Luận Văn ứng dụng mô hình fama french vào ngành tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/8/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu hướng chung của thế giới. Việt gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới ngày 07 tháng 11 năm 2006 đã tạo nhiều cơ hội và thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may những bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn và thách thức phía trước. Trong giai đoạn 2007-2012, Việt Nam đứng trong danh sách top 5 về sản lượng và top 10 về kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Sắp tới việt gia nhập TPP (Hiệp Định Đối Tác Châu Á Xuyên Thái Bình Dương), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hơn cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đề tận dụng được cơ hội của TPP cũng như hội nhập sâu rộng quốc tế thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt trong đó phải kể đến cải thiện hệ thống tài chính- mạch máu của mỗi doanh nghiệp.
    Định giá cổ phiếu là công đoạn không thể thiếu trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Định giá giúp nhà đầu tư biết được giá trị thực của cổ phiếu và tìm ra cơ hội đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu trở nên quan trọng đối với các công ty niêm yết trong việc trở thành một trong những kênh huy động vốn bên cạnh vay ngân hàng truyền thống, với chi phí thấp hơn, cùng với nhiều cơ hội cho nhà đầu tư cá nhân cũng như nhà đầu tư tổ chức. Nhu cầu định giá giá trị cổ phiếu trở nên cấp thiết. Giá trị doanh nghiệp và cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường không thông nhất tuy nhiên điều nay tương tự như giá trị và giá cả trong kinh tế. Nhà đầu tư có xu hướng mua những cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp và bán những cổ phiếu đang bị định giá cao .
    Để ra quyết định nhà đầu tư, cũng như các nhà tư vấn tài chính sử dụng nhiều loại phương pháp định giá khác nhau như: định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập, phương pháp hệ số P/E và định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh Bên cạnh đó trên thế giới còn sử dụng nhiều biện pháp khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư, mô hình ba nhân tố của Fama và French cũng là một mô hình được sử dụng phổ biến, đã được kiểm định ở cả những nước có nền tài chính phát triển lẫn những nước mới nổi và những nước có nền tài chính đang phát triển.
    Rủi ro và tỷ suất sinh lợi của chứng khoán là hai đại lượng có mối quan hệ mật thiết và cần xem xét khi ra quyết định đầu tư. Ngay từ khi thị trường chứng khoán mới ra đời và hoạt động đầu tư xuất hiện thì các nhà nghiên cứu tài chính và các nhà đầu tư đã đặt mối quan tâm lớn trong việc nghiên cứu hai đại lượng này. Chính vì thế các mô hình định giá tài sản lần lượt ra đời. Khởi đầu là mô hình định giá tài sản vốn (CAPM - Capital Asset Pricing Model) được William Sharpe đưa ra vào năm 1964, theo đó tỷ suất sinh lợi của một tài sản phụ thuộc vào nhân tố duy nhất đó là nhân tố thị trường, nói cách khác việc những cổ phiếu riêng lẻ di chuyển như thế nào với toàn bộ thị trường sẽ xác định nên tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nó.
    Tuy nhiên, sau một thời gian, nhiều tác giả đã chỉ ra khiếm khuyết của CAPM và cho rằng phải có nhiều nhân tố tham gia định giá, vì thế các mô hình mới tiếp tục được phát triển. Vào năm 1993 mô hình ba nhân tố của hai tác giả Fama và French được đưa ra, trong mô hình này tỷ suất sinh lợi của một tài sản được giải thích bởi nhân tố thị trường, nhân tố quy mô và nhân tố giá trị sổ sách trên giá trị thị trường chứ không phải chỉ duy nhất nhân tố thị trường như trong mô hình CAPM. Mô hình 3 nhân tố của Fama và French đã được kiểm định ở rất nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới từ các thị trường phát triển như Mỹ, Anh, Nhật đến các thị trường đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia .

    Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả chọn đề tài: "Ứng dụng mô hình Fama French vào ngành tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp của mình.

    2, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    Vận dụng lý thuyết về cấu trúc tài chính để nghiên cứu thực tiễn tại các công ty tiêu dùng tại Việt Nam trong đó tập chung vào các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE:
    Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kiểm định mô hình 3 nhân tố của Fama và French và so sánh với mô hình CAPM để đánh giá xem mô hình 3 nhân tố có sự cải thiện nào so với CAPM không. Các câu hỏi nghiên cứu sẽ giải quyết trong nghiên cứu này :
    - Tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán có quan hệ như thế nào với nhân tố quy mô công ty?
    - Tỷ suất sinh lợi chứng khoán có quan hệ như thế nào với nhân tố giá trị sổ sách trên giá trị thị trường?
    - Đưa ra một cái nhìn tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi tức nhà đầu tư trong ngành tiêu dùng cho các nhóm danh mục đầu tư phù hợp với chiến lược của nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức.
    Nghiên cứu này xem xét và kiểm định mô hình ba nhân tố trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay cụ thể cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.HCM (HOSE) trong ngành tiêu dùng từ năm 01.01.2008 đến 31.12.2013.
    3, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1 Đối tượng ngiên cứu

    Đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn các yếu tố liên quan tới lợi tức cổ phiếu của các công ty ngành tiêu dùng đã niêm yết trên TTCK TP.HCM. Lý do của việc chọn mẫu này là do SGDCK TP.HCM có thời gian hoạt động dài hơn so với SGDCK Hà Nội nên sẽ cung cấp các chuỗi dữ liệu dài hơn để phân tích thống kê. Quan trọng hơn, Sở giao dịch TP.HCM có quy mô lớn hơn (về quy mô giao dịch, quy mô niêm yết, giá trị vốn hóa ) nên sẽ đại diện tốt hơn cho thị trường Việt Nam. Thị trường phi chính thức của VN cũng khá lớn tuy nhiên dữ liệu về các công ty trên thị trường này không đầy đủ và khó tiếp cận.
    Đề tài đã thu thập được dữ liệu của công ty ngành tiêu dùng đang niêm yết trên TTCK, số liệu được thu thập từ 01/01/2008 đến 01/01/2014:
    Danh mục S/L B/L S/H B/H Tổng
    2008 2 12 13 3 30
    2009 8 13 14 8 43
    2010 10 12 13 11 46
    2011 10 16 17 11 54
    2012 9 21 22 9 61
    2013 8 21 22 8 59
    Trung Bình 7.83 15.83 16.83 8.33
    Nguồn: Tác giả phân nhóm danh mục, dữ liệu tổng hợp từ HOSE
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập chung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới các công ty ngành tiêu dùng đã niêm yết trên TTCK giai đoạn 2008 đến hết năm 2013.
    4, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp thu thập thông tin:
    Trên cơ sở dữ liệu từ Bloomberg của các công ty ngành tiêu dùng, tác giả thu thập các dự liệu cần thiết cho bài nghiên cứu. Ứng với mỗi công ty có mặt trong mẫu, tác giả thu thập các dữ liệu sau:
    ⦁ Lợi suất của cổ phiếu cuối mỗi ngày giao dịch từ Bloomberg, lợi suất này đã được điều chỉnh để phản ánh cổ tức cổ phiếu, thưởng cổ phiếu và cổ tức tiền mặt.
    ⦁ Vốn hóa thị trường ngày 01/01 của các năm từ 2008 đến 2013. Số liệu này được sử dụng cùng với dữ liệu giá để tính toán quy mô của từng công ty
    ⦁ Giá trị sổ sách của vốn cổ phần tại ngày 01/01 của mỗi năm từ năm 2008 đến 2013.
    ⦁ Lợi suất phi rủi ro lấy của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm .
    ⦁ Tương tự lợi suất cổ phiếu, lợi suất của thị trường dùng ở đây là chỉ số VNIndex theo ngày từ năm 2008 đến 2013 nguồn Bloomberg.
    Phương pháp xử lý và phân tích thông tin:
    ⦁ Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu dữ liệu được tác giả sử dụng trong suốt quá trình làm bài nghiên cứu.
    ⦁ Phương pháp thống kê: Đề tài sử dụng các công cụ của Microsoft Excel, phần mềm Gretl để chạy mô hình hồi quy như bảng biểu, mô hình hay đồ thị để tiến hành phân tích số liệu và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận của các danh mục đầu tư khác nhau.

    5, KẾT CẤU ĐỀ TÀI
    Mục đích của khóa luận này là xem xét hiệu quả của mô hình 3 nhân tố Fama-French so sánh với mô hình định giá tài sản vốn và chọn ra mô hình phù hợp hơn với thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung vào 3 vấn đề chính:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về danh mục đầu tư và mô hình ba nhân tố Fama French
    Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành tiêu dùng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam
    Chương 3: Đề xuất nâng cao ứng dụng mô hình Fama French khi ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    LỜI CẢM ƠN 4
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
    DANH MỤC BẢNG 6
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ 7
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ HÌNH BA NHÂN TỐ FAMA FRENCH 6
    1.1. Lý thuyết Markowitz về xây dựng danh mục hiệu quả 6
    1.1.1 Một số giả định của phân tích phương sai trung bình 6
    1.1.2 Đường biên hiệu quả 6
    1.1.3 Đa dạng hóa và độ lớn của danh mục 8
    1.1.4 Đường phân bổ vốn 10
    1.1.5 Đường thị trường vốn 11
    1.2. Các mô hình định giá tài sản phổ biến 12
    1.2.1 Mô hình chiết khấu dòng tiền 12
    1.2.2 Phương pháp định giá tương đối 16
    1.3. Mô hình định giá tài sản vốn 19
    1.3.1 Lý thuyết mô hinh định giá tài sản vốn 19
    1.3.2 Mở rộng các giả định của CAPM 21
    1.4. Mô hình ba nhân tố Fama French 23
    1.4.1 Sự ra đời của mô hình Fama French ba nhân tố 23
    1.4.2 Sơ lược mô hình ba nhân tố Fama French 24
    1.4.3 Vấn đề của mô hình 26
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI SUẤT CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28
    2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và ngành tiêu dùng của Việt Nam 28
    2.2. Quy trình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi suất danh mục đầu tư của cổ phiếu trong ngành tiêu dùng tại SCK TP. HCM 33
    2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu 33
    2.2.2 Xử lý số liệu 34
    2.2.3 Các phương pháp phân tích số liệu 42
    2.2.4 Giả thuyết nghiên cứu 43
    1.1.1 Thống kê mô tả các biến độc lập và các nhóm danh mục đầu tư 43
    2.2.5 Hồi quy mô hình CAPM 46
    2.2.6 Hồi quy mô hình Fama-French ba nhân tố 48
    CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FAMA FRENCH VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 55
    3.1. Các hạn chế trong việc áp dụng mô hình 55
    3.1.1 Giới hạn bởi các giả thiết của mô hình 55
    3.1.2 Giới hạn trong ba biến giải thích lợi suất cổ phiếu 56
    3.1.3 Hạn chế trong việc định giá ở thị trường Việt Nam 59
    3.1.4 Hạn chế trong việc thu thập dữ liệu đầu vào 61
    3.1.5 Chất lượng thông tin thấp 61
    3.2. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình trong thực tế 64
    3.2.1 Minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán 64
    3.2.2 Nâng cao tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư trên thị trường 67
    KẾT LUẬN 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
    PHỤ LỤC: 70
    Phụ lục 1: Hồi quy mô hình Fama-French các danh mục đầu tư 70
    Phụ lục 2: Hồi quy mô hình CAPM các danh mục đầu tư 85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...