Thạc Sĩ Ứng dụng mô hình Hwa Erh-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986-2004

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    0.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
    Nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp và thủy
    sản, là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển
    kinh tế - xã hội đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu
    quá trình công nghiệp hoá của các quốc gia đang phát triển, tốc độ tăng trưởng của
    ngành nông nghiệp ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
    Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và vì những mục tiêu phát triển thiên
    niên kỷ (MGDs), các tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế học vẫn tiếp tục quan tâm nghiên
    cứu, tranh luận, minh chứng, thiết lập những mô hình có ý nghĩa về phương diện lý
    thuyết lẫn thực tiễn về mối quan hệ và vai trò của nông nghiệp trong tăng trưởng kinh
    tế, phát triển nông thôn, bảo đảm an toàn lương thực thực phẩm, xóa đói giảm nghèo,
    nâng cao đời sống của người dân, và bảo vệ tài nguyên - môi trường
    Trong trường hợp Việt Nam, kể từ khi thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam
    đã có những chiến lược và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội đầy tham vọng,
    nhưng không thành công vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là đã quá chú
    trọng vào phát triển công nghiệp mà xem nhẹ nông nghiệp. Do vậy, đến năm 1986
    Chính phủ Việt Nam đã chính thức áp dụng chính sách Đổi mới toàn diện, từng bước cải
    cách về kinh tế để hỗ trợ cho chiến lược phát triển quốc gia theo định hướng. Mục tiêu
    xuyên suốt của quá trình phát triển là công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, xây dựng
    nền kinh tế độc lập-tự chủ, thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới, với một cơ cấu hiện
    đại hợp lý công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Một trong những mục tiêu chủ yếu của sự
    phát triển là xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm bớt
    khoảng cách chênh lệch về thu nhập của các hộ gia đình giữa các vùng lãnh thổ và giữa
    nông thôn với thành thị đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính phủ cũng quan tâm
    việc duy trì và phát triển một nền kinh tế bền vững, nhằm tránh xu hướng phát triển
    không cân đối có thể dẫn đến tình trạng hình thành những đô thị lớn cùng với những
    khó khăn về xã hội và môi trường trong các đô thị lớn mà các nước đang phát triển khác
    đã từng vấp phải Theo tiến trình đó, phát triển nông nghiệp-nông thôn được nhìn nhận
    là điểm căn bản trong chiến lược phát triển toàn diện của Việt Nam.

    Có những bằng chứng phản ánh trong 20 năm đổi mới đất nước từ cuối năm
    1986 cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về phát triển kinh tế.
    Trong suốt giai đoạn 1986-2004 GDP toàn bộ nền kinh tế trung bình hàng năm tăng
    mạnh trên 7% và đạt đỉnh cao trong các năm 1990-1997 với hơn 8%. Riêng GDP của
    ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng hàng năm là 9.2%, tăng nhanh hơn các ngành
    khác trong nền kinh tế. Sự chuyển đổi kinh tế đầy ấn tượng này diễn ra trong phạm vi
    kinh tế vĩ mô. Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, đưa mức siêu lạm phát từ ba con
    số của năm 1986-1989 đến năm 1997 chỉ còn 3,6%, ngoại trừ các năm 2000-2001 có
    dấu hiệu giảm phát, và hiện nay giữ ở mức một con số. Về lao động-việc làm, ở giai
    đoạn này, tăng trưởng về lao động-việc làm đạt mức trung bình hàng năm là 2.6%, trong
    đó theo các ngành công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ tương ứng là 3.3%, 1.2% , và
    6.6%. Thu nhập bình quân đầu người cũng không ngừng được nâng cao với tăng trưởng
    hàng năm 5.2%1, hỗ trợ cho giảm hơn một nửa tỷ lệ nghèo từ trước năm 1990 xuống
    còn 29% vào năm 2002 theo chuẩn quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trước
    năm 1988 hầu như là con số không, đến năm cuối năm 2004 tổng vốn FDI tích luỹ đã là
    26.7 tỷ USD (với 5.130 dự án còn hiệu lực). Điều này chứng tỏ những nhà đầu tư nước
    ngoài đã tin tưởng hơn vào cải cách kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp
    tục cam kết duy trì những chính sách bảo đảm sự hòa nhập chặt chẽ hơn với nền kinh tế
    toàn cầu bằng cách tích cực tham gia vào những tổ chức quốc tế như ASEAN (1996),
    APEC (1997), ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000, và hiện đang
    đàm phán gia nhập WTO

    Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về hiệu quả của công cuộc cải cách
    kinh tế ở Việt Nam chính là sự phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường: trong
    đó, những vấn đề có ý nghiã quyết định bắt đầu từ việc giao quyền sử dụng đất cho các
    hộ nông dân và tự do hóa giá cả vật tư - sản phẩm nông nghiệp. Nhờ vậy, cho đến nay,
    ngành nông nghiệp Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng trung bình hàng năm với
    3.7%, hiện đóng góp 22% GDP nền kinh tế, giải quyết hàng triệu việc làm ở nông thôn
    với một sự chuyển dịch nhẹ: lao động nông nghiệp năm 2004 còn sấp xỉ 58% so với
    năm 1985 là 72%. Trước cải cách, Việt Nam phải nhập khẩu lương thực – có năm trên
    một triệu tấn, và tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra phổ biến với mức độ nghiêm trọng.
    Sau cải cách, bằng việc đẩy mạnh các biện pháp thuỷ lợi, khai hoang, tăng vụ, áp dụng
    giống mới và chính sách khuyến khích phù hợp, sản xuất lương thực và các nông sản
    phẩm đa dạng khác đã tăng trưởng đáng kể giúp Việt Nam bảo đảm được an ninh lương
    thực quốc gia, và hơn thế nữa tiến đến xuất khẩu từ những năm cuối thập niên 80. Ngày
    nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo,
    cà phê, tiêu, điều, cao su và thủy sản góp phần vào tích lũy ngoại tệ cho quốc gia

    . Có thể đánh giá tổng quát rằng trong 20 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển
    tương đối toàn diện. Những thành tựu của nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự
    ổn định kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo kinh tế thị
    trường, đó là nhịp độ tăng trưởng GDP nhanh trên 7% năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ hiện đại với cơ cấu ngành tương ứng
    trong GDP hiện nay là 40% - 22% - 38%, cải thiện đời sống của người dân và xóa đói
    giảm nghèo, tạo tiền đề đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam hiện vẫn đứng trước những thử thách lớn
    trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thứ nhất, nhiều
    nguồn tiềm năng to lớn của nông nghiệp-nông thôn chưa được khai thác có hiệu quả,
    đặc biệt là đất đai và lao động. Thứ hai, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm, không
    cân đối; qui mô sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu của thị trường, mà ngay
    cả thị trường cũng kém phát triển. Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp
    (đường giao thông, điện, thủy lợi tưới tiêu ) còn thấp kém đã làm hạn chế việc tiếp cận
    thị trường, cũng như hỗ trợ gia tăng năng suất ruộng đất, năng suất lao động. Thứ tư,
    năng suất lao động nông nghiệp thấp, vì giới hạn bởi chuyên môn sản xuất-quản lý, lao
    động thủ công còn phổ biến, máy móc cơ giới nông nghiệp thường do những “kỹ sư
    chân đất” nghiên cứu ứng dụng. Thứ năm, hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi ngành nông
    nghiệp phải cạnh tranh với các nước trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn, có lợi
    thế so sánh về các mặt hàng nông sản tương tự như Việt Nam3

    . Hệ quả là, thu nhập và
    đời sống của nông dân còn thấp, trên 90% người nghèo sống ở nông thôn, một bộ phận
    khá lớn đồng bào dân tộc vẫn sống trong đói nghèo. Ngoài ra, còn nhiếu điểm đáng quan ngại khác như vấn đề sở hữu ruộng đất, khoa học-kỹ thuật-khuyến nông trong sản
    xuất nông nghiệp, gìn giữ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững v.v cần
    nghiên cứu, giải quyết mà trong phạm vi giới hạn của đề tài về mô hình và vai trò của
    ngành nông nghiệp sẽ không thể bao quát hết được.

    Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cá nhân, hay các tổ chức trong và
    ngoài nước về vị trí - vai trò của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những giai
    đoạn khác nhau, cũng như về nhiệm vụ - những vấn đề cần giải quyết của nông nghiệp,
    nông thôn Việt Nam cho các năm 2001-2010 hay cho nông nghiệp bền vững với tầm
    nhìn 2020. Ở đây, chúng tôi mong muốn góp vào tiếng nói chung đó với luận văn tốt
    nghiệp: "Ứng dụng mô hình Hwa Erh-Cheng để phân tích vai trò của nông
    nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986-2004". Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi ứng
    dụng mô hình kinh tế lượng của Hwa Erh-Cheng để kiểm chứng vai trò nông nghiệp
    Việt Nam trong nền kinh tế quốc gia suốt chặng đường chuyển đổi 1986-2004, và xem
    xét những chính sách cần thiết để hỗ trợ phát triển nông nghiệp Việt Nam trong một
    tương lai gần - giai đoạn 2006-2010.

    0.2. Mục đích nghiên cứu.
    Trước hết, thiết nghĩ đơn giản nhất và trực tiếp nhất, luận văn nghiên cứu này
    liệu có đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo chương trình Cao học niên khóa 2002-2005,
    ngành kinh tế phát triển của nhà trường hay không?
    Thứ đến, nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1986-
    2004 thông qua mô hình Hwa Erh-Cheng lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng nông
    nghiệp với tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế cho kết quả thế nào? để từ đó kiểm
    chứng mức độ phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn về vai trò nông nghiệp đối với nền
    kinh tế trong trường hợp Việt Nam.
    Và cuối cùng, trong tiến trình chuyển đổi kinh tế-xã hội của đất nước theo hướng
    công nghiệp hóa-hiện đại hóa và bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, có thể đề đạt những
    chính sách áp dụng nào để phát triển nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh
    tế Việt Nam từ nay đến năm 2010.


    0.3. Phương pháp luận.
    Luận văn của chúng tôi được thực hiện bằng cách tiếp cận các khung lý thuyết
    và mô hình về vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng công nghiệp và tăng trưởng
    kinh tế tại các nước đang phát triển; trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề trên cơ sở mô
    hình Hwa Erh-Cheng để lượng hoá vai trò của ngành nông nghiệp Việt Nam đối với
    ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 1986-2004.
    Luận văn này kết hợp các phương pháp thống kê, đồ thị, so sánh và phân tích,
    kinh tế lượng ứng dụng với với sự hỗ trợ của phần mềm EViews 3.0 và Excel 2003.
    Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập và khai thác số liệu thứ cấp liên quan trong
    Niên giám Thống kê Việt Nam (1990, 1995, 2000, và 2004), Asian Development Bank
    Key Indicators (2004, 2005), ADB Key Indicators of Developing Asian and Pacific
    Countries (1999); từ website của các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam và một số tổ
    chức quốc tế; ngoài ra còn kế thừa những kết quả nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp
    (vai trò và sự đóng góp của nông nghiệp; năng suất ruộng đất và năng suất lao động
    nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1976-1999) của TS. Đinh Phi Hổ, Khoa Kinh tế phát
    triển, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

    0.4. Kết cấu đề tài nghiên cứu.
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương chính: thứ nhất,
    Vai trò nông nghiệp đối với phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển: lý thuyết, mô
    hình và bài học kinh nghiệm; thứ hai, Ứng dụng mô hình Hwa Erh-Cheng để phân tích
    ảnh hưởng của tăng trưởng nông nghiệp đối với công nghiệp và kinh tế của Việt Nam
    giai đoạn 1986-2004; và thứ ba, Gợi ý chính sách phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề đẩy
    nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...