Chuyên Đề Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở Đầu

    Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước là bước phát triển tất yếu mà mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới phải trải qua trong tiến trình phát triển của mình. Trong đó xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, và trong hơn mười năm đổi mới chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rút ra được những bài học thực tiễn quý báu cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    Kinh tế thị trường đòi hỏi sự gắn bó mật thiết giữa sản xuất và tiêu thụ, chính vì vậy thị trường là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn mà các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì một mặt phải củng cố thị trường đã có, mặt khác phải tìm kiếm và phát triển thị trường mới.
    Ngày nay khi xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập với khu vực và toàn cầu thì vấn đề tồn tại và phát triển trên thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có mức sống cao, các nước đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp chưa thích ứng được với thị trường ngay ,các doanh nghiệp đòi hỏi phải có thời gian dài hoạt động ,trong khi đó vốn đầu tư cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng lại hạn chế. Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty 20 vốn đã từng trải qua thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Bởi vậy, khi chuyển sang kinh tế thị trường công ty không khỏi bỡ ngỡ trước những cơ hội và thách thức. Trong quá trình chuyển đổi công ty 20 đã từng bước khắc phục khó khăn, mạnh dạn, linh hoạt trong việc tìm kiềm thị trường mới và đã đạt được những thành quả nhất định. Càng cọ sát với thị trường, công ty 20 càng thấy rõ sự quan trọng của việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
    Một trong những thị trường xuất khẩu chính của công ty 20 trong những năm ngần đây là thị trường EU . Tuy nhiên việc xuất khẩu sang thị trường EU của công ty còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Vì vậy phải đánh giá phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU những năm qua, để từ đó rút ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20" Mục đích nghiên cứu: Với mục đích đem lý thuyết ứng dụng với thực tế, qua đó làm sáng tỏ luận cứ khoa học về sử dụng Mar- mix. Trên cơ sở này đánh giá các ưu, nhược điểm, những tồn tại và hạn chế để từ đó tổng hợp, đề xuất những biện pháp Mar- mix nhằm hoàn thiện hoạt động Mar- mix xuất khẩu ở Công ty 20.
    Kết cấu chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia làm 3 chương :
    Chương I:Thực trạng kinh doanh của công ty 20 và những vấn đề của Marketing.

    Chương II: Những vấn đề trọng tâm của ứng dụng Marketing_Mix ở công ty 20

    Chương III: Các giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix xuất khẩu hàng may mặc của Công ty 20





    Mục lục

    Lời Mở Đầu 1
    Chươnưg I: Thực trạng kinh doanh Xuất khẩu của công ty 20 và những vấn đề của Marketing. 3

    I. Tổng quan về công ty20. 3
    1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 3
    2 . Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty : 7
    2.1 . Giám đốc Công ty : 9
    2.2 . Các phó giám đốc Công ty : 9
    2.3 . Phòng KH - TCSX : 10
    2.4 . Phòng tài chính - Kế toán : 10
    2.5 . Phòng kinh doanh -xuất nhập khẩu : 10
    2.6 . Phòng chính trị : 11
    2.7. Phòng kỹ thuật chất lượng : 11
    2.8 . Phòng hành chính quản trị (văn phòng,ban kiểm toán): 11
    2.9.Trung tâm đào tạo: 11
    2.10.Trường mầm non: 12
    2.11 . Các Xí nghiệp thành viên : 12
    3. Đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh của Công ty: 12
    4. Quy trình Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty : 13
    II.Kết quả kinh doanh của công ty 20 trên thị trường trong những năm qua. 15
    1.Tại thị trường nội địa 16
    1.1. Thị trường tiêu dùng: 17
    1.2. Thị trường Quân đội 18
    2.Thị Trường Xuất khẩu 19
    2.1. Thị trường EU 20
    2.2.Thị Trường Nhật Bản 21
    2.3. Thị Trường Hoa Kỳ và Canada 22
    III.Thực trạng ứng dụng Marketing_Mix của công ty 20 trong kinh doanh Xuất khẩu. 23
    1.Những hoạt động Marketing mà công ty đã thực hiện 23
    1.1. Chính sách sản phẩm 23
    1.2.Chính sách giá cả 25
    1.3 Chính sách về kênh phân phối 26
    1.4 Chính sách xúc tiến 28
    2.Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 20 29
    2.1. Những thành tựu đạt được 29
    2.2. Những mặt hạn chế 30
    2.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại cần phải khắc phục của Công ty 20 31
    Chương II: Những vấn đề trọng tâm của ứng dụng Marketing-Mix ở công ty 20 34
    1.Phân tích môi trường kinh doanh của công ty 20 34
    2. Những vấn đề trọng tâm trong xuất khẩu và ứng dụng Marketing _Mix của Công ty 20. 35
    2.1.Chiến lược sản phẩm : 35
    2.2. Chiến lược giá : 36
    2.3. Chiến lược phân phối 37
    2.4- Xúc tiến thương mại xuất khẩu. 38
    3. Mục tiêu và phương hướng chiến lược xuất khẩu của Công ty. 39
    a. Mục tiêu của Công ty. 39
    b. Phương hướng chiến lược. 41
    Chương III: Các giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix xuất khẩu hàng may mặc của Công ty 20 43
    1. Hoàn thiện Marketing mục tiêu 43
    2. Hoàn thiện Mar - mix xuất khẩu 46
    2.1. Chiến lược sản phẩm 46
    2.2. Chiến lược giá. 49
    2.3. Chiến lược phân phối . 54
    2.4. Chiến lược xúc tiến thương mại. 55
    3. Các giải pháp hỗ trợ. 58
    3.1. Nhà nước cần sửa đổi, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn, huy động vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu: 59
    3.2. Cải tiến thủ tục hành chính trong việc quản lý xuất nhập khẩu. 59
    3.3. áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái tương đối ổn định phù hợp và khuyến khích xuất khẩu. 60
    Kết luận 63
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...