Thạc Sĩ Ứng dụng mô hình quản lý vòng đời quản lý dự án (PCM-FASID) trong đánh giá sau dự án xây dựng cơ sở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Mạng lưới giao thông đường bộ giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
    kinh tế của quốc gia. Trong những năm gần đây, Chính phủ đặc biệt quan tâm trong
    việc nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) đường bộ nhằm thúc đNy sự phát
    triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chu trình của vòng đời dự án đầu tư
    hiện nay chỉ mới quan tâm đến công tác thực hiện đầu tư, xây dựng, vận hành và
    khai thác thông qua 4 giai đoạn: đó là (1) hình thành, (2) chuẩn bị, (3) thực hiện, và
    (4) kết thúc. Việc đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra, hiệu quả
    đầu tư, tác động đến môi trường và xã hội, và vấn đề phát triển bền vững của dự án
    trong giai đoạn vận hành và khai thác chưa được quan tâm một cách có khoa học và
    có luận chứng, và chưa được xem xét là quy trình bắt buộc trong công tác đầu tư dự
    án. Trong luận văn, tác giả sẽ phân tích các vấn đề tồn tại này tại Việt N am và
    nghiên cứu để đề xuất mô hình quản lý dự án xây dựng CSHT đường bộ có tích hợp
    phương thức đánh giá sau dự án. Mô hình quản lý vòng đời dự án (PCM) do Hiệp
    hội Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (FASID) đề xuất được sử dụng làm cơ sở cho
    việc xây dựng mô hình đề xuất. Công tác đánh giá sau dự án xem xét các vấn đề
    quan trọng của dự án như là mục tiêu tổng thể, mục đích dự án, kết quả đầu ra, và
    dữ liệu đầu vào. N goài ra, tác giả dựa trên mô hình đề xuất để đánh giá lại Dự án
    đầu tư nâng cấp Quốc lộ 5 theo 5 tiêu chí: đó là tính phù hợp, tính hiệu lực, tính
    hiệu quả, tính tác động, và tính bền vững của dự án trong quá trình sử dụng/vận
    hành nhằm kiểm chứng tính khả thi của mô hình đề xuất. Đặc biệt, việc thực hiện
    mô hình đề xuất sẽ giúp các nhà quản lý và đầu tư có được các điều chỉnh cần thiết
    cho quá trình vận hành hiệu quả của dự án, hoặc đưa ra một số bài học và kiến nghị
    phù hợp trong công tác phát triển và quản lý đường bộ tại Việt Nam. Đồng thời mô
    hình đề xuất tích hợp phương thức đánh giá sau dự án có thể áp dụng vào trong đầu
    tư dự án thuộc các lĩnh vực phát triển CSHT và kinh tế - xã hội khác.


    - iv -
    MỤC LỤC
    TRAN G PHỤ BÌA . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    TÓM TẮT . iii
    MỤC LỤC . iv
    CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN vii
    DAN H MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
    DAN H MỤC CÁC BẢN G ix
    DAN H MỤC CÁC HÌN H . xi
    CHƯƠN G 1 1
    TỔN G QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
    TẦN G ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT N AM 1
    1.1. Tình hình phát triển giao thông vận tải đường bộ 1
    1.2. Thực trạng công tác quản lý dự án giao thông vận tải đường bộ . 2
    1.3. Các mô hình quản lý dự án 5
    1.3.1. Mô hình quản lý dự án của Việt N am 5
    1.3.2. Mô hình quản lý vòng đời dự án do Hiệp hội N ghiên cứu Phát triển Quốc tế
    đề xuất 8
    1.3.3. Các ứng dụng của mô hình PCM-FASID . 15
    1.3.3.1. Chu trình QLDA theo N gân hàng Thế giới . 16
    1.3.3.2. Chu trình QLDA theo N gân hàng hợp tác Quốc tế N hật bản 16
    1.4. Mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 16
    1.4.1. Mục đích nghiên cứu 16
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 16
    1.4.3. Phương pháp nghiên cứu 17
    1.4.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 17
    1.5. N ội dung thực hiện của đề tài 17
    CHƯƠN G 2 19


    - v -
    N GHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH (PCM-FASID) VÀO ĐỀ XUẤT MÔ
    HÌNH QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI DỰ ÁN XÂY DỰNG CSHT ĐƯỜN G BỘ TẠI
    VIỆT NAM CÓ TÍCH HỢP PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SAU DỰ ÁN . 19
    2.1. Đề xuất mô hình quản lý vòng đời dự án xây dựng CSHT đường bộ . 19
    2.2. Xây dựng phương thức đánh giá sau dự án đường bộ . 26
    2.2.1. Kế hoạch đánh giá sau dự án 26
    2.2.2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá sau dự án 27
    2.2.3. Thu thập dữ liệu, phân tích và sắp sếp theo các chỉ tiêu đánh giá 29
    2.2.4. Đưa ra kết luận, kiến nghị và bài học kinh nghiệm . 29
    2.2.5. Trình tự đánh giá sau dự án 30
    CHƯƠN G 3 31
    ỨN G DỤNG PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SAU DỰ ÁN CHO DỰ ÁN NÂNG
    CẤP QUỐC LỘ 5 . 31
    3.1. Giới thiệu về Quốc lộ 5 . 31
    3.2. Tóm lược về dự án cần đánh giá . 34
    3.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá . 34
    3.4. Phân tích số liệu điều tra và đánh giá theo 5 tiêu chí . 41
    3.4.1. Đánh giá tính phù hợp . 41
    3.4.1.1. Phù hợp với nhu cầu của địa phương nơi có dự án . 41
    3.4.2. Đánh giá tính hiệu suất . 41
    3.4.2.1. Chi phí thực hiện dự án . 41
    3.4.2.2. Mức độ hoàn thành kết quả đầu ra . 42
    3.4.2.3. Thời gian thực hiện dự án . 42
    3.4.3. Đánh giá tính hiệu quả . 43
    3.4.3.1. Lưu lượng giao thông . 43
    3.4.3.2. Thời gian và vận tốc đi lại trên QL5 . 46
    3.4.3.3. Mức độ hài lòng của người sử dụng . 49
    3.4.4. Đánh giá tính tác động . 50
    3.4.4.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế . 50


    - vi -
    3.4.4.2. Khối lượng hàng hóa thông qua các cảng ở Hải Phòng . 52
    3.4.4.3. Cải thiện phân phối các sản phẩm nông nghiệp . 52
    3.4.4.4. Cải thiện mức sống người dân khu vực dự án . 53
    3.4.4.5. Tình hình tai nạn giao thông . 54
    3.4.4.6. Cảnh quan môi trường . 59
    3.4.5. Đánh giá tính bền vững . 59
    3.4.5.1. Công tác bảo trì, duy tu hàng năm . 59
    3.4.5.2. Công tác kiểm soát tải trọng xe . 68
    3.4.5.3. Công tác quản lý hành lang đường bộ . 70
    3.5. Kiến nghị và bài học kinh nghiệm . 71
    CHƯƠN G 4 . 74
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 74
    4.1. Kết luận . 74
    4.2. Kiến nghị . 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75
    PHỤ LỤC . 77
    Phụ lục 1. Tình hình phát triển giao thông vận tải đường bộ . 78
    Phụ lục 2. Mô hình QLDA theo Ngân hàng Thế giới (WB) . 82
    Phụ lục 3. Mô hình QLDA theo Ngân hàng hợp tác Quốc tế N hật bản (JBIC) . 83
    Phụ luc 4. Bảng số liệu CSHT đường bộ năm 2004 - QL 5 (km0-km93) Hướng Hà
    N ội - Hải Phòng 86
    Phụ luc 5. Bảng số liệu CSHT đường bộ năm 2004 - QL 5 (km0-km93) Hướng Hải
    Phòng - Hà N ội . 90
    Phụ luc 6. Bảng khảo sát QL5 Hướng Hà N ội - Hải Phòng 94
    Phụ luc 7. Bảng khảo sát QL5 Hướng Hải Phòng - Hà N ội 105
    Phụ lục 8. Giới thiệu hệ thống kiểm soát tải trọng xe (WIM) 114
    Phụ lục 9. Giới thiệu về Hợp đồng Quản lý và Bảo dưỡng (PBC) 118
    Phụ lục 10. Phiếu điều tra số liệu thực tế của tác giả trên QL5 . 124


    - vii -
    CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN
    1. [Tạp chí] N guyễn Văn Cường & Đinh Văn Hiệp (2010). “Mô hình quản lý
    vòng đời dự án (PCM-FASID) trong việc đánh giá sau dự án xây dựng
    đường ô tô”. Tạp chí Giao thông Vận tải - Bộ Giao thông Vận tải, số
    12/2010, tr.18-22.
    2. [Tạp chí] N guyễn Văn Cường & Đinh Văn Hiệp (2011). “Bài học cho công
    tác Phát triển và Quản lý đường bộ thông qua nghiên cứu đánh giá sau Dự án
    nâng cấp Quốc lộ 5”. Tạp chí Giao thông Vận tải - Bộ Giao thông Vận tải,
    số 03/2011.
    3. [Kỷ yếu hội thảo] N guyễn Văn Cường & Đinh Văn Hiệp (đang in).
    “Integrating Post-evaluation Process into Project Cycle Management for
    Road Infrastructure Projects in Vietnam ”. Proceeding of the Eastern Asia
    Society for Transportation Studies (EASTS), Vol.9, Hàn Quốc, 6/2011 (Bản
    tiếng Anh).




    - 1 -
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
    TẦNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM
    1.1. Tình hình phát triển giao thông vận tải đường bộ
    Cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông vận tải (GTVT) đã đóng góp tích cực đối với
    tăng trưởng kinh tế của Việt N am trong thập kỷ qua, góp phần trực tiếp trong công
    cuộc xóa đói giảm nghèo bằng việc nâng cao khả năng thông thương và tiếp cận
    thuận lợi đến các cơ sở giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. N gân hàng Thế
    giới (WB) nghiên cứu về tác động của phát triển CSHT của Việt N am đã chỉ ra
    rằng khi đầu tư 1% tổng thu nhập quốc dân của tỉnh vào phát triển GTVT thì sẽ
    tăng tốc độ xóa đói giảm nghèo của tỉnh đó từ 0.5 đến 1% và nếu đầu tư US$50
    triệu vào GTVT của 15 tỉnh nghèo nhất nước sẽ giảm được nghèo từ 6 đến 7% [1].
    N hận thấy vai trò quan trọng của GTVT, trong giai đoạn vừa qua Chính phủ
    đã đầu tư hàng năm vào khoảng 9 đến 10% GDP cho phát triển CSHT, trong đó ¼
    khoản đầu tư này được dành cho GTVT [1]. Trong vòng 10 năm từ 1996 đến 2005
    ngành GTVT đã tiến hành cải tạo nâng cấp và làm mới hơn 16.000km đường bộ,
    hơn 130.000m cầu đường bộ [2] như là QL1, QL5, QL18, QL10, QL22, QL51,
    QL14B, đường Hồ Chí Minh, . Gần đây, rất nhiều dự án lớn vẫn tiếp tục được triển
    khai bằng nguồn vốn ODA như Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn phía N am
    vành đai 3 Hà N ội (ODA N hật Bản), Dự án xây dựng cầu Cần Thơ (ODA N hật
    Bản), Dự án nâng cấp mạng lưới đường bộ (RN IP- vay WB, Dự án GTN T3 (vay
    WB và không hoàn lại của DFID), Dự án đường cao tốc N ội Bài - Lào Cai giai
    đoạn 1 (vay ADB), [3]. N goài ra, để đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và
    hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, giảm tai
    nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, phát huy lợi thế của vận tải đường
    bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng,
    tạo nguồn hàng cho các phương thức vận tải khác. Chính phủ đã ban hành quyết
    định số 1327/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/08/2009, về việc


    - 2 -
    Phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt N am đến năm 2020 và định
    hướng đến năm 2030 [4]1. Quy hoạch này đã chỉ rõ tầm quan trọng của mạng lưới
    GTVT đường bộ và cần được đầu tư và vận hành có hiệu quả.
    1.2. Thực trạng công tác quản lý dự án giao thông vận tải đường bộ
    Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
    vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục
    đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phNm, dịch vụ
    trong một thời hạn nhất định [5]. N ội dung của một dự án bao gồm các bộ phận cấu
    thành như sau:
    - Nguồn lực là các yếu tố đầu vào như nhân lực, vật lực, tài lực, tri thức, công
    nghệ, cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án.
    - Hoạt động là những công việc do dự án tiến hành nhằm chuyển hóa các
    nguồn lực thành các kết quả của dự án. Mỗi hoạt động sẽ mang lại kết quả
    tương ứng.
    - Kết quả là những đầu ra cụ thể của dự án, được tạo ra từ các hoạt động của
    dự án. Các kết quả là điều kiện để dự án đạt được mục đích của mình.
    - Mục tiêu là mục tiêu trực tiếp của dự án. Mỗi dự án chỉ có một mục tiêu trực
    tiếp.
    - Mục tiêu tổng thể là các mục tiêu mang tầm cỡ ngành, vùng hoặc quốc gia.
    Được đặt ra cụ thể trong từng thời kỳ.
    Các thành phần của dự án có mối liện hệ biện chứng với nhau trong một
    chỉnh thể thống nhất: Có nguồn lực thì mới có thể thực hiện được các hoạt động,
    các hoạt động tạo ra kết quả dự án, các kết quả là điều kiện để đạt được mục tiêu
    trực tiếp của dự án và mục tiêu trực tiếp của dự án góp phần vào việc đạt đến một
    mục tiêu tổng thể chung của nghành, vùng hoặc quốc gia. Mỗi một dự án đều bao
    gồm các giai đoạn đầu tư như là chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, và kết thúc xây
    dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng [6], như được thể hiện như Hình 1.1
    1 Xem chi tiết Phụ lục 1
    Nguồn: Bùi Ngọc Toàn (2008) [6]
    Hình 1.1. N ội dung của quá trình đầu tư và xây dựng
    Quản lý dự án (QLDA) là công tác hoạch định, theo dõi và đánh giá đối với
    tất cả những vấn đề của một dự án trong suốt vòng đời của một dự án (từ khởi đầu,
    lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và kết thúc), và điều hành mọi thành
    phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đề ra đúng
    thời hạn. Bên cạnh đó, công tác theo dõi và đánh giá giúp kịp thời phát hiện sớm
    những nguyên nhân gây chậm trễ cho dự án, làm cho dự án không đi đến mục đích
    ban đầu, đồng thời là cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp tháo gỡ.
    Chu trình QLDA là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác
    hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công
    ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt
    chẽ và được xác định rõ công việc. Trong khi đó, công việc của QLDA và những
    thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không
    có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và
    thời gian khác nhau, yêu cầu về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác
    nhau, con người khác nhau, và thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự
    thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành QLDA cũng luôn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...