LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam hiện đang thực hiện công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Trong công cuộc đổi mới này Việt Nam chuyển từ một nền kinh tế bao cấp sang xây dựng phát triển một nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, từ năm 1990 trở đi, một loạt các thành phần kinh tế khác xuất hiện, đồng thời với sự ra đời của các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH và mới đây là công ty cổ phần. Nhà nước không còn bao tiêu sản phẩm và cung cấp đầu vào ra mà chỉ còn giữ vai trò quản lý vĩ mô của thị trường, điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thực sự mà ở đó buộc các doanh nghiệp không còn thụ động như trước mà phải năng động tự tìm kiếm thị trường cho mình nếu muốn duy trì và phát triển. Việc tìm kiếm thị trường đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm trở thành mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm cho ai, lúc nào và ở đâu đã trở thành câu hỏi đối với mọi nhà quản trị doanh nghiệp, sự cạnh tranh đã được coi là tất yếu đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng được sự coi trọng, quan tâm đặc biệt. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh đã được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ đắc lực. Đối với Công ty Hạ Long, một doanh nghiệp vừa và nhỏ, được thành lập sau thời kỳ đổi mới, việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm luôn được coi là yếu tố mang tính chất sống còn đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với những điều kiện thuận lợi như: Nền kinh tế phát triển, thị trường công nghệ thông tin dược nhà nước đặc biệt quan tâm, cũng như sự gia tăng của nền kinh tế điện tử thế giới, chủ trương của công ty là mở rộng quy mô. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết.