Báo Cáo Ứng dụng mô hình Miller-Orr vào công tác quản trị tiền mặt tại Công ty Cổ Phần Dược An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1:
    Giới Thiệu

    1.1/Cơ sở hình thành đề tài
    Hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn ở các ngân hàng ngày càng nóng lên. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu(ACB) mức lãi suất lên tới 11.6%, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) mức lãi suất cũng ở mức 11.58%, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam(Vietcombank) mức lãi suất 11.5% và còn nhiều ngân hàng khác đồng loạt tăng mức lãi suất huy động vốn. Cùng với mức tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất cho vay cũng tăng, từ mức 1.45%/tháng vào năm 2009 sang năm 2010 đã tăng lên 1.51%/tháng. Điều này cho thấy rủi ro trong kinh doanh sẽ cao nếu các doanh nghiệp đi vay nhiều và không quản lý được nguồn tiền một cách hợp lý. Nhưng liệu quản lý nguồn tiền mặt như thế nào thì hợp lý, không làm mất giá trị của tiền đồng thời bớt gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc đi vay nợ các Ngân hàng khi mà tình hình lãi suất đang co xu hướng biến động mạnh?
    Có 2 công cụ khoa học quản lý tiền mặt được cho là có hiệu quả nhất đó chính là Mô hình Miller-Orr và mô hình Baumol, tuy nhiên mô hình Baumol chỉ thích hợp với những dòng tiền rời rạc chứ không liên tục,có thu nhưng không có chi. Ngược lại Mô hình Miller-Orr đã khắc phục những hạn chế của mô hình Baumol. Dựa vào mô hình Miller-Orr có thể giúp tôi giải quyết được vấn đề ở trên trong Công ty Cổ Phần Dược An Giang không? Đây chính là lý do để tôi chọn đề tài này “ Ứng dụng Mô hình Miller-Orr để xác định quỹ tiền mặt tối ưu cho Công ty Cổ phần Dược An Giang”
    1.2/ Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu tổng quát:
    Thông qua mô hình quản lý tiền của công ty dược cổ phần An Giang nhằm đánh giá lại hiệu quả quản lý của công tu từ đó xây dựng mô hình quản lý tiền mặt tối ưu với những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của công ty
    Mục tiêu cụ thể
    + Xem xét tình hình quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần Dược An Giang
    + Vận dụng mô hình Miller-Orr vào công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần Dược An Giang
    + Đánh giá lại hiệu quả quản lý tiền mặt
    1.3/Phạm vi nghiên cứu
    Gồm có :
    Không gian : Công ty cổ phần Dược An Giang
    Thời gian: trong năm 2009
    Đối tượng nghiên cứu : các khoản thu chi tiền mặt của công ty
    1.4/Phương pháp nghiên cứu
    Thu thập số liệu thứ cấp:tình hình thu chi tiền mặt trong năm 2009
    Phân tích số liệu:sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá hiệu quả lại hiệu quả quản lý
    1.5/Kết Cấu Bài Báo Cáo
    Kết cấu của bài báo cáo gồm có 5 chương,bao gồm:
     Chương 1: Mở đầu :Trong chương này giới thiệu về lý do chọn đề tài,mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn
     Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu : chương này trình bày các khái niệm nhằm giải thích các vấn đề đang nghiên cứu, và mô hình nghiên cứu
     Chương 3: Phương pháp nghiên cứu : chương này trình bày cách nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu và xử lý số liệu
     Chương 4 : Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu được, thấy được ưu điểm mô hình ứng dụng vào trong quản trị tiền mặt tại doanh nghiệp
     Chương 5: Kết luận : Tổng kết quá trình nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...