẾT
    ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY .90
    4.1 KHẢO SÁ T THỰC TRẠNG QUẢ N TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NĂM
    2000 90
    4.1.1 Mô tả cuộc khảo sát .90
    4.1.2 Kết quả khảo sát 93
    Thực hành quản trị tiền mặt 93
    Thực hành quản trị khoản phải thu 95
    Thực hành quản trị tồn kho .97
    4.1.3 Nhận xét và kết luận 98
    4.2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH TÀI
    CHÍNH CÔNG TY NĂM 2004 100
    4.2.1 Mô tả cuộc khảo sát .100
    4.2.2 Kết quả khảo sát 101
    Tình hình huy động vốn kinh doanh .101
    Tình hình đào tạo, hiểu biết và sử dụng các mô hình tài chính .102
    Khả năng sinh lợi và thực tiễn ra quyết định đầu tư .102
    Cơ sở của việc ra quyết định sử dụng tài sản 104
    Hiểu biết, ứng dụng các mô hình tài chính .104
    Kết luận về nhu cầu ứng dụng các mô hình tài chính 105
    Đánh giá nhu cầu dịch vụ tư vấn quản lý tài chính .105
    4.2.3 Nhận xét và kết luận 106
    4.3 NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY
    HIỆN NAY .107
    CHƯƠNG 5: HƯỚNG DẪN ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH
    TÀI CHÍNH CÔNG TY .108
    5.1 ĐỀ XUẤT CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH TÀI
    CHÍNH CÔNG TY Ở VIỆT NAM .108
    5.1.1 Tạo nhận thức về các mô hình tài chính .108
    5.1.2 Giải quyết mâu thuẩn lợi ích khi ra quyếtđịnh 110
    iii
    5.1.3 Thay đổi hành vi ra quyết định 111
    5.1.4 Kích thích nhu cầu sử dụng các mô hình tàichính .112
    5.1.5 Giải quyết sự bất tương thích giữa mô hình và môi trường tài chính .112
    5.1.6 Xây dựng hệ thống thu thập thông tin 113
    5.1.7 Ưùng dụng các mô hình tài chính phục vụ việc ra quyết định .114
    5.1.8 Kiểm nghiệm và hoàn thiện mô hình 114
    5.2 HƯỚNG DẪN ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH
    CÔNG TY .115
    5.2.1 Hướng dẫn ứng dụng các mô hình quyết định đầu tư .115
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình Baumol .115
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình Miller-Orr .119
    Hướng dẫn ứng dụng các mô hình quản lý khoản phải thu .120
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình EOQ 127
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình DCF 128
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình CAPM .132
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình định giá trái phiếu 134
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình Gordon 135
    5.2.2 Hướng dẫn ứng dụng các mô hình trong quyết định quan hệ giữa chi phí biến đổi
    và chi phí cố định 137
    5.2.3 Hướng dẫn ứng dụng các mô hình quyết định nguồn vốn 139
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình quyết định nguồn tài trợ ngắn hạn 139
    Hướng dẫn ứng dụng mô hình quyết định nguồn tài trợ dàihạn .141
    5.3 ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TY ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CÁC MÔ HÌNH TÀI
    CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC HỆ THỐNG HOÁ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 148

    Chương 1:
    GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Trong thực tiễn hoạt động, ban giám đốc công ty nói chung và giám đốc tài chính
    nói riêng thường xuyên đứng trước những quyết định kinh doanh có liên quan chặt
    chẽ đến các vấn đề tài chính của công ty. Chẳng hạn công ty có nên đầu tư một dự
    án mở rộng sản xuất kinh doanh hay không? Công ty có nên ký kết một hợp đồng
    xuất hoặc nhập khẩu trong điều kiện tỷ giá hối đoái biến động hay không? Công
    ty nên tính toán quyết định tồn quỹ tiền mặt tại công ty và tiền gửi ngân hàng
    như thế nào cho tối ưu? Và còn rất nhiều vấn đề khác nữa giám đốc công ty cần ra
    quyết định. Những quyết định này thường đóng vai trò quan trọng, đôi khi trực
    tiếp ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty. Để ra quyết định trước những tình
    huống trên, một số giám đốc công ty hoặc là quyết định theo cảm tính của mình,
    dựa vào những kinh nghiệm cá nhân, hoặc là quyết định một cách ngẫu nhiên,
    dựa trên cơ sở phó thác cho sự may rủi. Hẳn nhiên những quyết định như vậy rất
    dễ dẫn đến sai lầm và gây tổn thất cho công ty, đặc biệt là tổn thất cho cổ đông là
    chủ sở hữu công ty nhưng không trực tiếp điều hành công ty. Điều này vẫn thường
    xuyên xảy ra do các nhà quản lý thiếu công cụ quản trị khoa học và thiếu năng lực
    ứng dụng các công cụ đó vào thực tiễn.
    Kết quả khảo sát thực tiễn quản trị tài chính của 150 doanh nghiệp vừa và
    nhỏ đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2000
    1
    cho thấy phần lớn các
    doanh nghiệp chưa chú trọng lắm đến quản trị tài chính mà chỉ tập trung vào
    công tác kế toán, nhằm lập ra các báocáo tài chính theo qui định của Bộ Tài
    Chính. Ngoài ra, hầu hết các nhà quản lý chủ chốt bao gồm chủ doanh nghiệp,
    giám đốc và kế toán trưởng đều rất ít hiểu biết và sử dụng các mô hình trong việc
    1
    Nguyễn Ninh Kiều (2000), Thực hành quản trị vốn lưu động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp
    chí Phát Triển Kinh Tế
    Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
    2
    ra quyết định quản lý. Kết quả là, hiệu quả quản lý doanh nghiệp nói chung và
    quản lý tài chính nói riêng không cao và phụ thuộc vào kinh nghiệm và ý chí chủ
    quan do đa số các quyết định tài chính đều được thực hiện dựa vào kinh nghiệm,
    thiếu cơ sở lý thuyết, thiếu sự hỗ trợ của các mô hình ra quyết định.
    Từ các quan sát thực tiễn quản lý tài chính công ty, thông qua các cuộc trao
    đổi với một số giám đốc công ty tại Việt Nam và qua quá trình nghiên cứu kinh
    nghiệm quản lý ở các nước cho thấy rằng nhu cầu thực hiện nghiên cứu nhằm đưa
    ra những mô hình ra quyết định có thể ứng dụng trong thực tiễn ra quyết định tài
    chính của doanh nghiệp vừa mang tính chất khoa học, định lượng vừa phù hợp với
    môi trường quản lý của Việt Nam đã trởthành một nhu cầu cấp thiết. Kết quả
    nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiễn quản trị tài
    chính công ty. Nó cung cấp cho những nhà quản trị thực hành công cụ phân tích
    và ra quyết định tài chính mang tính khoa học, có cơ sở và có tính định lượng.
    1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Như được trình bày ở trên, nhu cầu cấp thiết của thực tiễn quản trị tài chính công
    ty Việt Nam là làm sao có được các mô hình ra quyết định có tính khoa học, có
    tính ứng dụng cao. Vấn đề của thực tiễn quản lý, cũng chính là vấn đề thử thách
    dành cho các nhà nghiên cứu khoa học, là làm sao chọn lựa từ lý thuyết tài chính
    các mô hình ra quyết định hữu ích, từ đó hiệu chỉnh cho phù hợp, và hướng dẫn sử
    dụng, qua đó có thể đưa các công cụ lý thuyết vào thực tiễn, đem lại các giá trị
    thực sự cho thực tiễn quản lý tài chính của các công ty Việt Nam. Như vậy, vấn đề
    đặt ra cho đề tài nghiên cứu này là xây dựng những mô hình ra quyết định
    tài chính thích hợp có thể ứng dụng trong thực tiễn quản lý nhằm hỗ trợ
    cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định tài chính công ty.
    Đây là vấn đề nghiên cứu vừa mới mẽ vừa có tính hữu ích cao ở Việt Nam
    hiện nay. Nó mới mẽ vì mặc dù lý thuyết tài chính công ty đã phát triển ở một
    mức độ cao, nhưng việc ứng dụng các mô hình lý thuyết này vào thực tiễn quản lý
    công ty Việt Nam chưa thực sự được thực hiện trong một nghiên cứu nào trước
    Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
    3
    đây. Vấn đề nghiên cứu này có tính hữu ích cao vì kết quả nghiên cứu sẽ là một
    cẩm nang ứng dụng các mô hình ra quyếtđịnh có tính khoa học vào thực tiễn
    quản lý tài chính của công ty Việt Nam trong môi trường hiện nay.
    Hình 1.1 dưới đây mô tả quá trình xử lý thông tin và ra quyết định tài
    chính trong công ty.
    Hình 1.1: Mô tả vấn đề nghiên cứu
    1.3 CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Để có thể giải quyết được vấn đề cần nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ quan trọng
    đầu tiên của đề tài nghiên cứu này là đánh giá nhu cầu của công ty Việt Nam đối
    với việc sử dụng các mô hình ra quyết định tài chính. Các câu hỏi cho phần này
    như sau:
    ã Trong thực tiễn hoạt động công ty, các nhà quản lý thường xuyên đối mặt
    với những loại quyết định tài chính nào? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong
    chương 2.
    ã Các nhà quản lý thực hiện việc ra quyết định tài chính như thế nào? Câu
    hỏi này sẽ được trả lời trong chương 4.
    Thông tin đầu vào
    Mô hình xử

    Thông tin đầu ra Quyết định tài chính
    Vấn đề nghiên cứu: “Làm thế
    nào để xây dựng và ứng dụng các
    mô hình phù hợp trong việc ra
    quyết định tài chính công ty”.
    Nhà quả n lý :
    ã Chủ doanh nghiệp
    ã Giá m đố c
    Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
    4
    ã Nhu cầu và khả năng ứng dụng những mô hình trong quyết định tài chính
    ở Việt Nam hiện nay ra sao, xét về cả hai phương diện lý luận và thực
    tiễn? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 4.
    ã Mô hình tài chính có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với các nhà quản
    lý và làm thế nào ứng dụng mô hình trong việc ra quyết định tài chính
    công ty? Câu hỏi này sẽ được kết hợp trả lời trong chương 3 và chương 5.
    Nhiệm vụ quan trọng tiếp theo là chọn lựatừ lý thuyết quản trị tài chính công ty
    các mô hình ra quyết định hữu ích, hiệu chỉnh cho phù hợp thực tiễn quản lý tài
    chính Việt Nam, và hướng dẫn ứng dụng các mô hình vào thực tiễn quản lý tài
    chính công ty Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể cho nhiệm vụ này như sau:
    ã Hệ thống hoá và lượng hoá những quyết định tài chính mà công ty thường
    xuyên phải đối phó.
    ã Hệ thống hoá các mô hình phù hợp với từng loại quyết định trong hoạt
    động tài chính công ty.
    ã Nghiên cứu cách thức ứng dụng các mô hình tài chính để giải quyết vấn đề
    và tìm ra phương án tối ưu cho từng loại quyết định.
    ã Hướng dẫn cho nhà quản lý ứng dụng các mô hình vào thực tiễn ra quyết
    định tài chính công ty.
    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý ở Việt Nam
    hiện nay. Như đã đề cập trong phần mục tiêu nghiên cứu, trước hết công trình
    nghiên cứu này sẽ khảo sát thực tiễn quản trị tài chính doanh nghiệp để đánh giá
    thực trạng và mô tả động thái của nhà quản lý trong việc ra các quyết định tài
    chính. Kế đến sẽ xem xét những điều kiện và xây dựng những mô hình phù hợp có
    thể sử dụng như là công cụ phục vụ việc ra quyết định tài chính. Cuối cùng, những
    mô hình sau khi đã được xây dựng sẽ được kiểm định để đánh giá khả năng ứng
    Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
    5
    dụng vào thực tiễn. Do vậy đề tài này sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
    cứu khác nhau nhằm tận dụng tính chất hợp lý và ưu việt của từng loại phương
    pháp nghiên cứu khoa học.
    Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấpđược sử dụng để nghiên cứu cơ sở
    lý luận nhằm đặt nền tảng cho việc xây dựng mô hình trong quyết định tài chính
    công ty. Phương pháp này được sử dụng để xem xét, tìm tòi, hệ thống hoá và tóm
    tắt tất cả những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài này đã được tiến hành
    trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, hiểu được các nhà nghiên cứu đi trước đã có
    những công trình nghiên cứu nào, kết quả ra sao để có thể sử dụng hoặc nghiên
    cứu bổ sung trong công trình nghiên cứu này.
    Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấpcũng được sử dụng nhằm thu thập
    và phân tích thông tin liên quan đến thực trạng và nhu cầu ứng dụng mô hình
    trong thực tiễn quản lý ở Việt Nam. Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc
    nghiên cứu đề tài này, một cuộc khảo sát về thực hành quản trị tài chính ở 150
    doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được tiến
    hành năm 2000. Ngoài ra, còn có 10 cuộc phỏng vấn trực tiếp giám đốc và kế toán
    trưởng đã được tiến hành trong năm 2002 và một cuộc khảo sát nữa đã được tiến
    hành vào cuối năm 2003 và đầu 2004 đối với 27 công ty. Danh sách các công ty
    tham gia trả lời phỏng vấn được liệt kê ở phụ lục số 1. Dựa vào kết quả các cuộc
    khảo sát nêu trên có thể mô tả và rút ra kết luận về thực trạng quản lý tài chính
    doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, như được trình bày trong chương 4.
    Trong quá trình nghiên cứu xây dựng mô hình các phương pháp phân tích
    định lượng trong quản lýđã được sử dụng để đưa ra những mô hình phù hợp cho
    từng tình huống quản trị.Cuối cùng một số công ty được lựa chọn để tham gia sử
    dụng thử nghiệm nhằm kiểm định một số mô hình được xây dựng.
    1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Đề tài nghiên cứu này được trình bày thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu đề tài
    và trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp luận trong nghiên cứu. Vấn
    Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
    6
    đề cơ sở lý luận liên quan đến đề tài sẽ được trình bày trong chương 2 và 3.
    Chương 2 giới thiệu chi tiết về các loại quyết định trong tài chính công ty, đồng
    thời giới thiệu khái niệm cũng như cơ sở lý luận của các mô hình trong tài chính
    công ty. Chương 3 hệ thống hoá tất cả những mô hình thường được sử dụng trong
    quyết định tài chính công ty. Chương 4 nêu lên kết quả khảo sát thực tiễn về thực
    hành quản trị tài chính, nhu cầu và khả năng ứng dụng mô hình trong quyết định
    tài chính công ty. Chương 5, là chương quan trọng nhất, trình bày cách thức xây
    dựng mô hình tương ứng với từng tình huốngquản lý cụ thể và chỉ rõ cách thức
    ứng dụng mô hình trong thực tiễn quản lý đối với từng loại hình doanh nghiệp.
    1.6 Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt khoa học cũng như
    thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài này góp phần chắt lọc và hoàn thiện những mô
    hình lý thuyết phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của Việt Nam. Những mô
    hình mang tính chất lý thuyết đã được trình bày rất nhiều trong sách giáo khoa
    và các công trình nghiên cứu tài chính công ty, nhưng vấn đề được giải quyết
    trong đề tài này là làm thế nào để chắt lọc và ứng dụng được những mô hình này
    trong điều kiện của Việt Nam? Công trình nghiên cứu này sẽ giúp hoàn thiện và
    mở rộng việc ứng dụng mô hình vào quản lý tài chính công ty trong điều kiện Việt
    Nam.
    Về mặt thực tiễn, đề tài này cung cấp cho các nhà quản lý công cụ hữu hiệu
    trong việc phân tích và ra quyết định tài chính một cách có cơ sở khoa học, chính
    xác dựa trên nền tảng định lượng và ứng dụng mô hình toán học. Việc nghiên cứu
    thành công và ứng dụng phổ biến kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng
    cao hiệu quả quản lý tài chính công ty tại Việt Nam, đồng thời chấm dứt thờ i kỳ
    nhà quản lý thực hiện việc ra quyết định mang nặng cảm tính chủ quan, do thiếu
    công cụ phân tích định lượng hữu hiệu.

    Chương 2:
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH TÀI CHÍNH VÀ
    NHỮNG QUYẾT ĐỊNH TRONG TÀI CHÍNH CÔNG TY
    2.1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG QUYẾT ĐỊNH TRONG TÀI CHÍNH CÔNG TY
    Những quyết định trong tài chính công ty được bàn nhiều nhất trong quản trị tài chính
    và tài chính công ty. Theo Van Horne và Wachowicz (2001) quản trị tài chính quan tâm
    đến mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản công ty theo mụctiêu chung được đề ra. Cũng
    quan niệm tương tự như vậy nhưng McMahon (1993) chi tiết thêm rằng quản trị tài
    chính quan tâm đến tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản và hoạt động của công
    ty, phân bổ các nguồn vốn có giới hạn cho những mục đích sử dụng khác nhau, bảo đảm
    cho các nguồn vốn được sử dụng một cách hữuhiệu và hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra.
    Các tác giả khác như Brealey và Myers (1996), Ross và nhóm tác giả (2002) đều
    thống nhất cho rằng tài chính công ty quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và
    quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mụ c tiêu đề ra. Qua những định nghĩa nêu trên
    có thể thấy tài chính công ty liên quan đến baloại quyết định chính:quyết định đầu tư,
    quyết định huy động nguồn vốn, vàquyết định quản lý tài sản. Ngoài ra còn có rất nhiều
    loại quyết định khác liên quan đến hoạt động củacông ty nhưng trong phạm vi nghiên
    cứu, đề tài chỉ xem xét những loại quyết định nào có thể lượng hóa và sử dụng mô hình
    để ra quyết định chứ không xem xét tất cả các loại quyết định. Dưới đây chúng tôi sẽ
    trình bày chi tiết hơn về từng loại quyết định chủ yếu trong tài chính công ty.
    2.1.1 Quyết định đầu tư
    Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản và giá trị
    từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tàisản cố định) cần có và (2) mối quan hệ cân
    đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Trong kế toán chúng ta đã quen với
    hình ảnh bảng cân đối tài sảncủa doanh nghiệp. Quyết địnhđầu tư gắn liền với phía
    bên trái bảng cân đối tài sản. Cụ thể có thể liệt kê một số quyết định về đầu tư như sau:
    ã Quyết định đầu tư tàisản lưu động, bao gồm:
    ư Quyết định tồn quỹ tiền mặt

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Bennings, S. (2000), Financial Modeling, 2
    nd
    Edition, The MIT Press.
    Bodie, Z., Kane, A., and Marcus, A. (2001), Essentials of Investment, 4
    th
    Edition, McGraw-Hill.
    Bonini, Hausman, Bierman, (1997), Quantitative Annalysis for Management,
    Irwin, 1997.
    Brealey, R.A., and Myers, S.C., (1996), Principles of Corporate Finance, 5
    th
    Edition, McGraw-Hill.
    Brigham, E. F., (1992), Fundamentals of Financial Management, 6
    th
    Edition,
    The Dryden Press.
    Daigler, R. T., (1994), Advanced Options Trading, Irwin.
    Hawawini, G. and Viallet, C. (2002), Finance for Executives, 2
    nd
    Edition,
    South-Western.
    Higgins R. C. (2001), Analysis for Financial Management, 6
    th
    Edition,
    McGraw-Hill and Irwin.
    Huỳnh Trung Lương, Trương Tôn Hiền Đức, Phương pháp định lượng trong
    quản lý và vận hành, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2002.
    Nguyễn Minh Kiều (2000), Thực hành quản trị vốn lưu động trong các
    doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí Phát Triển Kinh Tế.
    Nguyễn Minh Kiều, (2003), Phân tích tà i chính, www.fetp.edu.vn
    Nguyễn Minh Kiều, (2004), Phân tích tà i chính, www.fetp.edu.vn
    Nguyễn Minh Kiề u, (2001), Thanh toán quốc tế và thị trường ngoại hối, Nhà
    xuất bản Đại học quốc gia Tp. HCM.
    Nguyễn Thống, Cao Hào Thi, Phương phá p định lượng trong quản lý, Nhà
    xuất bản thống kê, 1998.
    Madura, J. (2001) Financial Markets and Institutions, 5
    th
    Edition, SouthWestern College Publishing.
    150
    Ross, S.A., Westerfield, R.W., Jaffe, J.F., and Roberts, G.S., (1995), Corporate
    Finance, 1
    st
    Canadian Edition, Irwin.
    Ross, S.A., Westerfield, R.W., and Jaffe, J.F., (2002), Corporate Finance, 6
    th
    Edition, McGraw-Hill and Irwin.
    Shapiro, A. A., (1999), Multinational Financial Management, 6
    th
    edition,
    Prentice Hall.
    Van Horne, J.C., and Wachowicz, J.M., (2001), Fundamentals of Financial
    Management, 11
    th
    Edition, Prentice Hall.
    Tucker, A. L., (1992), Financial Futures, Options, & Swaps, Info Access &
    Distribution Pte Ltd.
    Tham, J. and Vélez-Pareja, I., (2004), Principles of Cash Flow Valuation,
    Elsevier Academic Press.
    Zikmund, W. (1997), Business Research Methods, 5
    th
    Edition, The Dryden
    Press.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...