Thạc Sĩ Ứng dụng mô hình Logit để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 15/7/15
    Last edited by a moderator: 2/9/15
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giữ vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh của mình theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng tín dụng. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng hiện tại và trong tương lai tín dụng vẫn đem lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng.
    Và trong hoạt động tín dụng thì rủi ro tín dụng là điều không thể nào tránh khỏi. Do đó, có thể nhận thấy trong thời điểm hiện nay cùng với sự tăng trưởng của tín dụng thì việc nhận diện và đo lường rủi ro tín dụng trở thành việc làm cấp bách. Việc phát hiện sớm các nguy cơ rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh chính sách tín dụng cũng như ứng xử phù hợp với từng khách hàng cụ thể, góp phần hạn chế rủi ro và giảm thiểu tổn tất khi rủi ro xảy ra.
    Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện tại là không thể xác định chính xác rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng vay cụ thể và toàn danh mục tín dụng. Theo tiêu chuẩn Basel, việc lượng hóa rủi ro tín dụng hoặc ước lượng mức độ tổn thất tín dụng dựa vào 04 nhân tố chính bao gồm (i) Xác suất khách hàng không thể hoàn trả nợ một phần hoặc toàn bộ khi đến hạn đã cam kết - PD (Probability of Default), (ii) Tỷ lệ mất vốn dự kiến – LGD (Losses Given Default), (iii) Dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ – EAD (Exposure of Default) và (iv) Thời hạn vay thực tế – M (Effective Maturity). Trong đó, khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng để ngân hàng tiếp cận và ước lượng các nhân tố khác trong mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng.
    Xuất phát từ bối cảnh thị trường ngân hàng Việt nam, điều cần thiết hiện tại phải đo lường khả năng trả nợ của danh mục tín dụng, bởi vì:
    - Đo lường khả năng trả nợ là chỉ báo hữu hiệu giúp các ngân hàng Việt Nam biết mức độ rủi ro của khách hàng. Theo đó, các nhà lãnh đạo ngân hàng ban hành chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong việc đưa ra quyết định cấp mới, duy trì hoặc thay đổi tín dụng.
    - Tất cả ngân hàng Việt Nam thường đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên cơ sở kinh nghiệm chủ quan của nhân viên tín dụng để phân tích từng hồ sơ tín dụng mà chưa chú trọng chuẩn hóa phương pháp ước lượng khả năng trả nợ của khách hàng từ lúc giải ngân đến khi thu hồi nợ.
    - Ngân hàng TMCP Á Châu đã chính thức áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2010. Cơ sở dữ liệu từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là điều kiện thuận lợi để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
    Góp phần đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn nêu trên, học viên mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài “Ứng dụng mô hình Logit để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Làm rõ tổng quan về mô hình Logit đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
    - Ứng dụng mô hình đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu dựa trên cơ sở nguồn thông tin từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp hiện hữu.
    - Từ những vấn đề nêu trên đưa ra giải pháp ứng dụng mô hình logit để đo lường khả năng trả nợ của các khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu đã được xếp hạng tín dụng nội bộ.
    - Phạm vi nghiên cứu tập trung nghiên cứu các khoản tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp đang có dư nợ tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu, không bao gồm các khách hàng doanh nghiệp bị từ chối cấp tín dụng và các khách hàng doanh nghiệp không được xếp hạng tín dụng nội bộ.
    - Thời gian nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp được giới hạn trong phạm vi từ năm 2010 đến năm 2012. Phạm vi nghiên cứu không xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu.
    4. Các giả thiết nghiên cứu:
    - Thông tin từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP Á Châu hữu ích trong việc đo lường khả năng trả nợ của các khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu.
    - Các nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm như số tiền vay, loại sản phẩm, thời hạn vay và loại tài sản bảo đảm là có ảnh hưởng đến kết quả đo lường khả năng trả nợ của các khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu.
    - Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến kết quả đo lường khả năng trả nợ của các khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Học viên sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu. Trên cơ sở dữ liệu thu thập, học viên áp dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích đặc điểm của mẫu khách hàng doanh nghiệp đã lựa chọn và xác định tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp có khả năng và không có khả năng trả nợ trong thời gian nghiên cứu. Nội dung của luận văn được nghiên cứu theo phương pháp định lượng và thống kê mô tả để đề xuất mô hình đo lường kết quả khả năng trả nợ nhằm xác định rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp, hỗ trợ ra quyết định cho vay, định giá sản phẩm tín dụng và ra quyết định ứng xử đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Mô hình logit được đề xuất dùng để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu:
    Pr (Di=1) =Pr(D*i>0) = F (β0 + β1Xi1 + + βnXin + εi)
    Trong đó:
    - Di : Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, Di = 1 nếu khách hàng doanh nghiệp trả được nợ, trả nợ tốt, Di =0 nếu khách hàng doanh nghiệp không trả được nợ, không trả nợ tốt.
    - X1, Xn: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
    - β 1, β n: Các hệ số hồi quy của hàm Logit
    - εi: sai số
    6. Bố cục đề tài
    Nội dung luận văn bao gồm 04 chương:
    Chương 1: Tổng quan về mô hình logit đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu.
    Chương 3: Ứng dụng mô hình Logit để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu
    Chương 4: Giải pháp ứng dụng mô hình Logit để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu.

    MỤC LỤC

    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC HÌNH VẼ
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH LOGIT ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
    CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1
    1.1. Tổng quan về khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp . 1
    1.1.1. Khái quát về khả năng trả nợ của khách hàng . 1
    1.1.2. Vai trò của khả năng trả nợ của khách hàng trong việc xác định rủi ro tín
    dụng của khách hàng . 3
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp . 5
    1.1.3.1. Nhân tố liên quan đến đặc điểm khách hàng doanh nghiệp . 5
    1.1.3.2. Nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm tín dụng: . 6
    1.1.3.3. Nhân tố liên quan đến ngân hàng . 8
    1.1.3.4. Nhân tố liên quan đến môi trường vĩ mô . 8
    1.2. Tổng quan về mô hình logit đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh
    nghiệp . 8
    1.2.1. Các mô hình đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp . 8
    1.2.1.1. Mô hình chuẩn đoán (Heuristic models) 9
    1.2.1.2. Mô hình thống kê (Statistical models) . 10
    1.2.1.3. Phương pháp quan hệ nhân quả (Causal models) 13
    1.2.1.4. Mô hình kết hợp . 14
    1.2.2. Giới thiệu mô hình logit (logictics model) . 15
    1.2.2.1. Đặc điểm mô hình logit trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách
    hàng 15
    1.2.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình trong việc đo lường khả năng trả
    nợ của khách hàng doanh nghiệp . 18
    1.2.2.2.1. Ưu điểm mô hình 18
    1.2.2.2.2. Nhược điểm mô hình 18
    1.2.2.2.3. Điều kiện cần thiết để ứng dụng mô hình Logit . 19 1.2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến mô hình logit đo lường khả năng trả nợ
    của khách hàng doanh nghiệp 19
    1.2.3.1. Nghiên cứu của Chiara Pederzoli, Costanza Torricelli 19
    1.2.3.2. Nghiên cứu của Irakli Ninua 20
    1.2.3.3. Nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos 21
    1.2.3.4. Nghiên cứu Jiménez và Saurina . 22
    Kết luận chương 1 24
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
    CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU . 25
    2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu 25
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 25
    2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh . 25
    2.1.3. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh 26
    2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh . 26
    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP
    Á Châu . 28
    2.2.1. Dư nợ tín dụng KHDN theo thời gian cho vay 28
    2.2.2. Dư nợ tín dụng KHDN theo loại tiền cho vay . 29
    2.2.3. Dư nợ tín dụng KHDN theo sản phẩm tín dụng 30
    2.2.4. Dư nợ tín dụng KHDN theo khu vực . 30
    2.2.5. Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế . 31
    2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á
    Châu . 31
    2.3.1. Phân tích rủi ro tín dụng theo nợ quá hạn và nhóm nợ 32
    2.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh doanh 33
    2.4. Thực trạng hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
    tại ngân hàng TMCP Á Châu . 33
    2.4.1. Khuôn khổ pháp lý của hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
    doanh nghiệp tại Việt Nam 33
    2.4.2. Nguồn thông tin đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
    ngân hàng TMCP Á Châu 36
    2.4.3. Các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
    ngân hàng TMCP Á Châu 36
    2.4.3.1. Phương pháp đánh giá dựa trên đối chiếu tình trạng khách hàng doanh
    nghiệp với chính sách tín dụng 36 2.4.3.2. Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả thẩm định tín dụng khách hàng
    doanh nghiệp 39
    2.4.3.3. Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả phân loại nợ từ hệ thống xếp
    hạng tín dụng nội bộ 40
    2.4.4. Nhận định về các phương pháp giá khả năng trả nợ khách hàng doanh
    nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu . 44
    2.4.4.1. Mặt thành công . 44
    2.4.4.2. Mặt hạn chế 45
    2.4.4.3. Các nguyên nhân gây ra hạn chế 47
    2.4.4.3.1. Từ phía ngân hàng TMCP Á Châu . 47
    2.4.4.3.2. Từ phía khách hàng . 47
    2.4.4.3.3. Từ phía NHNN Việt Nam và các cơ quan chính phủ . 47
    2.4.4.3.4. Các nguyên nhân khác 48
    Kết luận chương 2 48
    CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
    CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU . 49
    3.1. Lý do lựa chọn mô hình Logit để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng
    doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu . 49
    3.1.1. Sự cần thiết xây dựng mô hình Logit . 49
    3.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình nghiên cứu 50
    3.1.3. Lựa chọn mô hình Logit . 51
    3.2. Phương pháp xây dựng mô hình nghiên cứu . 52
    3.2.1. Xác định các biến . 52
    3.2.1.1. Xác định biến phụ thuộc 52
    3.2.1.2. Xác định biến độc lập . 52
    3.2.2. Quy trình xây dựng mô hình nghiên cứu . 54
    3.3. Dữ liệu nghiên cứu 55
    3.3.1. Thu thập dữ liệu và chọn mẫu 55
    3.3.2. Thống kê mô tả dữ liệu 56
    3.4. Kết quả nghiên cứu 58
    3.4.1. Đối với mô hình đo lường khả năng trả nợ tốt . 58
    3.4.2. Đối với mô hình đo lường khả năng trả nợ 60
    3.4.3. Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình 62 3.5. Đánh giá mô hình Logit đo lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
    tại ngân hàng TMCP Á Châu . 63
    3.5.1. Những ưu điểm 63
    3.5.2. Những hạn chế . 64
    Kết luận chương 3 65
    CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ
    NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
    CHÂU 66
    4.1. Mục tiêu của ứng dụng mô hình logit để đo lường khả năng trả nợ của khách
    hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu 66
    4.1.1. Trở thành công cụ hỗ trợ trong việc kiểm định chất lượng hệ thống xếp hạng
    tín dụng nội bộ . 66
    4.1.2. Kết quả mô hình là cơ sở định hướng chính sách tín dụng 66
    4.1.3. Vận dụng kết quả mô hình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro và bảo
    đảm an toàn hệ thống . 67
    4.2. Giải pháp ứng dụng mô hình logit để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng
    doanh nghiệp 67
    4.2.1. Giải pháp xây dựng quy trình ứng dụng mô hình logit để đo lường khả năng
    trả nợ của khách hàng doanh nghiệp vào hoạt động quản lý tín dụng . 67
    4.2.1.1. Ứng dụng trong đề xuất tín dụng và xác định lãi suất tín dụng đối với
    khách hàng doanh nghiệp 68
    4.2.1.2. Ứng dụng trong phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng theo khả năng
    trả nợ của khách hàng doanh nghiệp . 70
    4.2.1.3. Ứng dụng trong quy trình giám sát, quản lý khách hàng doanh nghiệp
    sau khi giải ngân 72
    4.2.1.4. Ứng dụng trong xây dựng định hướng chính sách tín dụng khách hàng
    doanh nghiệp 73
    4.2.2. Giải pháp liên quan đến điều kiện cần thiết để ứng dụng mô hình logit đo
    lường khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp 74
    4.2.2.1. Nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào của mô hình 74
    4.2.2.2. Cải tiến mô hình Logit đã xây dựng để đo lường khả năng trả nợ của
    khách hàng doanh nghiệp 75
    4.2.3. Giải pháp hỗ trợ nhằm ứng dụng mô hình đo lường khả năng trả nợ khách
    hàng doanh nghiệp trong quy trình quản lý tín dụng . 76
    4.2.3.1. Phổ biến kiến thức về mô hình đo lường khả năng trả nợ của khách hàng
    doanh nghiệp 76 4.2.3.2. Xây dựng phần mềm công nghệ thông tin . 76
    4.2.3.3. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP Á
    Châu 77
    4.2.3.4. Cải tiến hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel 78
    4.2.3.5. Tăng cường nhận thức của ban lãnh đạo ngân hàng về tầm quan trọng
    của công tác quản lý rủi ro tín dụng 79
    4.2.3.6. Xây dựng hệ thống dữ liệu rủi ro khách hàng doanh nghiệp và rủi ro
    ngành 80
    4.2.3.6.1. Đối với hệ thống dữ liệu rủi ro khách hàng doanh nghiệp 80
    4.2.3.6.2. Đối với hệ thống dữ liệu rủi ro ngành . 80
    4.3. Kiến nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 81
    4.3.1. Điều chỉnh các quy định liên quan đến phân loại chất lượng tín dụng theo
    tiêu chuẩn quốc tế 81
    4.3.2. Tăng cường kiểm tra thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng 82
    4.3.3. Phát huy tối đa hiệu quả cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín
    dụng (CIC) . 83
    Kết luận chương 4 85
    LỜI KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...