Thạc Sĩ Ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện trùng Khán

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
    1. Mở đầu
    1.1. Đặt vấn đề
    Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
    xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
    bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an
    ninh và quốc phòng. Đất đai chính là nguồn tài nguyên có giá trị nhất mà
    thiên nhiên ban tặng cho con người. Theo Các Mác: “Đất là tư liệu sản xuất
    nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của
    hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [25].
    Hiến pháp 1992 quy định, đất đai được giao cho các tổ chức và cá nhân sử
    dụng ổn định, lâu dài [22]. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, đất đai được
    giao tới tận tay hộ gia đình, nhằm đảm bảo cho đất đai luôn có chủ và được bồi
    bổ, khai thác hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, và có hiệu quả.
    Vấn đề đánh giá sử dụng đất trong các nông hộ từ lâu đã được nhiều
    nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng đất như thế nào là
    hợp lý, có hiệu quả nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế nông hộ, nhất là
    trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, vẫn luôn là đề tài có tính chất thời
    sự, cả về phương diện nghiên cứu khoa học cũng như quản lý nhà nước.
    Hiện nay, việc ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch, cùng với sự trợ
    giúp của máy vi tính đang là một trong những phương pháp có nhiều ưu việt,
    được triển khai trong hầu hết các lĩnh vực, trong số đó có các ngành kinh tế,
    kỹ thuật và quản lý sử dụng đất.
    Huyện Trùng Khánh là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng,
    diện tích 46.915 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.227,85 ha, chiếm
    15,51% tổng diện tích tự nhiên. Kinh tế huyện chủ yếu là phát triển nông lâm
    nghiệp, đất đai chủ yếu thuộc quyền quản lý và sử dụng của nông hộ. Vì vậy,
    - 1 - vấn đề sử dụng đất trong nông hộ đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của
    nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở điều tra nông hộ, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh
    hưởng tới phát triển kinh tế nông hộ huyện Trùng Khánh, xây dựng mô hình
    bài toán quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho nông hộ, từ đó đề ra
    những giải pháp và hướng đi cụ thể cho hộ gia đình trong phát triển kinh tế
    trên cơ sở các nguồn lực của mình.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kết quả, hiệu quả sử dụng đất
    với phát triển kinh tế nông hộ; về mô hình bài toán quy hoạch; những kinh
    nghiệm và ứng dụng trong và ngoài nước.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất và sử dụng đất trong
    phát triển kinh tế của nông hộ tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
    - ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong phát triển kinh tế nông hộ
    thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
    - Đề xuất hướng sử dụng đất tối ưu cho nông hộ và đưa ra một số giải
    pháp trong phát triển kinh tế nông hộ.
    1.3. Yêu cầu nghiên cứu
    - Nắm chắc các văn bản, tài liệu và kiến thức liên quan tới vấn đề sử
    dụng đất nông hộ.
    - Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác.
    - Đề tài có tính khoa học và thực tiễn đối với việc sử dụng đất nông hộ.
    - 2 - 2. Tổng quan tài liệu
    2.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
    2.1.1. Khái niệm về hiệu quả
    Trong cuộc sống của chúng ta, nói đến "hiệu quả", tức là chúng ta
    muốn nói đến việc đánh giá kết quả của một công việc nào đó. Khi nghiên cứu
    về hiệu quả, do xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau cũng như
    những quan điểm, nhận thức khác nhau của từng người trong từng hoàn cảnh
    nên có rất nhiều các quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả [7].
    Có thể nói hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng
    của các hoạt động. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan
    của mọi nền sản xuất. Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả, chúng ta cần phân biệt
    rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực (hiệu
    quả phân phối) và hiệu quả kinh tế [15].
    Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm cá thể đạt được trên một đơn vị
    chi phí đầu vào hay nguồn lực được sử dụng trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật
    hay công nghệ được áp dụng [15]. Ta có thể coi hiệu quả kỹ thuật chính là
    mối quan hệ về mặt vật chất giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra, nó
    liên quan đến các đặc tính vật chất của quá trình sản xuất. Vì vậy, có thể thấy
    nó chính là mục đích phổ biến của mọi hệ thống kinh tế [8].
    Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả mà trong đó yếu tố đầu vào của
    nguồn lực và giá đầu ra của sản phẩm được sử dụng để tính giá trị sản phẩm
    thu thêm được trên một đồng chi phí bỏ thêm vào của nguồn lực [15].
    Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đạt được khi và chỉ khi đạt
    được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối [12]. Đây là một phạm trù kinh
    tế được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phân tích kinh tế. Nó thể hiện
    - 3 - mối quan hệ về mặt kinh tế giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra, có
    thể tính đến giá cả và sự phối hợp tối ưu các yếu tố đầu vào với những giá cả
    nhất định. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế theo công thức sau:
    Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật ì Hiệu quả phân phối [8].
    Như vậy, hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu
    cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế.
    Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối
    ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất
    định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn. Đó chính là bản chất
    khái niệm của hiệu quả.
    2.1.2. Phân loại hiệu quả
    Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả khác nhau, có thể căn cứ vào nội
    dung và cách biểu hiện của hiệu quả hay vào yêu cầu tổ chức quản lý kinh tế
    hoặc căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào
    sản xuất, căn cứ vào không gian và thời gian . Tuy nhiên, cách phân loại theo
    nội dung và các biểu hiện của hiệu quả thường được áp dụng nhiều hơn.
    Theo cách phân loại này, hiệu quả có thể phân làm ba loại: Hiệu quả
    kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường [7, 13].
    Như đã đề cập ở trên, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung
    nhất, là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có
    vai trò quyết định tới các hiệu quả còn lại bởi vì trong mọi hoạt động sản xuất,
    con người đều có mục tiêu chủ yếu là kinh tế và khi có được hiệu quả về xã
    hội và môi trường.
    Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính
    xác trong mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
    Thông thường, hiệu quả kinh tế được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như giá trị
    tổng sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận .
    - 4 - Hiệu quả xã hội là hiệu quả có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế.
    Nó thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người qua mối tương quan so
    sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và lượng chi phí bỏ ra. ở
    đây, hiệu quả xã hội nó phản ánh những khía cạnh về mối quan hệ xã hội giữa
    con người với con người, do vậy việc lượng hoá các chỉ tiêu còn gặp nhiều khó
    khăn. Thông thường, hiệu quả xã hội được phản ánh bằng các chỉ tiêu mang
    tính định tính như vấn đề công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, định canh,
    định cư, công bằng xã hội .
    Hiệu quả môi trường là một vấn đề ngày nay rất được toàn xã hội quan
    tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa là mọi
    hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học, kỹ thuật, mọi giải pháp về quản
    lý . được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác
    động xấu tới môi trường đất, nước và không khí, không làm ảnh hưởng đến
    môi sinh và sự đa dạng về sinh học. Có được điều đó mới đảm bảo cho một sự
    phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng
    đồng quốc tế.
    Như vậy, ở bất cứ góc độ nào, việc đánh giá hiệu quả phải bao gồm cả
    hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trong một mối quan
    hệ mật thiết, thống nhất, biện chứng và không thể tách rời nhau. Có như vậy
    mới đảm bảo cho việc đánh giá hiệu quả được đầy đủ, chính xác và toàn diện.
    2.1.3. Phương pháp chung để xác định hiệu quả
    Thông thường, để xác định hiệu quả, tức là đánh giá hiệu quả một cách
    định lượng, người ta dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra
    hay giữa lượng kết quả thu được so với lượng chi phí bỏ ra.
    Công thức chung để xác định hiệu quả là:
    K
    Q
    H =
    ở đây: H - Hiệu quả. Thông thường, người ta quan tâm để H → max.
    - 5 - Q - Chỉ tiêu đánh giá kết quả hay lượng kết quả đầu ra. Nó có thể
    được phản ánh bằng hiện vật hay giá trị và được thể hiện bằng giá trị sản xuất,
    thu nhập hay lợi nhuận.
    K - Chỉ tiêu phản ánh chi phí hay lượng chi phí đầu vào. Tương
    tự, K cũng có được phản ánh bằng hiện vật hay giá trị.
    Công thức này phản ánh rõ mức độ hiệu quả sử dụng của các nguồn lực
    sản xuất. Ngoài công thức trên, khi xác định hiệu quả, người ta còn sử dụng
    một số công thức như:
    - Trị số tuyệt đối của hiệu quả = (Q - K) → Max. Công thức này cho ta
    biết quy mô, nhưng không cho ta biết được mức độ của hiệu quả.
    - Trị số tương đối của hiệu quả (hay tỉ suất lợi nhuận) =
    K
    Q ư K
    → Max.
    - Lượng chi phí để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm (hay tỷ suất chi phí, suất
    chi phí) =
    Q
    K
    → Min.
    Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, để nghiên cứu hiệu quả của việc áp
    dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, người ta còn sử dụng phương pháp so
    sánh theo công thức:
    Max
    K K
    Q Q
    K
    Q
    H
    t o
    t o
    s →
    ư
    ư
    =


    =
    Trong đó: Hs
    - Hiệu quả so sánh giữa hai thời kỳ khác nhau,
    ∆Q - Mức gia tăng về kết quả giữa hai thời kỳ,
    Qt
    , Qo
    - Lượng kết quả ở hai thời kỳ khác nhau,
    ∆K - Mức gia tăng chi phí để tạo ra ∆Q,
    Kt
    , Ko
    - Lượng chi phí ở hai thời kỳ khác nhau.
    - 6 - Trong quy hoạch nói chung, công thức xác định thời hạn hoàn vốn đầu
    tư để đánh giá hiệu quả sau đây thường được sử dụng [30].
    2 1
    d d
    K
    T
    ư
    =
    Trong đó: T là thời hạn hoàn vốn (năm),
    K là tổng chi phí dầu tư dài hạn (triệu đồng),
    d1
    , d2
    là thu nhập thuần trước và sau khi quy hoạch ( triệu đồng).
    Như vậy, ta có thể thấy rằng lượng kết quả (Q) và lượng chi phí (K) là
    hai tiêu thức cơ bản để xác định hiệu quả.
    Để nâng cao hiệu quả nói chung thì bao giờ lượng kết quả đạt được
    cũng phải lớn hơn lượng chi phí bỏ ra đồng thời phải luôn luôn quan tâm tới
    việc tiết kiệm chi phí và tương ứng với nó là hạ giá thành sản phẩm. Khi đó,
    chúng ta mới có hiệu quả thực sự và đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững.
    2.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
    2.1.4.1. Quan điểm trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất
    Hiện nay, đánh giá hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất đang là
    một vấn đề phức tạp và vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, chúng
    ta cũng có thể thấy rằng khi đánh giá hiệu quả, mức độ đáp ứng các nhu cầu
    xã hội, các yêu cầu về phát triển môi trường với sự tiết kiệm lớn nhất về chi
    phí và sự tiêu hao các nguồn lực chính là kết quả mong đợi.
    Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất, là
    tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được. Nhưng nguồn lực này bị
    giới hạn và đang có nguy cơ giảm dần về diện tích cũng như chất lượng. Chính
    vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt
    hiệu quả cao, tức là với một diện tích đất đai nhất định có thể tiến hành sản
    - 7 - xuất đạt kết quả cao nhất với những chi phí thấp nhất về lao động và các yếu
    tố khác trong một khoảng thời gian nhất định.
    Như vậy, trong đánh giá sử dụng đất nói chung và hiệu quả sử dụng đất
    nông nghiệp (đất canh tác) nói riêng, chúng ta không thể tách rời ba mặt hiệu
    quả: kinh tế, xã hội, môi trường. Đây chính là quan điểm xuyên suốt trong
    đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói riêng và đánh giá hiệu quả nói chung.
    2.1.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả sử dụng đất
    Trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, chúng ta cần quan tâm đến các
    cây trồng trên đất, đây chính là "đối tượng" mà thông qua đó, chúng ta đánh
    giá được hiệu quả sử dụng đất.
    Các cây trồng một mặt chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh, mặt
    khác chịu tác động của con người thông qua phương thức sản xuất. Vì vậy, có
    thể tổng hợp được các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả sử dụng đất
    như sau:
    - Nhóm các nhân tố tự nhiên
    Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết .) là những nhân tố ảnh
    hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất đối với sản xuất nông - lâm nghiệp.
    Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng muốn sống, sinh trưởng và phát
    triển đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố sinh trưởng là ánh sáng, nhiệt độ,
    không khí, nước và dinh dưỡng [5]. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần
    tuân thủ các quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt lợi ích cao nhất
    về xã hội, môi trường và kinh tế.
    Mặt khác, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên như độ phì tự nhiên, vị
    trí của đất đai . hình thành nên địa tô chênh lệch I [8]. Rõ ràng, nhóm các
    nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức sử dụng đất. Do
    đó, trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất không thể không đề cập đến nhóm
    nhân tố này.
    - 8 - - Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội
    Nhóm nhân tố này bao gồm rất nhiều yếu tố như dân số, lao động, các
    cơ chế, chính sách, khoa học kỹ thuật, cơ cấu kinh tế, thị trường . Chúng
    thường có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng đất đai theo các yêu cầu
    của chính sách phát triển, mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Đồng
    thời, việc sử dụng đất đai như thế nào còn tuỳ tuộc vào các quyết định của con
    người, bởi nhu cầu của thị trường . Các nhân tố này chúng có mối quan hệ
    qua lại, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình sử dụng đất. Do đó, khi đánh giá
    hiệu quả sử dụng đất cần phải nghiên cứu chúng một cách tổng hợp, hài hoà
    để từ đó xác định vấn đề cần quan tâm.
    - Nhóm các nhân tố kỹ thuật canh tác
    Nhóm nhân tố kỹ thuật và canh tác thể hiện cách tác động của con
    người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi và các yếu tố xung quanh nó nhằm tạo
    ra sự hài hoà trong quá trình sử dụng đất nằm đạt hiệu quả. Như vậy, nhóm
    yếu tố này có ý nghĩa trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao
    hiệu quả sử dụng đất, qua đó có ý nghĩa đến việc sử dụng đất đai.
    - Nhóm các nhân tố kinh tế - tổ chức
    Nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố chính như:
    + Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Việc quy hoạch và bố trí sản
    xuất được dựa trên cơ sở phân vùng sinh thái nông nghiệp và căn cứ vào các
    phân tích, dự báo. Đây là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi cũng
    như khai thác sử dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để
    đầu tư thâm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
    + Hình thức tổ chức sản xuất: Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến
    việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất [10]. Vì thế, phát huy
    thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất là rất cần thiết. Điều đó đòi
    hỏi phải thực hiện đa dạng hoá, xác lập hệ thống tổ chức sản xuất, phù hợp với
    việc sử dụng đất một cách bền vững.
    - 9 - 2.1.4.3. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất
    Hiệu quả là một phạm trù hết sức phức tạp với sự thể hiện phong phú và
    đa dạng, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả
    sử dụng đất, cần phải có một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá. Hệ thống chỉ tiêu
    đó phải đáp ứng được các yêu cầu sau [13]:
    - Đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung với hệ thống chỉ tiêu của
    nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng.
    - Đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống, tức là có chỉ tiêu của bộ
    phận, chỉ tiêu chủ yếu và chỉ tiêu phụ .
    - Đảm bảo tính khoa học, tính đơn giản và tính khả thi.
    - Phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền nông nghiệp cũng
    như của nền kinh tế - xã hội nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế
    trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu.
    - Kích thích sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp phát triển.
    Xuất phát từ yêu cầu trên, bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả, hiện nay
    khi đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất có rất nhiều các chỉ tiêu và cách xác
    định chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở
    khoa học của hiệu quả kinh tế và các đặc điểm, yêu cầu nghiên cứu, có thể xác
    định hai hệ thống chỉ tiêu 1 và 2 [7].
    Hai hệ thống chỉ tiêu 1 và 2 có từng ưu điểm riêng của mình. Hệ thống
    chỉ tiêu 1 phù hợp với việc đánh giá hiệu quả đối với các hộ nông dân, trang
    trại, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp . có quy mô sản xuất nhỏ vì ở đó, việc phân
    định chi phí lao động, nhất là chi phí lao động tự làm và đánh giá của ngày
    công lao động thiếu rõ ràng và khó thực hiện. Còn hệ thống chỉ tiêu 2 thường
    được áp dụng đối với các hộ nông dân, trang trại, cơ sở sản xuất, doanh
    nghiệp . có quy mô sản xuất lớn, ở đó chi phí về lao động, tiền công, tiền
    lương được phân định rõ ràng.
    - 10 -
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...