Luận Văn Ứng dụng mô hình Diamond và dây chuyền .pdftạo giá trị (M. Porter) để đánh giá hoạt động của ngành v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định những thuận lợi – khó
    khăn của ngành vắc-xin phòng và điều trị bệnh cho người tại TPHCM thông qua việc sử
    dụng mô hình Diamond và dây chuyền tạo giá trị (M. Porter) làm khung phân tích. Kết quả
    nghiên cứu cho thấy, tiềm năng về thị trường là rất lớn; tuy nhiên đội ngũ nhân lực và cơ sở
    hạ tầng của ngành còn gặp rất nhiều khó khăn. Qua đó, các kiến nghị – đề xuất được hình
    thành nhằm phát triển hoạt động của ngành trong thời gian sắp tới.
    1.GIỚI THIỆU
    Vắc-xin phòng và điều trị bệnh cho
    người là một lĩnh vực hoạt động rất quan
    trọng và là một trong những chiến lược
    hàng đầu của Y Tế Dự Phòng được quan
    tâm. Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và
    đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh, việc
    nghiên cứu và sản xuất vắc xin tuy đã đạt
    được một số thành tựu bước đầu, nhưng
    tất cả chỉ là ở giai đoạn sơ khai. Sự phát
    triển của ngành vắc-xin phòng và điều trị
    bệnh cho người tại TPHCM đã đáp ứng
    được một phần nhu cầu của tiêm chủng
    mở rộng tại TPHCM và các tỉnh khu vực
    phía Nam. Các công trình nghiên cứu về
    ngành vắc-xin nói riêng và ngành CNSH
    nói chung là các nghiên cứu về khoa học
    công nghệ, chưa có các nghiên cứu về
    khoa học quản lý. Chính vì lý do này, lãnh
    đạo thành phố mong muốn có một nghiên
    cứu nhằm phát hiện ra những thuận lợi
    cũng như khó khăn theo phương pháp
    luận của khoa học quản lý để xây dựng
    định hướng phát triển ngành và có những
    biện pháp thích hợp thúc đẩy sự phát triển
    của ngành trong giai đoạn tới.
    Đầu năm 2005, Sở Khoa Học Công
    Nghệ TPHCM đã đặt hàng đề tài “Đánh
    giá thực trạng ứng dụng CNSH trong y –
    dược và đề xuất các giải pháp phát triển
    ngành CNSH tại TPHCM đến năm 2010”
    và giao việc thực hiện cho nhóm nghiên
    cứu do PGS. TS. Bùi Thị Minh Hằng
    (khoa QLCN-ÐHBK) làm chủ nhiệm.
    Mục tiêu chính của đề tài nhằm cung cấp
    các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho các
    nhà quản lý thành phố xây dựng định
    hướng chiến lược, ban hành các chính
    sách thúc đẩy sự phát triển của ngành
    CNSH trong lĩnh vực y - dược trên địa
    bàn TPHCM.
    Xem xét và đánh giá hoạt động của
    ngành vắc-xin phòng và điều trị bệnh cho
    người TPHCM là một trong các công việc
    Science & Technology Development, Vol 9, No.10- 2006
    Trang 80
    được tiến hành để hoàn thành mục tiêu
    chung của đề tài. Trong khi thực hiện,
    chúng tôi đã sử dụng mô hình Diamond và
    dây chuyền tạo giá trị của M. Porter làm
    khung phân tích đánh giá hoạt động của
    ngành. Thông tin về hoạt động của ngành
    được thu thập thông qua việc phỏng vấn
    các chuyên gia, các doanh nghiệp và
    người sử dụng; từ đó làm cơ sở để xác
    định các thuận lợi, khó khăn của ngành
    vắc-xin phòng và điều trị bệnh cho người
    tại thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...