Luận Văn Ứng dụng marketing-mix trong việc phát triển sản phẩm công nghệ của công ty Hoàng Long

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Bống Hà, 25/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:

    Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đang hoạt động trong một nền kinh tế thị trường hết sức sôi động với nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng không ít những nguy cơ. Một trong những nguy cơ đó là các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt cùng những biến hóa khôn lường và các mối quan hệ vô cùng phức tạp của nó.

    Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải tập trung vào các hoạt động Marketing hơn nữa. Đối với nước ta thì đây là một lĩnh vực hoạt động còn rất mới mẻ và có tuổi đời trẻ hơn nhiều so với các nước phát triển. Marketing vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Nó là một công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, nhằm hiểu biết sâu hơn về tình hình thị trường, về khách hàng và về đối thủ cạnh tranh. Do vậy nó góp phần mang lại hiểu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp tính tự chủ trong khai thác cơ hội kinh doanh nhưng nó cũng đem đến không ít những khó khăn. Vì thế muốn thu được lợi nhuận cao các công ty phải bằng mọi cách thu hút khách hàng về phía mình. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc tiếp cận thị trường và dành thắng lợi trong cạnh tranh. Vì thế, các công ty phải thiết lập hệ thống marketing-mix trong quá trình hoạt động của mình để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, từ đó xác định cơ hội và thách thức của mình trong hoạt động kinh doanh để phát triển đúng hướng. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp phải có chính sách Marketing - mix hiệu quả như là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.

    Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Công Nghệ Hoàng Long, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, mà trực tiếp là thầy Hồ Kỳ Minh, cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty nơi em thực tập, em đã lựa chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng marketing-mix trong việc phát triển sản phẩm công nghệ của công ty TNHH Công Nghệ Hoàng Long”.

    Với kết cấu bài viết gồm ba chương:
    Chương I : Một số lý luận cơ bản về Marketing - Mix
    Chương II: Thực trạng ứng dụng Marketing – Mix vào việc phát triển sản phẩm công nghệ của công ty TNHH Công nghệ Hoàng Long
    Chương 3: Giải pháp ứng dụng Marketing – Mix trong việc phát triển sản phẩm công nghệ của công ty TNHH Công Nghệ Hoàng Long.

    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Trong bối cảnh hiện nay mọi công ty đều cần chiến lược Marketing nhằm giúp nhận biết những cơ hội và nắm bắt các mặt thuận lợi của cơ hội đó để vạch ra chiến lược trên 4 lĩnh vực :sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị theo khả năng của công ty. Do đó, mục tiêu chính của bài này là ứng dụng chiến lược Marketing - Mix một cách khả thi và phù hợp với công ty TNHH Công Nghệ Hoàng Long.

    3. Phạm vi nghiên cứu:


    - Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008.
    - Không gian nghiên cứu: Nội bộ công ty TNHH Công nghệ Hoàng Long và các đại lý trực thuộc.
    - Giới hạn nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động của công ty rất rộng nên đề tài này chỉ chọn mặt hàng chủ lực của công ty là thiết bị công nghệ dò tìm kim loại trong công nghiệp dược phẩm của hãng Lock’s Inspection để nghiên cứu.
    - Đối tượng khảo sát: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty chủ yếu là các yếu tố liên quan đến hoạt động Marketing - mix

    4. Phương pháp nghiên cứu:

    Phân tích ứng dụng Marketing – mix trong việc phát triển sản phẩm công nghệ của công ty TNHH Công nghệ Hoàng Long bằng các phương pháp:
    * Phương pháp thu thập số liệu:
    Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế trong công ty, phỏng vấn cá nhân (thường là các Cán bộ- Công nhân viên trong công ty), gởi thư điện tử,
    Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, tryền hình, internet và các nghiên cứu trước đây.
    * Phương pháp so sánh, tổng hợp:
    So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, qui mô và điều kiện kinh doanh.
    * Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu:
    Thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích.
    * Phương pháp chuyên gia:
    Tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia để rút ra kết luận.
    * Phương pháp SWOT:
    Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...