Thạc Sĩ Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ (trùn quế) xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Phần 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề . 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
    1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
    Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
    2.1.1. Cơ sở lý luận . 3
    2.1.2. Cơ sở thực tiễn 3
    2.2 Tổng quan về giun đỏ (Trùn quế) 4
    2.2.1. Hiểu biết cơ bản về giun đỏ (Trùn quế) 4
    2.2.2. Đặc tính sinh học của giun đỏ (Trùn quế) 5
    2.2.3. Đặc tính sinh lý của giun đỏ (Trùn quế) . 6
    2.2.4. Sự sinh sản và phát triển . 7
    2.2.5. Các mô hình nuôi Giun đỏ 8
    2.2.6. Chăm sóc, địch hại, thu hoạch . 10
    2.3. Tổng quan về rác thải sinh hoạt 11
    2.3.1. Một số khái niệm liên quan 11
    2.3.2. Tình hình rác thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay 12
    2.3.3. Tình hình rác thải sinh hoạt trên thế giới hiện nay . 17
    2.4. Phân loại rác thải và sản xuất phân hữu cơ từ rác với sự tham gia của giun quế 17
    2.4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình . 17
    2.4.2. Công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rác với sự tham gia của giun quế . 19
    Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 21
    3.2. Đối tượng nghiên cứu . 21
    3.3. Phạm vi nghiên cứu . 21
    3.4. Nội dung nghiên cứu . 22
    3.5. Phương pháp thí nghiệm . 22
    3.5.1. Bố trí thí nghiệm 22
    3.5.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm 24
    3.5.3. Phương pháp thu thập tài liệu 24
    3.5.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu . 24
    Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC . 25
    4.1. Giun đỏ xử lý rác hữu cơ 25
    Phần 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ . 29
    5.1. Kết luận 29
    5.2. Kiến nghị 29
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30


    Phần 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Rác là hiểm họa của môi trường, nhưng rác cũng là vàng nếu chúng ta biết tận dụng, khai thác và tái sử dụng. Khoảng 1/3 tổng lượng chất thải sinh hoạt là chất thải hữu cơ có thể tái chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một loại nguyên liệu thô có giá trị có thể được chế biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất , đưa chất hữu cơ thiết yếu vào đất trồng.
    Phân ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất ,cải tạo cấu trúc của đất , giúp giữ nước đồng thời còn làm cho đất tiêu úng tốt . Nếu như loại chất thải này bị chon lấp thì tiềm năng của chúng bị mất đi và các chất gây ô nhiễm này sẽ phát tán vào không khí, nguồn nước gây ô nhiễm môi trường .Dùng giun để ủ phân là một phương pháp ủ có thể dễ dàng được sử dụng ngay tại nhà .Bên cạnh đó, giun đỏ cũng là thức ăn ưa thích để nuôi gia cầm, cá,
    Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu vể khả năng phân hủy chất hữu cơ của Giun đỏ, và cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định, bài báo cáo này giúp tìm hiểu rõ hơn về công nghệ này. Rác thải hữu cơ có thời gian phân hủy nhanh, công nghệ này có thể làm giảm thời gian thu gom, hạn chế sự phát tán ô nhiễm vào không khí, và tiết kiệm chi phí thu gom, phân loại rác.
    Xử lý rác thải bằng cách nuôi giun là một công nghệ đơn giản, không đòi hỏi trình độ vận hành hay quản lý, trình độ kĩ thuật cao như những phương pháp xử lý khác. Vì vậy, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, nhóm sinh viên chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học: Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hô gia đình
    1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Xử lý rác thải sinh hoạt mà chủ yếu là rác thải hữu cơ bằng biện pháp đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện.
    - Giảm thể tích rác thải cần phải phân loại và xử lý.
    - Tạo nguồn phân bón giàu chất dinh dưỡng cho thực vật như rau, cây cảnh,
    - Nhân rộng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ cho từng hộ gia đình.
    1.3. Ý nghĩa của đề tài
    - Tìm hiểu cách nuôi, điều kiện sống của giun đỏ.
    - Xử lý nguồn rác thải hữu cơ hộ gia đình bằng biện pháp sinh học không gây độc hại.
    - Tạo nguồn phân bón cho cây trồng như rau sạch, cây cảnh
    - Tận dụng sinh khối giun làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, cá.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Báo khoa học (2010), “Nuôi giun xử lý rác”, website : khoahoc.com.vn
    2. Dương Thị Thành (2009), Giáo trình môi trường đại cương- Khoa Môi Trường, Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.
    3. Kỷ yếu Hội Thảo Quản lý Chất Thải Rắn Tp. Hồ Chí Minh, tuần lễ khoa học công nghệ và giáo dục đại học 2002, ngày 11/10/2002
    4. Nguyễn Lân Dũng, “Biến rác thành hàng hóa”, vietscienes.free.fr
    5. Nguyễn Thế Đặng ( 2010 ), Bài giảng biện pháp sinh học trong xử lý môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
    6. Nguyễn Lân Hùng (2006), “Một số đặc điểm của giun đất”, longdinh.com
    7.Nguyễn Lân Hùng (2009), “Nghề nuôi giun đất”, NXB. Nông nghiệp
    8. Nguyễn Lân Hùng & CS (1986), “Kỹ thuật nuôi giun đất”, NXB.Giáo dục
    9.Nguyễn Thế Hùng, Đàm Xuân Vận ( 2008 ), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu và thống kê môi trường, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên.
    10. Lê Văn Khoa (2010), Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ỏ các đô thị, Tr­ường Đại học khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN
    11. Nguyễn Thị Lợi ( 2006 ), Bài giảng khoa học môi trường đại cương, Trường Đại học Nông lâm, đại học Thái Nguyên.
    12. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2005 ), Luật Bảo vệ môi trường 2005, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
    13. Trại giun quế PHT (2009), “Đặc tính sinh lý học của giun quế”, website : traigiunquepht.com.
    14. Trại giun quế PHT (2009), “Các mô hình nuôi giun quế”, website : traigiunquepht.com
    15. Vietnamnet (2011), “Giải pháp mới cho rác thải ở Việt Nam”, website : vietnamnet.vn
    16. Tổng cục môi trường, 2006 , “Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam”
    17. Tổng cục môi trường, 2009 , “Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam”
    18. Mary Appelhof (1982), “Worms Eat My Garbage”, Publisher: Flower Press; Revised edition (November 1, 1997)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...