Tiểu Luận Ứng dụng Marketing trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở Cty kỹ thuật công nghệ Hạ Lon

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời giới thiệu
    Việt Nam hiện đang thực hiện công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Trong công cuộc đổi mới này Việt Nam chuyển từ một nền kinh tế bao cấp sang xây dựng phát triển một nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, từ năm 1990 trở đi, một loạt các thành phần kinh tế khác xuất hiện, đồng thời với sự ra đời của các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH và mới đây là công ty cổ phần. Nhà nước không còn bao tiêu sản phẩm và cung cấp đầu vào ra mà chỉ còn giữ vai trò quản lý vĩ mô của thị trường, điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thực sự mà ở đó buộc các doanh nghiệp không còn thụ động như trước mà phải năng động tự tìm kiếm thị trường cho mình nếu muốn duy trì và phát triển. Việc tìm kiếm thị trường đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm trở thành mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm cho ai, lúc nào và ở đâu đã trở thành câu hỏi đối với mọi nhà quản trị doanh nghiệp, sự cạnh tranh đã được coi là tất yếu đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng được sự coi trọng, quan tâm đặc biệt. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh đã được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ đắc lực.
    Đối với Công ty Hạ Long, một doanh nghiệp vừa và nhỏ, được thành lập sau thời kỳ đổi mới, việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm luôn được coi là yếu tố mang tính chất sống còn đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với những điều kiện thuận lợi như: Nền kinh tế phát triển, thị trường công nghệ thông tin dược nhà nước đặc biệt quan tâm, cũng như sự gia tăng của nền kinh tế điện tử thế giới, chủ trương của công ty là mở rộng quy mô. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết.
    Sau một thời gian thực tập tại công ty ứng dụng công nghệ kỹ thuật Hạ Long, được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS-TS Đặng Đình Đào, cùng với những chỉ bảo thực tế của anh chị em trong Công ty Hạ Long, em đã chọn chuyên đề: “Ứng dụng Marketing trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty kỹ thuật công nghệ Hạ Long”.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, cơ cấu chuyên đề gồm 3 phần chính:
    Chương I: Khái quát về Marketing và ứng dụng của Marketing trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
    Chương II: Thực trạng ứng dụng Marketing hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hạ Long.
    Chương II: Một số biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng Marketing trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Hạ Long.
    Song do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế, việc nắm bắt các yêu cầu công tác chưa đầy đủ nên trong chuyên đề sẽ không thể tránh khỏi có những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô nhằm hoàn thiện những kiến thức của mình
    Em xin chân thành cảm ơn!

    Chương I
    KHÁI QUÁT VỀ MARKETING VÀ ỨNG DỤNG
    CỦA MARKETING TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    Trước khi tìm hiểu những ứng dụng của Marketing trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, chúng ta cần biết Marketing và quản trị Marketing là gì, vì vậy phận một của chương này sẽ giới thiệu khái quát về Marketing và quản trị Marketing.

    I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MARKETING VÀ VAI TRÒ
    CỦA NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG
    KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1. Khái niệm và sự hình thành Marketing .
    Sự ra đời và phát triển của lý thuyết Marketing gắn liền với lịch sử phát triển của khoa học quản trị. Khi khoa học quản trị mới ra đời, giai đoạn 1910-1915 thì Marketing đã xuất hiện và được hiểu là các biện pháp để thoàn thiện sản xuất và nâng cao hiệu qủa hệ thống phân phối vì họ cho rằng người tiêu thụ sẽ có cảm tình với những thứ hàng hoá được bán rộng rãi và giá cả phải chăng. Các hoạt động Marketing đó được gọi là Marketing truyền thống (hay Marketing cổ điển). Sở dĩ trong thời kỳ này, Marketing nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hoàn thiện sản xuất và hệ thống kênh phân phối là vì trong giai đoạn đầu của nền kinh tế tư bản thì hàng hoá còn chưa đáp ứng được nhu cầu và giá thành của chúng còn quá cao, do vậy, để doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn thì không có cách nào khác là phải hoàn thiện sản xuất và nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh phân phối.
    Vào đầu những năm năm mươi, sức cung hàng hoá đã vượt mức tăng trưởng của nhu cầu nên Marketing đã được gắn với người bán đang cố gắng tìm kiếm người mua, vì vậy quan niệm Marketing truyền thống đã chuyển sang hướng mới, nhấn mạnh đến việc hoàn thiện hàng hoá. Quan niệm hoàn thiện hàng hoá khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những hàng hoá có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất, vì vậy doanh nghiệp phải tập trung vào việc thường xuyên hoàn thiện hàng hoá .
    Tuy có đem lại một số kết quả nhất định, nhưng quan niệm này dẫn đến căn bệnh “Marketing thiển cận” vì người bán quá ưa thích hàng hoá của mình đến nỗi bỏ qua những nhu cầu của khách hàng, bỏ qua việc áp dụng một số biện pháp nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng cũng như việc phân phối hàng hoá theo những kênh thuận tiện. Do vậy với quan niệm này hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Song song với quan niệm này còn có một quan niệm khác về Marketing cũng vào thời kỳ đó. Đó là quan niệm tăng cường nỗ lực thương mại. Quan niệm này khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ không mua hàng hoá của doanh nghiệp với số lượng khá lớn nếu như doanh nghiệp không có những nỗ lực đáng kể trong các lĩnh vực tiêu thụ và khuyến mại. Do quá nhấn mạnh đến vai trò của việc hỗ trợ tiêu thụ mà bỏ qua vai trò của các yếu tố khác nên quan niệm này cũng chỉ thích hợp với những hàng hoá có nhu cầu thụ động, tức là những hàng mà người mua thường không nghĩ đến việc mua sắm nó.
    Thực tế đó đòi hỏi phải có sự xuất hiện một quan niệm mới hơn, hiện đại hơn, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới (thời kỳ cạnh tranh có tính chất toàn cầu), nếu doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận. Vì vậy, đến những năm 80 của thế kỷ XX, quan niệm Marketing đã ra đời. Quan niệm này khẳng định rằng điều kiện ban đầu để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp là xác định được nhu cầu và mong muốn của các thị trường mục tiêu và bảo đảm mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức có hiệu quả mạnh mẽ hơn so với đối thủ cạnh tranh.
    Về thực chất, quan niệm này phản ánh sự trung thành của doanh nghiệp với học thuyết khách hàng là chủ. Doanh nghiệp sản xuất cái mà người tiêu dùng cần và thu lợi nhuận nhờ vào việc thoả mãn tốt nhất những nhu cầu của họ.
    Như vậy với quan niệm này, chúng ta thấy rằng đối tượng quan tâm chủ yếu của quan niệm này chính là nhu cầu của khách hàng mục tiêu và để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận thì nó sự dụng những nỗ lực tổng hợp để thoả mãn những nhu cầu đó. Điều đó làm cho Marketing trở thành một quan điểm, một khoa học, một công cụ hữu hiệu chung cho quản trị doanh nghiệp trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy qua sự phát triển về các quan niệm Marketing, chúng ta có thể khái niệm Marketing là: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người thông qua trao đổi”. Marketing ra đời trước hết chính để nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
     
Đang tải...