Luận Văn Ứng dụng mô hình đa nhân tố trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
     Lý do chọn đề tài
    Trong đầu tư, tỷ suất sinh lợi và rủi ro luôn là một cặp “bài trùng”. Các nhà đầu tư nói chung,
    nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng, luôn thấu hiểu điều này. Họ chấp nhận lý
    thuyết đánh đổi giữa rủi ro và TSSL như một điều hiển nhiên. Tuy vậy, với tâm lý của những
    NĐT “bình thường” thì đa dạng hoá đầu tư là nhu cầu của họ. Vì trong thực tế, có trường hợp
    giá cả chứng khoán được định giá đúng, nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro.
    Những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hoá DMĐT. Bên cạnh đó, quản lý
    DMĐT còn đáp ứng sở thích, nhu cầu, lứa tuổi của NĐT trong chính sách lựa chọn DMĐT
    và liên quan đến rủi ro. Như vậy, việc ứng dụng mô hình đa nhân tố trong quản lý DMĐT
    như là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán và là công cụ hữu hiệu để
    kiểm soát rủi ro và đáp ứng nhu cầu tối đa hóa TSSL của NĐT.
    Trên thực tế, những mô hình đã ra đời trước đây, như lý thuyết danh mục do Harry Markowit
    đề xướng vào năm 1960. Đây là một khám phá đầu tiên về việc đa dạng hóa làm giảm thiểu
    rủi ro như thế nào và đề xuất sử dụng độ lệch chuẩn và phương sai để đo lường rủi ro của
    từng chứng khoán và DMĐT. Lý thuyết thị trường vốn đã mở rộng lý thuyết danh mục và
    phát triển một mô hình định giá các tài sản rủi ro. Kết quả là mô hình định giá tài sản vốn
    CAPM (Capital Asset Pricing Model) có một số hạn chế về mặt kỹ thuật. Đó là mô hình này
    dựa trên ý tưởng danh mục thị trường là danh mục không chỉ có giá trị trung bình / phương
    sai hiệu quả mà còn là một danh mục được đầu tư hoàn toàn với tỷ số của TSSL vượt trội
    mong đợi so với độ lệch chuẩn là lớn nhất. Sau đó, vào giữa những năm 1970, Ross đã đề
    xuất một cách khác để xem xét các TSSL của cổ phiếu đó là mô hình chênh lệch giá APT
    (Arbitrage Pricing Theory) nhưng APT cũng có những giới hạn của nó. Trong khi diễn tả
    một mô hình phân tích rủi ro đa nhân tố nhưng lại không chỉ rõ những nhân tố được sử dụng.
    Hơn nữa, APT không xác định được tỷ trọng của những nhân tố khác nhau hoặc không đưa
    ra được phương pháp để tính toán những biểu hiện. Chính vì điều đó mà các nhà đầu tư phải
    dựa vào một mô hình đa nhân tố thiết thực và phải thuộc về trực giác.
    Và đề tài nhằm giới thiệu một mô hình tiến bộ hơn và có thể cũng giống như những mô hình
    đa nhân tố khác là phân tích biểu hiện của rủi ro dựa trên các nhân tố được nhận biết bởi
    BARRA. Chính vì vậy mà mô hình được lấy tên là mô hình BARRA. Những nhân tố chung
    này phân loại các biểu hiện của một danh mục thông qua những nhân tố thuộc về “phong
    cách” (như quy mô và thành công) hay còn gọi là nhân tố trực giác, thị trường nội địa và
    phân loại ngành. Chúng cung cấp những thông tin hữu dụng về cơ cấu của danh mục. Tuy
    nhiên, mô hình cũng có nét riêng biệt là phân tích rủi ro theo nhân tố tiền tệ. Mô hình rủi ro
    đa nhân tố dựa trên ý tưởng rằng TSSL của một cổ phiếu có thể được giải thích bởi một tập
    hợp nhiều nhân tố chung cộng với một nhân tố đặc trưng gắn với cổ phiếu đó. Các nhân tố có
    thể là những nhân tố tác động ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm cổ phiếu. Đi vào phân tích từng
    nhóm nhân tố sẽ cho ta thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố đến TSSL của các cổ phiếu.
    Tuy nhiên, việc khó khăn hiện nay là những nhân tố được chọn như đã trình bày ở trên có
    thật sự được đưa vào mô hình khi ứng dụng tại Việt Nam hay không và những nhân tố này
    tại Việt Nam có thực sự giải thích được mô hình hay không? Như vậy, đề tài ra đời cũng
    không nằm ngoài mục đích đó.
     Mục tiêu nghiên cứu
    a. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về mô hình đa nhân tố, từ đó đưa tới mô hình thiết thực
    và tiên tiến hơn, đó là mô hình Barra
    b. Lượng hóa mối quan hệ giữa chỉ số VN-Index và các nhân tố kinh tế vi mô (nhân tố thị
    trường), nhân tố vĩ mô, các chỉ số kinh tế. Từ đó, có thể đưa ra những phân tích cũng như
    những dự báo về diễn biến của thị trường thông qua các nhân tố.
    c. Đề xuất kiến nghị đối với thị trường chứng khoán Việt Nam để có thể ứng dụng tốt mô
    hình Barra.



    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------- 1
    Lý do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------------------------ 1
    Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------------- 2
    Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 2
    Kết cấu đề tài ----------------------------------------------------------------------------------------- 2
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ
    1.1. Khái quát về rủi ro và tỷ suất sinh lợi ( TSSL) --------------------------------------------------- 3
    1.1.1. Khái quát về rủi ro ---------------------------------------------------------------------------- 3
    Cái nhìn tổng quan ---------------------------------------------------------------------------- 3
    Đo lường rủi ro -------------------------------------------------------------------------------- 3
    1.1.2. Tỷ suất sinh lợi và phân tích tỷ suất sinh lợi ----------------------------------------------- 4
    Sơ lược về mô hình cấu trúc rủi ro ---------------------------------------------------------------- 7
    1.2.1. Ý tưởng ---------------------------------------------------------------------------------------- 7
    1.2.2. Động lực thúc đẩy ---------------------------------------------------------------------------- 8
    1.2.3. Tỷ suất sinh lợi hệ thống và việc đa dang hoá --------------------------------------------- 8
    1.2.4. Những nền tảng của các mô hình đa nhân tố ---------------------------------------------- 9
    1.3. Các mô hình cấu trúc rủi ro ---------------------------------------------------------------------- 10
    1.3.1. Mô hình định giá tài sản vốn -------------------------------------------------------------- 10
    1.3.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá ---------------------------------------------------- 12
    1.3.3. Các mô hình đa nhân tố -------------------------------------------------------------------- 12
    Mô hình đa nhân tố là gì? ------------------------------------------------------------------ 12
    Các mô hình đa nhân tố hoạt động như thế nào? ---------------------------------------- 13
    Ưu và nhược điểm cuả các mô hình đa nhân tố ----------------------------------------- 13
    Những công thức tính toán mô hình ------------------------------------------------------- 14
    Dự báo rủi ro bằng các mô hình đa nhân tố ---------------------------------------------- 15
    1.4. Mô hình GEM ------------------------------------------------------------------------------------- 18
    1.4.1. Phát triển mô hình (Mô hình Barra) ------------------------------------------------------ 18
    Các chỉ số rủi ro ----------------------------------------------------------------------------- 19
    Các thị trường nội địa ----------------------------------------------------------------------- 19
    Các ngành ------------------------------------------------------------------------------------ 21
    Các loại Tiền tệ ------------------------------------------------------------------------------ 23
    1.4.2. Ước tính mô hình ------------------------------------------------------------------------------- 24
    Một cái nhìn tổng quan --------------------------------------------------------------------- 24
    Việc lựa chọn chỉ số rủi ro ----------------------------------------------------------------- 25
    Sự bình thường hóa ------------------------------------------------------------------------- 26
    Lựa chọn và tiêu chuẩn hóa chỉ số rủi ro ------------------------------------------------- 26
    Xác định ngành ------------------------------------------------------------------------------ 27
    Ước tính tỷ suất sinh lợi nhân tố ----------------------------------------------------------- 28
    Tính toán ma trận hiệp phương sai -------------------------------------------------------- 28
    Tỷ trọng theo số mũ ------------------------------------------------------------------------- 29
    Tính toán độ biến động thị trường (Các mô hình GARCH) ---------------------------- 30
    Các quốc gia trong GEM ------------------------------------------------------------------- 31
    Ước tính rủi ro tiền tệ ----------------------------------------------------------------------- 31
    1.4.3. Cập nhật mô hình ------------------------------------------------------------------------------- 31
    PHẦN II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ TRÊN TTCK VIỆT NAM ------------ 33
    2.1. Ước lượng và kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô với Vnindex --------------- 33
    2.2. Kiểm định Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với Vnindex ----------------------- 38
    2.3. Kiểm định mối quan hệ CPI của các ngành với Vnidex ------------------------------------- 39
    2.4. Kiểm định mối quan hệ giữa GDP các ngành với Vnindex ---------------------------------- 41
    2.5. Kiểm định mối quan hệ của từng nhân tố đối với Vnindex ----------------------------------- 42
    2.5.1. Mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô:
    CPI, GDP, cung tiền, lãi suất, tỉ giá và Vn-Index ---------------------------------------------- 42
    2.5.2. CPI của các ngành và Vnindex ----------------------------------------------------------- 43
    2.5.3. Kiểm định mối quan hệ giữa GDP các ngành và Vnindex ---------------------------- 45
    PHẦN III: KIẾN NGHỊ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ----------- 47
    PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------------------- i
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------- xv
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...