Thạc Sĩ Ứng dụng mô hình DPSIR xây dựng chỉ thị môi trường khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    - 3 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
    3. Mục tiêu cụ thể . 3
    4. Yêu cầu của đề tài . 3
    5. Ý nghĩa của đề tài . 3
    5.1. Ý nghĩa khoa học . 3
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn . 4
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Cơ sở pháp lý . 5
    1.1.1. Cơ sở pháp lý 5
    1.1.2. Một số khái niệm 6
    1.2. Tổng quan về mô hình DPSIR 7
    1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển mô hình DPSIR 7
    1.2.2. Mô hình DPSIR 10
    1.2.3. Ứng dụng mô hình DPSIR trong xây dựng chỉ thị môi trường 12
    1.2.4. Vai trò và ý ngĩa của việc xây dựng chỉ thị môi trường . 13
    1.2.5. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và ở Việt Nam 15
    1.2.5.1. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới 15
    1.2.5.2. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR ở Việt Nam . 16
    1.3. Giới thiệu về khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh
    Tuyên Quang . 21
    1.3. Tình hình môi trường khu vực xã Phú Lâm 25
    CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 - 4 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu . 26
    2.3. Nội dung nghiên cứu . 26
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 27
    2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin . 27
    2.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu . 28
    2.4.3. Phương pháp kế thừa 29
    2.4.4. Phương pháp tổng hợp, đánh giá 30
    2.4.5. Phương pháp ứng dụng mô hình DPSIR để xây dựng chỉ thị môi
    trường . 30
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh
    Tuyên Quang . 31
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
    3.1.1.1. Vị trí địa lý . 31
    3.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng . 32
    3.1.1.3. Khí hậu 33
    3.1.1.4. Thủy văn 33
    3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 33
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 34
    3.1.2.1. Điều kiện kinh tế . 34
    3.1.2.2. Điều kiện xã hội 36
    3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 37
    3.1.3.1. Thuận lợi 37
    3.1.3.2. Khó khăn . 38
    3.2. Phân tích mô hình DPSIR cho khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm 38
    3.2.1. Các động lực (D – Driving force) chi phối tới môi trường khu vực
    nghiên cứu. 38 - 5 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    3.2.1.1. Trình độ dân trí 38
    3.2.1.2. Dân số 40
    3.2.1.3. Du lịch, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng 42
    3.2.1.4. Thành phần kinh tế 43
    3.2.2. Những áp lực (P – Pressure) từ các động lực đến môi trường khu vực
    nghiên cứu . 45
    3.2.2.1. Trình độ dân trí 45
    3.2.2.2. Dân số 46
    3.2.2.3. Du lịch, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng 49
    3.2.2.4. Nông nghiệp 51
    3.2.3. Hiện trạng môi trường (S – State) khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm 52
    3.2.3.1. Hiện trạng môi trường nước 52
    3.2.3.2. Hiện trạng môi trường đất . 57
    3.2.3.3. Hiện trạng môi trường không khí 60
    3.2.4. Phân tích tác động (I – Impact) ô nhiễm môi trường khu du lịch suối
    khoáng Mỹ Lâm 63
    3.2.4.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người . 63
    3.2.4.2. Tác động ô nhiễm môi trường đến các vấn đề kinh tế - xã hội . 64
    3.2.4.3. Tác động ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái . 65
    3.2.5. Phân tích các đáp ứng (R - Response) của xã hội và con người nhằm
    giảm thiểu các tác động áp lực gây lên môi trường 66
    3.3. Xây dựng bộ chỉ thị môi trường cho khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm . 68
    3.3.1. Các chỉ thị về động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, thương mại, dịch
    vụ du lịch gây áp lực đối với môi trường 68
    3.3.2. Các chỉ thị về áp lực (P) . 69
    3.3.3. Các chỉ thị về hiện trạng ( S) môi trường . 71
    3.3.4. Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường . 73 - 6 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    3.3.5. Các chỉ thị đáp ứng (R) của nhà nước xã hội và con người nhằm giảm
    thiểu các tác động áp lực gây lên môi trường . 75
    3.3.6. Tổng hợp chỉ thị môi trường khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm 76
    3.4. Đề xuất một số giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường và phát triền bền
    vững khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm 77
    3.4.1. Giải pháp về quản lý . 77
    3.4.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội 77
    3.4.3. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và đào tạo . 78
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận 79
    2. Kiến nghị 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    - 7 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Lâm 30
    Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ giàu – nghèo của xã Phú Lâm 34
    Bảng 3.3. Chất lượng nguồn nước khoáng Mỹ Lâm – Tuyên Quang 39
    Bảng 3.4. Số liệu điều tra trình độ học vấn của các hộ gia đình, cá nhân được
    phỏng vấn 39
    Bảng 3.5. Tổng lượng khách du lịch đến KDL suối khoáng Mỹ Lâm từ
    2007 -2013 . 42
    Bảng 3.6. Số liệu điều tra về mức độ quan tâm đến các vấn đề về môi trường
    của các tổ chức, hộ gia đình kinh doanh và cá nhân, hộ gia đình khu vực điều tra 46
    Bảng 3.7. Số liệu điều tra nguồn tiếp nhận nước thải của các hộ gia đình, cá
    nhân và tổ chức được điều tra . 47
    Bảng 3.8. Số liệu điều tra nguồn tiếp nhận rác thải của các hộ gia đình, cá
    nhân và tổ chức được điều tra 48
    Bảng 3.9. Số liệu điều tra nguồn nước cấp sinh hoạt, kinh doanh của các hộ
    gia đình, cá nhân và tổ chức được điều tra 52
    Bảng 3.10. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại KDL suối khoáng Mỹ Lâm54
    Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại KDL suối khoáng Mỹ Lâm . 55
    Bảng 3.12. Kết quả phân tích mẫu đất tại KDL suối khoáng Mỹ Lâm 59
    Bảng 3.13. Số liệu điều tra về chất lượng môi trường không khí 61
    Bảng 3.14. Kết quả phân tích mẫu không khí tại KDL suối khoáng Mỹ Lâm62
    Bảng 3.15. Danh mục các chỉ thị “ Động lực” KDL suối Khoáng Mỹ Lâm . 69
    Bảng 3.16. Bảng chỉ thị về các“ Áp lực” KDL suối Khoáng Mỹ Lâm . 70
    Bảng 3.17. Bảng chỉ thị về hiện trạng môi trường (S) KDL suối Khoáng Mỹ
    Lâm 71
    Bảng 3.18. Bảng chỉ thị về tác động môi trường (I) KDL suối khoáng Mỹ
    Lâm 73
    Bảng 3.19. Bảng chỉ thị về đáp ứng (R) KDL suối khoáng Mỹ Lâm 75 - 8 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1.1. Mô hình DPSIR của OECD 9
    Hình 1.2. Sơ đồ mô hình DPSIR 10
    Hình 1.3. Mô hình DPSIR về ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam của GS.
    TSKH Phạm Ngọc Đăng tháng 1/2005 . 13
    Hình 1.4. Mô hình áp lực/hiện trạng/đáp ứng của OECD trong tiếp cận vấn đề
    môi trường . 16
    Hình 1.5. Sơ đồ quy hoạch Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm 23
    Hình 3.1. Vị trí địa lý xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn 31
    Hình 3.2. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Trình độ dân trí”40
    Hình 3.3. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dân số” 41
    Hình 3.4. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “ Du lịch” 43
    Hình 3.5. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “ Nông nghiệp” . 44
    Hình 3.7. Sơ đồ tổng hợp chỉ thị môi trường khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm
    theo mô hình DPSIR . 77




    - 9 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của các hộ gia đình, cá nhân được phỏng vấn . 41
    Biểu đồ 3.2. Mức độ quan tâm đến các vấn đề về môi trường của các tổ chức,
    hộ gia đình kinh doanh và cá nhân, hộ gia đình điều tra, phỏng vấn 46
    Biểu đồ 3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
    điều tra . 48
    Biểu đồ 3.4. Nguồn tiếp nhận rác thải của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
    điều tra . 49
    Biểu đồ 3.5. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ
    chức được điều tra . 53
    Biểu đồ 3.6. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt của cá hộ gia đình, cá nhân và
    tổ chức điều tra 53
    Biểu đồ 3.7. Biểu đồ về các nguyên nhân sẽ gây suy giảm chất lượng đất của
    hộ gia đình, cá nhân được điều tra 60
    Biểu đồ 3.8. Biểu đồ về chất lượng môi trường không khí Khu lịch suối
    khoáng Mỹ Lâm 61
    Biểu đồ 3.9. Biểu đồ đánh giá về cảnh quan KDL suối khoáng Mỹ Lâm của
    khách du lịch . 62






    - 10 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    DPSIR Mô hình thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực (D) –
    Áp lực (P) – Hiện trạng (S) – Tác động (I) – Đáp ứng (R)
    D Driving Forces (Động lực chi phối)
    P Pressure (Áp lực)
    S State (Hiện trạng)
    I Impact (Tác động)
    R Response (Đáp ứng)
    EEA Tổ chức môi trường Châu Âu
    OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
    EU Liên minh Châu Âu
    HTMT Hiện trạng môi trường
    KT - XH Kinh tế - Xã hội
    UBND Ủy ban nhân dân
    KDL Khu du lịch
    BVTV Bảo vệ thực vật
    QCVN Quy chuẩn Việt Nam
    TNMT Tài nguyên môi trường
    MT Môi trường
    HTMT Hiện trạng môi trường
    HST Hệ sinh thái





    - 11 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    LỜI CẢM ƠN

    Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
    khoa Môi Trường và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đặng Văn Minh em đã tiến
    hành thực hiên đề tài: Ứng dụng mô hình DPSIR xây dựng chỉ thị môi trường khu
    du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”.
    Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn
    quý thầy cô khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên đã tận tình
    dạy dỗ truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quãng thời gian em
    theo học tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đặng
    Văn Minh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình
    em thực hiện đề tài nghiên cứu này.
    Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo, các cán bộ UBND xã Phú
    Lâm, Ban quản lý KDL suối khoáng Mỹ Lâm đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo những
    điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình em thực hiện đề tài tại địa phương.
    Do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu
    không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
    quý thầy cô cùng để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !

    Tuyên Quang, ngày 10 tháng 11 năm 2014
    Học viên



    Nguyễn Thị Thu Hiền
    - 12 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề.
    Môi trường sinh thái đang là vấn đề mà cả toàn nhân loại quan tâm, nó có ảnh
    hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe, đời sống con người. Đại hội Đảng toàn
    quốc lần thứ X đã khẳng định một trong bốn vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất đối
    với thế giới là môi trường và hệ sinh thái. Nhưng có một hiện trạng đang diễn ra
    hiện nay đó là môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm và suy thoái trầm trọng. Sự
    phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có
    những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị
    thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
    Hiện nay, du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu trong đời sống văn hóa xã
    hội của con người. Trong những năm gần đây, hòa chung vào xu thế phát triển của
    ngành du lịch thế giới, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dần
    tạo lập được vị thế trong khu vực cũng như trong con mắt bạn bè quốc tế, đóng góp
    một phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên bên cạnh
    những mặt tích cực mà du lịch đem lại thì du lịch cũng đang bộc lộ những mặt trái
    tác động không nhỏ đến tài nguyên môi trường. Theo báo cáo sơ bộ của Thanh tra
    Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch thực hiện với 23 điểm, khu du lịch tại 5 tỉnh thành
    phố là Lào Cai, Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên, Ninh Bình đã đưa ra nhiều con
    số gây sốc. Có tới 22/23 đơn vị hoạt động du lịch không có giấy phép xả thải do Sở
    Tài nguyên - Môi trường cấp; 20/23 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch không xây
    dựng kế hoạch, chương trình hành động bảo vệ môi trường hàng năm . Trong đó
    nhiều khu du lịch sử dụng nguồn nước khoáng để kinh doanh nhưng lại chưa có kế
    hoạch bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, điều này đã gây ra những áp lực
    đối với môi trường.
    Hiện trạng môi trường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tuy nhiên trong bối cảnh
    hiện tại, những nguyên nhân có ảnh hưởng xấu đến môi trường thường là những áp
    lực do con người gây ra, đó là các chất thải, nước thải, rác thải và việc sử dụng tài - 13 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    nguyên không bền vững. Những áp lực này tạo ra bởi hoạt động của con người.
    Để đánh giá một cách đầy đủ và tổng thể về nguyên nhân, hiện trạng, diễn
    biến và tác động đến môi trường trong quá trình sống của con người thì việc sử
    dụng mô hình DPSIR sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan các vấn đề môi trường
    cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân – quả, nguyên nhân gây ra
    các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Đồng
    thời là cơ sở để đánh giá các chính sách, quy định về môi trường để các cấp chính
    quyền, các nhà quản lý định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và
    có các chính sách, cơ chế phù hợp để phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích phát
    triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Hiện nay, mô hình DPSIR được vận
    dụng trong xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường cũng như trong xây dựng các
    chỉ thị môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng
    môi trường và có những biện pháp tác động hiệu quả đến hoạt động gây ô nhiễm
    môi trường. (Lê Thạc Cán, 2005)[6].
    Khu Du lịch suối khoáng Mỹ Lâm nằm trên địa phận xã Phú Lâm thuộc huyện
    Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang 13 km về phía Tây Nam
    là một khu du lịch tắm nước khoáng nóng được nhiều người biết đến, hàng ngày
    đón tiếp rất nhiều lượt khách du lịch đến nghỉ dưỡng, tắm khoáng, đây là một nguồn
    lợi kinh tế lớn cho khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lợi về kinh tế thì khu du
    lịch Suối khoáng Mỹ Lâm cũng hàng ngày thải ra môi trường một lượng lớn nước
    thải và rác thải , điều này đòi hỏi phải có các biện pháp bảo vệ và quản lý môi
    trường hiệu quả để ngăn ngừa và khắc phục những tác động xấu đến sức khỏe con
    người, tài nguyên thiên nhiên.
    Để có thể quản lý tốt nguồn nước khoáng nóng và ngày càng thu hút được
    nhiều khách du lịch đến thăm, nghỉ dưỡng thì việc xây dựng các chỉ thị môi trường
    dựa trên mô hình DPSIR sẽ giúp các nhà quản lý hiểu rõ tình trạng, nguyên nhân tác
    động tới môi trường và từ đó có các chính sách, biện pháp để bảo vệ nguồn nước
    nóng và phát triển môi trường bền vững.
    Xuất phát từ lý do trên, em tiến hành thực hiện đề tài “Ứng dụng mô hình - 14 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    DPSIR xây dựng chỉ thị môi trường khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, huyện
    Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Sử dụng mô hình DPSIR để xác định các chỉ thị môi trường và xác định các
    vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo vệ môi trường tại khu du lịch suối
    khoáng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    3. Mục tiêu cụ thể:
    - Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn,
    tỉnh Tuyên Quang liên quan đến các vấn đề môi trường.
    - Xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường ở khu vực nghiên cứu
    dựa trên nghiên cứu các tác động: lực điều khiển (driving forces), áp lực (pressure),
    tình trạng (state), tác động (impact), đáp ứng (response).
    - Xây dựng bộ chỉ thị môi trường dựa trên cơ sở phân tích mô hình DPSIR.
    - Đề xuất các biện pháp quản lý, giảm thiểu, cải tạo môi trường và chất lượng
    cuộc sống của người dân tại xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    4. Yêu cầu của đề tài.
    - Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường, tình hình
    sử dụng tài nguyên của xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    - Lấy mẫu và phân tích một số chỉ tiêu về môi trường.
    - Xây dựng được mô hình DPSIR theo từng tác động, từ đó xác định bộ chỉ thị
    môi trường.
    5. Ý nghĩa của đề tài.
    5.1. Ý nghĩa khoa học.
    - Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D
    (Phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp
    lực - P (Các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện
    trạng - S (Hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (Tác động của ô nhiễm
    môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và
    môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (Các giải pháp bảo vệ môi trường). Đề tài - 15 -

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    nghiên cứu ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại
    khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang.
    - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
    công tác quản lý sau này.
    - Vận dụng và phát huy kiến thức đã học tập.
    - Là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn.
    - Là cơ sở để lựa chọn và áp dụng các biện pháp quản lý môi trường phù
    hợp với điều kiện của địa phương.
    - Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý và bảo vệ môi
    trường tại khu vực sinh sống.
    - Đánh giá hiện trạng môi trường, xác định được những tác động, áp lực gây
    ô nhiễm môi trường và mức độ ảnh hưởng của chúng tới môi trường khu du lịch
    suối khoáng Mỹ Lâm
    - Xây dựng được bộ chỉ thị môi trường phục vụ cho công tác đánh giá chất
    lượng môi trường, quy hoạch và quản lý môi trường khu du lịch suối khoáng
    Mỹ Lâm.
     
Đang tải...