Tài liệu Ứng dụng mô hình Logit xếp hạng và phân loại với tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng

Thảo luận trong 'Toán Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Ứng dụng mô hình Logit xếp hạng và phân loại với tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương – chi nhánh Hai Bà Trưng

    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính có vai tṛ hết sức quan trọng trong nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Với chức năng là trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu của ngân hàng chính là hoạt động tín dụng. Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay với lăi suất chênh lệch có được sẽ duy tŕ hoạt động của ḿnh. Với chức năng quan trọng này ngân hàng có thể huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Mặt khác với số vốn huy động này, ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đây chính là hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng và là hoạt động sinh lời nhiều nhất. Tuy nhiên hoạt động này đi kèm với rủi ro. Khi lợi nhuận càng cao th́ ngân hàng đối mặt với rủi ro càng lớn. Để ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong các hợp đồng tín dụng th́ việc xếp hạng và chấm điểm tín dụng hết sức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên để làm được vấn đề này quả thực không phải là đơn giản đối với các ngân hàng thương mại. Trong đợt thực tập vừa qua em đă được thực tập tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng. Vấn đề chấm điểm xếp hạng và phân loại nợ tại ngân hàng để giảm thiểu rủi ro cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề và em muốn t́m hiểu về lĩnh vực ngân hàng nói chung và tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng em muốn áp dụng các mô h́nh toán kinh tế đă được học trong trường vào lĩnh vực này. Nên em đă quyết định chọn đề tài :“Ứng dụng mô h́nh Logit xếp hạng và phân loại với tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương – chi nhánh Hai Bà Trưng
    Luận văn bao gồm 3 phần như sau :
    Phần 1 : Tổng quan về rủi ro, và phân loại tín dụng trong hoạt động tín dụng
    Phần 2 : Nghiệp vụ xếp hạng tín dụng và phân loại nợ tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng
    Phần 3 : Ứng dụng mô h́nh Logit, xếp hạng và phân loại tín dụng xác định rủi ro tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng với khách hàng là doanh nghiệp
    PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN LOẠI NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

    I. Tổng quan về ngân hàng công thương
    1. Khái quát về ngân hàng công thương – chi nhánh Hai Bà Trưng
    Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam đă có thâm niên và kinh nghiệm trong hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng 22 năm. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 sở giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/pḥng giao dịch. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, tuy nhiên hoạt động này cũng đi kèm với rất nhiều rủi ro. V́ vậy, việc xếp hạng chấm điểm tín dụng và phân loại nợ là một khâu hết sức quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng có thể kiểm soát được t́nh h́nh nợ để kiểm soát các món vay một cách có hiệu quả và rủi ro đem lại là thấp nhất. Đối với ngân hàng công thương khách hàng doanh ngiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong số lượng khách hàng nhưng lại chiếm tỷ rất lớn trong khối lượng tiền vay của ngân hàng. Do đó việc xếp hạng chấm điểm và phân loại nơ ở ngân hàng công thương có ư nghĩa hết sức quan trọng nhằm pḥng ngừa rủi ro khi cho vay đối với khách hàng đồng thời giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
    2. Khái quát về pḥng khách hàng doanh nghiệp lớn
    Pḥng khách hàng doanh nghiệp lớn là pḥng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lư các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam. Pḥng cũng trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. Pḥng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng do đó pḥng cần có một thước đo để đánh giá, chấm điểm phân loại và xếp hạng tín dụng để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải.
    II. Khái quát về rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
    1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
    Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố không mong đợi, khi xảy ra rủi ro th́ sẽ làm cho kết quả không như kỳ vọng. Rủi ro luôn xảy ra bất ngờ và đe dọa đến lợi nhuận cũng như sự tồn tại của một doanh nghiệp. Bất kỳ một hoạt động nào muốn thu được lợi nhuận chúng ta đều phải chấp nhận rủi ro mà nó có thể gặp, trong thực tế cũng như lư thuyết đều cho rằng hoạt động nào mang lại lợi nhuận càng cao th́ độ rủi ro càng lớn tức là khả năng xảy ra là càng lớn. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp càng không thể né tránh rủi ro mà phải chấp nhận rủi ro và đương đầu với nó, bên cạnh đó chúng ta có thể sử dụng các kiến thức để dự đoán, sử dụng các mô h́nh để đánh giá rủi ro từ đó t́m ra biện pháp để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro.
    Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro lâu đời nhất trong thị trường tài chính và đây cũng là loại rủi ro lớn nhất thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động tín dụng của các trung gian tài chính nói chung và của ngân hàng nói riêng. Hoạt động tín dụng trong ngân hàng tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng cũng đem lại rủi ro cao từ hoạt động này. Ta có thể hiểu rủi ro tín dụng là ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn thanh toán. Người cho vay luôn phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng. Qua đây ta có thể thấy rằng rủi ro tín dụng là không thể tránh được chỉ có thể ngăn ngừa và hạn chế nó mà thôi.
    2. Phân loại rủi ro tín dụng
    - Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn) : Nó có thể gây ra hai ảnh hưởng đến cho ngân hàng :
    i, Ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng : Khi khách hàng đến hạn thanh toán mà không thực hiện, th́ sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng và các hoạt động đầu tư khác. Chẳng hạn khi ngân hàng huy động được 1 nguồn vốn là 1 triệu USD để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất ngân hàng sẽ cho khách hàng A vay với thời hạn đă xác định. Sau khi khách hàng A trả ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng nguồn vốn đó cho khách hàng B vay, để đồng tiền đem lại lợi nhuận cao nhất. Đến hạn thanh toán khách hàng A lại không hoàn trả khoản vay như đă hứa, khi đó ngân hàng sẽ phải trích quỹ dự pḥng hoặc vay các ngân hàng khác, thậm chí phải bán các giấy tờ có giá khi đó ngân hàng sẽ mất đi một chi phí không nhỏ, trong trường hợp không thể vay được th́ ngân hàng mất đi một cơ hội đầu tư.
    ii,Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho người gửi tiền : Các ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi, sau đó sử dụng đồng vốn đó để sinh lời. Khi ngân hàng cho vay ngân hàng cũng phải dự trù thời gian người gửi tiết kiệm đến rút tiền, trong trường hợp này ngân hàng sẽ không đủ tiền để chi trả cho người gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như hoạt động của nó.
    - Rủi ro không có khả năng trả nợ (khả năng mất vốn một phần hoặc toàn bộ ): là trường hợp doanh nghiệp đi vay không có khả năng trả nợ ngân hàng, chỉ có thể trông chờ vào thanh lư tài sản của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên việc thanh lư gặp phải một số khó khăn do một vài nguyên nhân :
    + Giá trị thanh lư giảm rất nhiều so với thơi kỳ thẩm định ban đầu
    +Bản thân tài sản thanh lư không có khả năng thanh lư v́ không ai muốn mua tài sản đó
    +Giá trị tài sản thường bị chia sẻ cho các đối tượng được ưu tiên khác ví dụ : nộp thuế cho nhà nước hay là trả lương cho công nhân viên
    đ Đây chính là gánh nặng lớn của ngân hàng với khoản nợ. Do đó ngân hàng cần có các biện pháp để có thể giảm thiểu rủi ro này.
    3. Phân loại nợ
    Phân loại nợ : Căn cứ vào rủi ro của các khoản vay th́ định kỳ các ngân hàng phân loại nợ thành 5 nhóm sau đây :
    + Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn – Nợ tốt : là các khoản nợ quá hạn và đă quá hạn < 10 ngày
    +Nhóm 2 : Nợ cần chú ư – Nợ b́nh thường : là các khoản nợ quá hạn từ 10 (ngày) đến < 90 (ngày)
    +Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn – Nợ xấu : là các khoản nợ quá hạn từ 90 (ngày) đến < 180 (ngày)
    +Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ - Nợ xấu : là các khoản nợ quá hạn từ 180 (ngày) đến < 360 (ngày)
    +Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn – Nợ xấu : là các khoản nợ quá hạn từ 360 (ngày) trở lên
    Vào 15 ngày đầu tiên của tháng đầu trong quư tiếp theo ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ vào các nhóm như trên . Tuy nhiên, ngoài phân loại nợ căn cứ vào rủi ro của các khoản vay th́ các cán bộ ngân hàng có thể sử dụng kinh nghiệm lâu năm của ḿnh để phân loại nợ. Các khoản nợ có thể chuyển từ nhóm này sang nhóm khác.
    III. Các tổ chức xếp hạng
    1. Trên thế giới
    Từ đầu thế kỷ 20 thế giới bắt đầu xuất hiện xếp hạng và chấm điểm tín dụng. Đến thời điểm hiện nay đă có rất nhiều tổ chức xếp hạng nhưng nổi bật vẫn là 2 công ty xếp hạng uy tín và lâu đời trên thế giới Standard $ Poor’s (S $ P) và công ty Moody’s. Các tổ chức xếp hạng này hiện nay rất phát triển và được thế giới đánh giá rất cao.
    Công Ty Moody’s được thành lập năm 1909 do Jonh Moody cùng với hai cổ đông lớn là Berkshire Hathaway và Davis Selected Advisers. Công ty hoạt động chủ yếu ở Mỹ về lĩnh vực phân tích tài chính, phân tích sự hoạt động của các tổ chức chính phủ và các tổ chức thương mại. Công ty cũng đánh giá mức tín nhiệm của các tổ chức cho vay khác bằng phương pháp xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, cho đến thời điểm này th́ đánh giá xếp hạng của công ty vẫn được đánh giá cao. Hiện nay công ty nắm giữ tới hơn 40% thị phần xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp trên thế giới, qua đây ta cũng có thể thấy được độ tin cậy về việc đánh giá xếp hạng chấm điểm của công ty Moody’s
    Thành lập sau công ty Moody’s đó là công ty S $ P . Tuy thành lập sau nhưng S $ P cũng đă sớm khẳng định được vị thế của ḿnh trên thế
    giới và trở thành nhà cung cấp tin tức thị trường tài chính hàng đầu. Tuy ra đời sau cho đến nay th́ công ty S $ P đă đi đầu trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng, tính toán các chỉ số, các nghiên cứu về đầu tư, số liệu và ước lượng rủi ro. S $ P có hơn 8500 nhân viên hoạt động nghiên cứu ở hơn 23 nước trên thế giới. So với Moody’s th́ S $ P có phạm vi hoạt động rộng hơn đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay đang rất phát triển
    Trên đây là 2 công ty xếp hạng có uy tín và rất phát triển trên thế giới. Sau sự ra đời của 2 công ty này c̣n rất nhiều tổ chức xếp hạng khác ra đời. Tuy nhiên chúng chưa thực sự khẳng định được vị thế của ḿnh trên trường quốc tế. Các tổ chức xếp hạng ở Mỹ luôn được đánh giá rất cao
    Bảng xếp hạng của 2 công ty : của Moody’s và S $ P
    Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn
    [TABLE=width: 607, align: left]
    [TR]
    [TD]S $ P[/TD]
    [TD]Moody’s[/TD]
    [TD]Nội Dung[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]P-1[/TD]
    [TD]A-1+[/TD]
    [TD]Khả năng trả nợ tốt nhất[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]A-1[/TD]
    [TD]Khả năng trả nợ tốt[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]P-2[/TD]
    [TD]A-2[/TD]
    [TD]Khả năng trả nợ trung b́nh khá[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]P-3[/TD]
    [TD]A-3[/TD]
    [TD]Khả năng trả nợ vừa đủ để được xếp hạng đầu tư[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NP[/TD]
    [TD]B[/TD]
    [TD]Khả năng trả nợ yếu[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]C[/TD]
    [TD]Khả năng trả nợ yếu[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]D[/TD]
    [TD]Khả năng trả nợ rất yếu, doanh nghiệp hay nhà phát hành có nguy cơ phá sản rất cao[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    [TABLE=width: 607, align: left]
    [TR]
    [TD]S $ P[/TD]
    [TD]Moody’s[/TD]
    [TD]Nội Dung[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]AAA[/TD]
    [TD]Aaa[/TD]
    [TD]Đối tượng được xếp vào loại này có chất lượng tín dụng cao, có độ rủi ro rất thấp do đó có khả năng trả nợ tốt nhất[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]AA[/TD]
    [TD]Aa[/TD]
    [TD]Đối tượng xếp vào loại này có chất lượng tin dụng cao rủi ro thấp v́ thế khả năng trả nợ cao[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]A[/TD]
    [TD]A[/TD]
    [TD]Đây là đối tượng đạt trên mức trung b́nh các nhân tố bảo đảm về khả năng trả nợ ngắn và dài hạn chưa thật chắc chắn nhưng vẫn đạt độ tin cậy cao. Do đó được xếp vào loại có khả năng trả nợ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BBB[/TD]
    [TD]Bbb[/TD]
    [TD]Đây là đối tượng đạt trên mức trung b́nh các nhân tố bảo đảm về khả năng trả nợ ngắn và dài hạn chưa thật chắc chắn nhưng vẫn đạt độ tin cậy cao. Do đó được xếp vào loại có khả năng trả nợ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BB[/TD]
    [TD]Bb[/TD]
    [TD]Đây là đối tượng đạt mức trung b́nh mức an toàn và rủi ro không cao nhưng cũng không thấp. khả năng trả nợ gốc và lăi hiện thời không thật chắc chắn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]B[/TD]
    [TD]B[/TD]
    [TD]Đối tượng này thiếu sự hấp dẫn cho nhà đầu tư. Sự đảm bảo trả gốc và lăi trong tương lai rất nhỏ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CCC[/TD]
    [TD]Ccc[/TD]
    [TD] Đối tượng này có khả năng trả nợ thấp, dễ xảy ra vỡ nợ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CC[/TD]
    [TD]Cc[/TD]
    [TD]Đối tượng này có rủi ro rất cao, thường bị vỡ nợ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]C[/TD]
    [TD]C[/TD]
    [TD] Đối tượng trong t́nh trạng phá sản[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]D[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]Đối tượng mà khả năng phá sản hầu như là chắc chắn[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ trung và dài hạn




    2 .Tại Việt Nam
    Trung tâm tín dụng thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức xếp hạng tín dụng đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào năm 1993, được viết tắt là CIC. CIC ra đời với chức năng chính là lưu trữ thông tin tín dụng của doanh nghiệp, dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên hiện nay các ngân hàng thường chọn cho ḿnh một cho ḿnh một cách xếp hạng tín dụng riêng để phù hợp với điều kiện và t́nh h́nh của ngân hàng ḿnh. Nhưng việc xếp hạng tín dụng ở ViệtNam hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức là tổ chức thông tin tín dụng, chứ chưa thực sự là một tổ chức xếp hạng tín dụng. Do đó việc xếp hạng và chấm điểm cần phát triển ở Việt Nam hơn nữa. Các tổ chức xếp hạng ở Việt Nam vẫn chưa được thế giới công nhận, chưa thực hiện được chức năng của một tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm. Phương pháp được sử dụng chủ yếu ở VN là phương pháp tính điểm, tuy nhiên phương pháp này bộc lộ một số yếu điểm do tŕnh độ quản lư của các doanh nghiệp ở VN c̣n kém hiệu quả. Ngoài ra các thông tin số liệu chưa có tính minh bạch, đa số các số liệu được báo cáo có độ chính xác không cao do đó việc xếp hạng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin. Nếu thông tin càng không chính xác th́ chắc chắn rằng việc xếp hạng và chấm điểm tín dụng là vô nghĩa. Do đó để có 1 hệ thống xếp hạng chấm điểm tín dụng một cách hoàn chỉnh và có hiệu quả nhất phải có sự đóng góp của cả 2 phía. Các tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng phải có thước đo chính xác c̣n về phía các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chính xác

    Phương pháp chấm điểm của CIC
    [TABLE=width: 612]
    [TR]
    [TD]Xếp hạng[/TD]
    [TD]Nội Dung[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]AAA[/TD]
    [TD]Loại tối ưu : Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Khả năng tự chủ rất tốt, triển vọng phát triển lâu dài có tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay nợ tốt , rủi ro rất thấp[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]AA[/TD]
    [TD]Loại ưu : Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay nợ tốt, rủi ro thấp[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]A[/TD]
    [TD]Loại tốt : t́nh h́nh tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro tương đối thấp[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BBB[/TD]
    [TD]Loại khá : Doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả, t́nh h́nh tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi rot rung b́nh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BB[/TD]
    [TD]Loại trung b́nh khá : Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung b́nh, rủi rot trung b́nh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]B[/TD]
    [TD]Loại trung b́nh : Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả. Khả năng tự chủ tài chính thấp,rủi ro tương đối cao[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CCC[/TD]
    [TD]Loại trung b́nh yếu : Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lư kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu, rủi ro cao[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CC[/TD]
    [TD]Loại yếu : Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém, rủi ro cao[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]C[/TD]
    [TD]Loại yếu kém : Doanh nghiệp hoạt động kém, thô lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lư yếu kém, phá sản gần như là chắc chắn, rủi ro đặc biệt cao[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG CHẤM ĐIỂM XẾP HẠNG VÀ PHÂN LOẠI NỢ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
    CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG


    I. Khái quát về xếp hạng chấm điểm tín dụng
    1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng
    Xếp hạng tín dụng là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng anh (credit rating) do John Moddy đưa ra và công bố vào năm 1909 trong cuốn sách “ cẩm nang chứng khoán đường sắt “ . Trong cuốn sách ông nghiên cứu, phân tích và xếp hạng tín dụng cho 1500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống kư hiệu gồm các chữ cái ABC được sắp xếp lần lượt từ Aaaa đến C hiện nay những kư hiệu này đă trở thành chuẩn mực quốc tế. Sau đó th́ ông đă nghiên cứu và đưa ra một bảng xếp hạng tín dụng cho tất cả các nhà phát hành. Tuy nhiên xếp hạng tín dụng thực sự phát triển ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
    Đi cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường th́ xếp hạng tín dụng cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Công ty Moody’s cho rằng : “ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá vị thế hiện tại và dự báo triển vọng tương lai của doanh nghiệp trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách có hiệu quả “. Theo công ty chứng khoán Merrill Lyunch : “ xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời của công ty xếp hạng tín dụng về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định “. Nói khác đó chính là cách đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sang và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán cả gốc và lăi đúng hạn. Tuy nhiên xếp hạng tín dụng đôi khi cũng mang ư kiến chủ quan của người xếp hạng tín dụng
    Theo ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn xếp hạng và chấm điểm tín dụng doanh nghiệp là quy tŕnh đánh giá xác xuất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của ḿnh như không trả nợ được lăi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng việc xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân khi vay vốn ngân hàng, nhằm giúp ngân hàng có thêm căn cứ để xác định đối tượng có thể cho vay hay không. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể tránh được những rủi ro đối với khoản vay.
    2. Ư nghĩa của việc xếp hạng tín dụng
    -Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm hỗ trợ ngân hàng trong các việc sau:
    + Ra quyết định cấp tín dụng : xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lăi suất, hạn mức bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.
    + Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang c̣n dư nợ : điều đó cho phép ngân hàng lường trước được khoản vay đang có chất lượng xấu đi để có những biện pháp kịp thời để hạn chế rủi ro.
    -Xét trên giác độ quản lư toàn bộ danh mục tín dụng th́ hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng có mục đích :
    + Là cơ sở cho ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng
    + Phát triển chiến lược marketting nhằm hướng tới khách hàng
    + Ước lượng mức vốn đă cho vay sẽ không thu hồi được để thiết lập quỹ dự pḥng tổn thất tín dụng
    -Đối với doanh nghiệp : các doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng cao tức là độ rủi ro thấp th́ có thể được vay vốn với các điều kiện ưu đăi về lăi suất cho vay và hạn mức tín dụng tăng cơ hội làm ăn và giảm chi phí, đặc biệt là chi phí tài chính. Hơn thế nữa đây cũng chính là thước đo để doanh nghiệp có cơ hội để khẳng định vị thế của ḿnh. Hiện nay rất nhiều công ty, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán do đó việc doanh nghiệp được đánh giá xếp hạng tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp cũng như giá của chứng khoán của doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp được đánh giá cao th́ giá cổ phiếu sẽ ổn định lượng cầu cao, giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn lớn.
    -Đối với nhà đầu tư : trước khi nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không th́ nhà đâu tư đó phải t́m hiểu về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó ở quá khứ và hiện tại. Để có thể làm được điều đó th́ nhà đâu tư phải dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ đó tính ra các chỉ số tài chính cần thiết. Nhà đầu tư muốn làm được điều đó dôi khi mất rất nhiều thời gian có thể sẽ lỡ mất cơ hội đầu tư do vậy xếp hạng tín dụng chính là cơ sở giúp cho nhà đâu tư có thể căn cứ vào đó để ra quyết định đầu tư của ḿnh một cách có hiệu quả nhất, việc này cũng giảm được rất nhiều chi phí cho nhà đầu tư
    - Đối với các cơ quan quản lư thị trường vốn : với tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán như hiện nay, tính minh bạch về thông tin doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp bách. Nếu có được các thông tin minh bạch về tài chính và t́nh h́nh hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ phân tích thông tin kỹ lưỡng hơn để hạn chế rủi ro. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một tổ chức được ngân hàng cấp phép về xếp hạng tín dụng đó là tổ chức CIC (trung tâm tín dụng thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam) . Xếp hạng tín dụng khi nh́n một cách tổng thể ta có thể thấy được sự phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu của các cơ quan quản lư thị trường vốn là đảm bảo tính ổn định của thị trường. Do đó các cơ quan quản lư có thể sử dụng xếp hạng tín dụng để xem xét tính lành mạnh và t́nh h́nh kinh doanh của doanh nghiệp, dự báo xu hướng trên thị trường và xem xét cho phát hành chứng khoán. Qua đây cơ quan quản lư cũng có thể thấy được những sai phạm của doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp xử lư
    => Xếp hạng và chấm điểm có vai tṛ hết sức quan trọng đối với các đối tượng khác nhau. Do đó cần có một thước đo chính xác để phản ánh một cách trung thực nhất t́nh h́nh của doanh nghiệp.
    3. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
    Trong quá tŕnh chấm điểm tín dụng cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng :
    + Điểm ban đầu : là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng cán bộ tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.
    + Điểm tổng hợp : để xếp hạng khách hàng bằng tính bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.
    Trọng số : là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm xếp hạng tín dụng ( chỉ số tài chính và yếu tố phi tài chính ) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng.
    Ngân hàng dựa vào các thông tin mà khách hàng cung cấp và những thông tin mà ngân hàng tự thu thập được để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá tŕnh đánh giá bằng thang điểm thống nhất
    II. Thực trạng về chấm điểm xếp hạng và phân loại nợ tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng
    1. Quy tŕnh xếp hạng tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng
    Hiện nay ngân hàng áp dụng phương pháp chấm điểm bằng cách lượng hóa các tiêu chí, từ đó đưa ra điểm số chuẩn để áp dụng đối với doanh nghiệp. Dựa vào kết quả chấm điểm ngân hàng sẽ xếp hạng cho các doanh nghiệp, từ đó phân loại nợ để pḥng ngừa rủi ro. Ta có quá tŕnh chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương như sau :
    Quy tŕnh xếp hạng chấm điểm tại ngân hàng công thương chi nhánh HBT
    ( kẻ bảng )









    + Bước 1 : Thu thập thông tin : do cán bộ tín dụng thực hiện. Thông tin sử dụng chấm điểm và xếp hạng là thông tin tài chính cập nhật đến thời điểm báo cáo năm tài chính gần nhất và thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm và xếp hạng. Sau khi nhận được hồ sơ khách hàng cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn :
    · Hồ sơ do khách hàng cung cấp : giấy tờ pháp lư, các báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan
    · Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
    · Đi thăm thực địa khách hàng
    · Các đối tác kinh doanh của khách hàng
    · Các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quan hệ ( nếu có )
    · Cơ quan quản lư cấp trên hoặc cơ quan chủ quản, cơ quan quản lư nhà nước, cơ quan quản lư chuyên nghiệp
    · Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam
    · Báo chí các phương tiện thông tin đại chúng khác
    · Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp
     
Đang tải...