Luận Văn Ứng dụng mạng neural trong nhận dạng kí tự

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG NEURAL NHÂN TẠO 5
    1.1. Khái niệm mạng neural . 5
    1.1.1. Tìm hiểu về Neural. 5
    1.1.2. Mạng neural nhân tạo. 8
    1.2. Đặc trưng của mạng neural. 10
    1.2.1. Tính phi tuyến. 10
    1.2.2. Tính chất tương ướng đầu vào đầu ra. 10
    1.2.3. Tính chất thích nghi. 10
    1.2.4. Tính chất đưa ra lời giải có bằng chứng. 11
    1.2.5. Tính chất chấp nhận sai xót. 11
    1.2.6. Khả năng cài đặt VLSI(Very-large-scale-intergrated). 11
    1.2.7. Tính chất đồng dạng trong phân tích và thiết kế. 11
    1.3. Phân loại mạng neural nhân tạo. 12
    1.3.1. Phân loại theo kiểu liên kết neural. 12
    1.3.2. Một số loại mạng neural. 12
    1.4. Xây dựng mạng neural. 14
    1.5. Huấn luyện mạng neural. 16
    1.5.1. Phương pháp học. 16
    1.5.2. Thuật toán học. 17
    1.6. Thu thập dữ liệu cho mạng neural. 22
    1.7. Biểu diễn chi thức cho mạng neural. 24
    1.8. Một số vấn đề của mạng neural. 26
    1.9. Ứng dụng của mạng neural. 27
    CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MẠNG NEURAL NHẬN DẠNG KÍ TỰ 28
    2.1. Giới thiệu 28
    2.2. Phát biểu bài toán 28
    2.3. Các bước giải quyết giải quyết bài toán 29
    2.3.1. Xây dựng mạng neural. 29
    2.3.2. Xử lý dữ liệu (phân tích ảnh). 30
    2.3.3. Huấn luyện mạng neural. 35
    2.3.4. Nhận dạng ảnh kí tự. 39
    CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM 41
    3.1. Môi trường thử nghiệm. 41
    3.2. Giao diện chương trình. 41
    3.3. Bảng mã ASCII sử dụng trong chương trình 41
    3.4. Thực nghiệm 43
    3.4.1. Thực nghiệm quá trình tính giá trị một số tham số đầu vào: 43
    3.4.2. Thực nghiệm huấn luyện mạng. 45
    3.4.3. Thực nghiệm nhận dạng. 49
    KẾT LUẬN 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngày nay không ai có thể phủ nhận vai trò cực kỳ quan trọng của máy tính trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng như trong đời sống. Máy tính đã làm được những điều kỳ diệu và giải được những vấn đề tưởng chừng nan giải. Càng ngày càng có nhiều người tự hỏi, liệu máy tính có khả năng suy nghĩ như con người hay chưa? Chúng ta sẽ không trả lời câu hỏi ấy. Thay vào đó, chúng ta sẽ nêu ra những khác biệt chủ yếu giữa cách làm việc của máy tính và bộ óc con người.
    Một máy tính, dù có mạnh đến đâu chăng nữa, đều phải làm việc theo một chương trình chính xác đã được hoạch định trước bởi các chuyên gia. Bài toán càng phức tạp thì việc lập trình càng công phu. Trong khi đó con người làm việc bằng cách học tập và rèn luyện, khi làm việc con người có khả năng liên tưởng, kết nối sự việc này với sự việc khác, và quan trọng hơn hết, họ có thể sáng tạo.
    Do có khả năng liên tưởng, con người có thể dễ dàng làm nhiều điều mà việc lập trình cho máy tính đòi hỏi rất nhiều công sức. Chẳng hạn như việc nhận dạng hay trò chơi ô chữ. Một em bé có thể tự học hỏi để nhận dạng và phân loại đồ vật chung quanh mình, biết được cái gì là thức ăn, cái gì là đồ chơi. Một người bình thường cũng có thể đoán được vài chữ trong một ô chữ. Nhưng thật khó mà dạy cho máy tính làm được những việc ấy. Từ lâu các nhà khoa học đã nhận thấy những ưu điểm của bộ óc con người và tìm cách bắt chước để thực hiện trên những máy tính, tạo cho nó có khả năng học tập, nhận dạng và phân loại. Các mạng neural nhân tạo đã ra đời từ những nỗ lực đó. Nó thực sự được chú ý và nhanh chóng trở thành một hướng nghiên cứu đầy triển vọng trong mục đích xây dựng các máy thông minh tiến gần tới trí tuệ con người. Đặc biệt là lĩnh vực nhận dạng.
    Trong đồ án này sẽ trình bày “Ứng dụng mạng neural trong nhận dạng kí tự”. Nội dung báo cáo gồm những chương sau:
    Chương 1:Tổng quan về mạng neural nhân tạo.
    Chương 2: Ứng dụng mạng neural nhận dạng kí tự.
    Chương 3: Cài đặt chương trình thử nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...