Luận Văn Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Te

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề tốt nghiệp
    Đề tài: Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank




    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính có tầm quan trọng bậc nhất
    trong nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Với chức năng trung gian tài chính,
    Ngân hàng có hoạt động chủ yếu là huy động tiền nhàn rỗi trong xã hội và cho các
    doanh nghiệp cũng như cá nhân vay lại. Mức chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn và
    lãi suất cho vay chính là lợi nhuận nhằm duy trì hoạt động và phát triển ngân hàng.
    Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ về chuyển tiền, trao đổi ngoại tệ,các dịch
    vụ liên quan đến thư tín dụng, dịch vụ két an toàn, bảo lãnh Hoạt động tín dụng của
    ngân hàng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, song đi kèm với nó
    là mức rủi ro cao tương ứng. Chính vì vậy, việc xếp hạng tín dụng người đi vay là khâu
    quan trọng đầu tiên trong việc ra quyết định cho vay hay không cho vay của ngân hàng
    Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn
    16 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng
    thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng (tính
    đến hết tháng 6/2010)
    Techcombank hiện phục vụ hơn một triệu khách hàng cá nhân, gần 42000 khách
    hàng doanh nghiệp. Có thể thấy được số lượng khách hàng doanh nghiệp của ngân
    hàng là khá nhiều, hơn nữa lợi nhuận thu được từ những khách hàng doanh nghiệp lớn
    hơn rất nhiều lần so với khách hàng cá nhân. Chính vì vậy, việc xếp hạng khách hàng
    doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại cổ phần
    Techcombank. Qua đó Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro khi cho vay đối với khách
    hàng đồng thời giảm thiểu được tổn thất cho ngân hàng.
    Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề xếp hạng tín dụng khách hàng doanh
    nghiệp cộng với mong muốn được tìm hiểu vể vấn để này, bằng kiến thức tích lũy
    được trong quá trình học tập cùng với sự giúp đỡ của ngân hàng Techcombank nói
    chung, phòng giao dịch Khâm Thiên nói riêng và đặc biệt là sự nhiệt tình hướng dẫn
    của cô giáo, Th.s Trần Chung Thủy, em xin được trình bày để tài:“Ứng dụng mô hình
    Logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ
    phần Techcombank”
    * Mục tiêu nghiên cứu chuyên đề
    - Hệ thống hóa các lý thuyết, lý luận liên quan đến xếp hạng tín dụng
    - Ứng dụng mô hình Logistic để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
    * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
    - Đối tượng nghiên cứu: 100 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Techcombank
    năm 2010
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của 100 doanh
    nghiệp vay vốn Techcombank trong năm 2010 đã được sử dụng để được xếp hạng
    bằng phần mềm T24.
    + Dùng mô hình Logistic trong chương trình Eview của kinh tế lượng để xếp
    hạng từ đó đưa ra mối liên hệ đồng thời dự báo cho các khách hàng khác.
    * Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề
    - Sử dụng các mô hình kinh tế lượng.
    - Kết hợp các phuơng pháp so sánh,đối chứng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
    * Kết cấu chuyên đề
    Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài gồm 03 chương:
    - Chương I: Tổng quan về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và nghiệp
    vụ xếp hạng tín dụng
    - Chương II: Nghiệp vụ xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại
    Techcombank
    - Chương III: Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng doanh
    nghiệp của Techcombank




    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    NGÂN HÀNG VÀ NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
    I. Tổng quan vể rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
    1. Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
    1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
    1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
    Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt
    Nam xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ
    yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách dụng hoàn trả và sử
    dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh
    toán”.
    Còn theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày
    12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung ngày 15/06/2004 định nghĩa: “Ngân hàng thương
    mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
    các hoạt động khác có liên quan”. Và “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh
    tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số
    tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Quang Dong (2007), Kinh Tế Lượng Chương Trình Nâng Cao, NXB Khoa
    Học và Kỹ Thuật.
    2. Nguyễn Quang Dong (2007), Bài tập Kinh Tế Lượng với sự trợ giúp của phần mềm
    Eviews, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
    3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
    4. Phan Thanh Hải (2005), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và
    Phát Triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân,
    Hà Nội.
    5. Các văn bản tài liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng của Ngân
    hàng Techcombank.
    6. Các trang web:
    www.cib.vn
    www.sbv.gov.vn
    www.saga.vn
    www.rating.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...