Thạc Sĩ ứng dụng mô hình dịch vụ logistics và quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động dịch vụ kho hàng dược

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    Trong lĩnh vực quản lý kinh tế vi mô những năm gần đây, xuất hiện một khái
    niệm và quan điểm mới về phương thức hoạt động và tổ chức quản lý các doanh nghiệp
    và công ty kinh doanh hiện đại mà tiếng Anh gọi là “Logistics”, Cho đến nay thuật ngữ
    Logistics vẫn còn là khá xa lạ mới mẻ đối với phần lớn người Việt Nam. Thực ra trên
    thế giới thuật ngữ Logistics đã xuất hiện từ lâu đươcï ghi nhận như một chức năng kinh
    tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong
    khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Logistics không phải là một hoạt động đơn
    lẻ (isolated action), mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với
    nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua
    các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và
    hoàn thiện. Do đó, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong
    cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện
    chiến lược. Trong chuỗi dây chuyền cung ứng, dịch vụ kho hàng
    (lưu trư)õ là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ quá trình
    “Dịch vụ kho hàng” đặc biệt là kho hàng logistics đã tạo ra một sức lôi cuốn
    mạnh mẽ và thúc đẩy tôi viết đề tài này. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực nghiên cứu rất
    mới đối với thực tiễn Việt Nam hiện nay. với sự cho phép của Cô Tạ Thị Mỹ Linh, tôi
    thực hiện đề tài nghiên cứu này với mục đích là bước chuẩn bị cho đề tài nghiên cứu
    khoa học . Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn Cô đã hướng dẫn giúp đỡ thực hiện đề
    tài này. Mặc dù với nguyện vọng đóng góp thật nhiều và cũng đã rất cố gắng song đề
    tàiõ khôngù tránh khỏi những sơ sót và hạn chế rất mong sự đóng góp của Côâ cho những
    khiếm khuyết này.
    MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
    -Hệ thống hóa lại các lý luận cơ bản cũng như những trải nghiệm, những chỉ tiêu
    đánh giá quản lý kho, hoạch định, tổ chức thiết kế, kiểm định bố trí mạng lưới và trang
    thiết bị trong kho.
    -Nghiên cứu thực trạng quản lý kho, từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện nâng cao
    trình độ quản lý kho, ứng dụng mô hình dịch vụ logistics và quản trị chuỗi cung ứng
    trong hoạt động dịch vụ kho hàng dược phẩm tại Công Ty TNHH Diethelm Việt Nam
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Phạm vi về không gian : nghiên cứu thực tiễn tại kho hàng dược phẩm công ty
    Diethelm Việt Nam và kho hàng dược phẩm công ty Diethelm Malaysia Sdn Bhd. Kho
    hàng tại công ty Diethelm Philippines để minh họa cho các kết luận của đề tài
    Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp, tài liệu từ năm 1999 đến 2006
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp phân tích dịch vụ kho:
    Đối tương nghiên cứu của phân tích dịch vụ kho là chính quá trình quản lý kho.
    Quá trình này có các mối liên hệ, nội dung và kết cấu phức tạp được biểu hiện bằng
    những thông tin, số liệu diễn ra hằng ngày tưởng như ngẫu nhiên nhưng che dấu bên
    trong sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan, che dấu bản chất của quá trình
    đó. Để nhận thức và cải tạo được chúng phù hợp với thực tế khách quan và mang lại
    hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là phương
    pháp luận và các phương pháp tính toán kỹ thuật dùng trong phân tích
    Phương pháp luận của phân tích dịch vụ kho:
    Phương pháp luận của phân tích dịch vụ kholà cách nhận thức đối với việc
    nghiên cứu quá trình thay đổi dịch vụ kho trong mối quan hệ biện chứng với các sự
    kiện, các hiện tượng kinh tế bao quanh. Cơ sở phương pháp luận của phân tích này là
    phép duy vật biện chứng của C. Mác và F. Aênghen. Ngoài ra cơ sở lý luận của phân
    tích dịch vụ kho còn là các môn học về kinh tế học chuyên ngành. Khi nghiên cứu một
    hiện tượng, một quá trình kinh tế nào đó cần nắm được những đặc trưng kinh tế chung
    nhất, đồng thời phải nắm được đặc điểm của ngành, của nơi mà đối tượng đó được hình
    thành và phát triển
    Trong phần phương pháp phân tích chủ yếu đi vào phương pháp tính toán kỹ
    thuật của phân tích.
    Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích:
    Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế cũng như sự phát
    triển các môn khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, hình thành nên phương pháp tín
    toán kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. Để đạt được mục đích
    phân tích, có thể sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau và mội phương pháp
    đều có thế mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải có trình độ vận dụng thanh thạo mới
    đạt được mục đích đặt ra. Sau đây là các phương pháp tính toán kỹ thuật thường dùng
    trong phân tích dịch vụ kho
    Phương pháp so sánh :
    Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. so
    sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa
    có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động
    của chỉ tiêu. Nó cho phép ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét
    riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển
    hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu
    trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy để tiến hành so sánh bắt buộc phải quyết những
    vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so
    sánh. So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp
    ta lựa chọn phương án tối ưu.
    Phương pháp loại trừ: ( hay còn gọi là phương pháp thay thế)
    Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ví dụ chỉ tiêu dịch vụ
    kho ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hai nhân tố: chất lượng dịch vụ và chi phí. Cho
    nên thông qua phương pháp loại trừ cho phép các nhà phân tích nghiên cứu mức độ ảnh
    hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.
    Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng
    Phương pháp liên hệ cân đối:
    Trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có những hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn
    tại mối quan hệ cân bằng về lượng. Ví dụ: Cân đối giữa tổng giá trị xuất kho với tổng
    dự trữï hàng hóa của kho
    Ngoài các phương pháp phân tích nêu ở trên, ta còn sử dụng các phương pháp
    khác nhau như toán kinh tế, phương pháp phân tổ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...