Luận Văn Ứng dụng mô hình APV trong phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại công ty (M & A) tại công ty

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính thiết thực của luận văn

    Thị trường sáp nhập và mua bán doanh nghiệp tuy không mới mẻ ở Việt
    Nam nhưng đặc biệt có xu hướng phát triển nhanh chóng trong những năm gần
    đây khi nền kinh tế Việt Nam phát triển và tiến trình cổ phần hóa trở nên sôi
    động. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm năm 2007 đã có 46 thương vụ sáp nhập và
    mua lại được thực hiện với tổng giá trị gần 626 triệu đôla Mỹ. Trong khi đó, dự
    kiến năm 2007 sẽ có khoảng 50.000 doanh nghiệp mới ra đời, đa số là công ty
    vừa và nhỏ. Và dự báo khoảng phân nửa trong số doanh nghiệp mới thành lập
    này sẽ phá sản trong 2 năm đầu tiên, 80% tổng số sẽ không phát triển trong 5
    năm tiếp theo. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập WTO sẽ tạo ra
    nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho doanh nghiệp như sức ép cạnh
    tranh, vốn, công nghệ, sản phẩm Chính vì thế, năm 2007 được dự đoán sẽ là
    năm mở đầu của sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động tập trung kinh tế dưới hình
    thức sáp nhập và mua lại.
    Nhu cầu bán doanh nghiệp sẽ ngày càng lớn và nhu cầu mua lại doanh
    nghiệp cũng gia tăng do số lượng nhà đầu tư tăng. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt
    động sáp nhập và mua lại chưa có tỷ lệ giao dịch thành công đáng kể là vì người
    bán không biết bán cho ai, khi nào, giá bán bao nhiêu là thích hợp; còn người
    mua không biết cách nào để tiếp cận và mức giá phải trả như thế nào cho phù
    hợp; ai sẽ là người có lợi trong giao dịch, cổ đông của công ty mục tiêu hay công
    ty thu mua Để cho giao dịch thành công cả bên mua và bên bán đều cần nắm
    rõ các bước phải thực hiện trong quy trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
    Xuất phát từ những yêu cầu khách quan đó, việc nghiên cứu về thị trường
    sáp nhập và mua lại ở thế giới và Việt Nam, cũng như áp dụng những kiến thức
    của tài chính doanh nghiệp vào việc phân tích hoạt động sáp nhập, mua lại và
    định giá doanh nghiệp là cần thiết.
    HVTH: Hoàng Thị Khánh Tâm 1
    Chương I : Tổng luận về đề tài
    2. Mục đích của luận văn
    Mặc dù đề tài sáp nhập và mua lại chưa được học trong chương trình
    giảng dạy, nhưng mô hình APV ứng dụng trong đề tài cũng xuất phát dựa trên
    những nền tảng kiến thức về tài chính doanh nghiệp được đào tạo ở bậc cao học.
    Từ những kiến thức này, học viên tìm cách ứng dụng vào thực tế định giá doanh
    nghiệp và phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp nhằm nâng cao
    kiến thức đã học, phần nào đóng góp vào công tác quản lý tài chính của doanh
    nghiệp và đem lại cái nhìn tổng quát về thị trường sáp nhập và mua lại ở Việt
    Nam hiện nay.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp hệ thống, tổng hợp,
    phân tích, so sánh, thống kê để hệ thống hóa lý luận, nêu lên những nội dung
    chủ yếu và cơ bản về vấn đề sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cũng như ứng dụng
    mô hình APV trong thực tế đánh giá giá trị một doanh nghiệp mẫu.
    4. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm:
    ư Chương 1: Tổng luận về đề tài.
    ư Chương 2: Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại công ty tại Việt
    Nam.
    ư Chương 3: Ứng dụng mô hình APV trong phân tích hoạt động sáp nhập và
    mua lại doanh nghiệp.


    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: TỔNG LUẬN VỀ ĐỀ TÀI
    . . 1
    1.1. TỔNG LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
    (M&A) . 1
    1.1.1. Các khái niệm cơ bản . . 1
    ư Hoạt động sáp nhập
    ư Hoạt động thâu tóm hay mua lại
    ư Công ty thu mua
    ư Công ty mục tiêu
    ư Thâu tóm thù địch
    ư Thâu tóm có thiện chí
    ư Mua lại bằng vốn vay (LBO: leveraged buyout)
    ư Liên minh công ty
    ư Hoạt động thanh lý tài sản
    1.1.2 Phân loại hoạt động sáp nhập và mua lại . 2
    ư Sáp nhập theo chiều ngang
    ư Sáp nhập theo chiều dọc
    ư Sáp nhập để mở rộng sản phẩm
    ư Sáp nhập kiểu Cônglômêra
    ư Mua cổ phần (share-due)
    ư Mua tài sản (asset-due)
    1.1.3 Động cơ của hoạt động sáp nhập và mua lại 4
    1.1.3.1 Những động cơ làm tăng giá trị công ty và giá trị cho cổ
    đông 5
    1.1.3.2 Những động cơ không làm tăng giá trị công ty và giá trị cho
    cổ đông . 6
    1.1.4. Các nguyên tắc trong hoạt động sáp nhập và mua lại . 7
    1.1.5. Tác động của hoạt động sáp nhập và mua lại tới doanh nghiệp và
    nền kinh tế – xã hội . . 9
    1.1.5.1 Tác động tích cực . 9
    1.1.5.2 Tác động tiêu cực . . 10
    1.1.6 Vai trò của ngân hàng đầu tư . 12
    1.1.7 Mức độ và thống kê về các thương vụ sáp nhập và mua lại trên thế
    giới 14
    1.1.7.1 Các làn sóng sáp nhập và mua lại trên thế giới . 14
    1.1.7.2 Thống kê các thương vụ sáp nhập và mua lại có quy mô lớn
    trên thế giới từ năm 2000-2007 17
    1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH APV 20
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I . 23
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
    CÔNG TY Ở VIỆT NAM .
    24
    2.1 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SÁP
    NHẬP VÀ MUA LẠI TẠI VIỆT NAM 24
    2.2 NGHIÊN CỨU BẢN CHẤT CÁC THƯƠNG VỤ SÁP NHẬP VÀ
    MUA LẠI CÔNG TY TẠI VIỆT NAM 29
    2.2.1 Các thương vụ sáp nhập và mua lại công ty tại Việt Nam 29
    2.2.2 Bản chất các thương vụ sáp nhập và mua lại công ty tại Việt Nam 34
    2.3 XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI SAU
    KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO . . 39
    KẾT LUẬN CHƯƠNG II . 45
    CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH APV TRONG PHÂN TÍCH HOẠT
    ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP .
    . 46
    3.1 CƠ SỞ GIẢ ĐỊNH . 46
    3.2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 51
    3.3 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH 60
    3.4 GIẢI PHÁP HỖ TRƠ . . 61Ï
    3.4.1 Giải pháp cho mô hình . 61
    3.4.2 Giải pháp cho doanh nghiệp 64
    KẾT LUẬN 68
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...