Luận Văn Ứng dụng kỹ thuật viễn thám đánh giá ô nhiễm sông Thị Vải do hoạt động hàng hải và công nghiệp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1 - PHẦN MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành mối quan tâm của nhân loại, đặc biệt ở những thành phố có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển. Các hoạt động sản xuất công nghiệp một mặt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng mặt khác lại làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường.
    Lưu vực sông Thị Vải nằm trong vùng KTTĐPN thuộc địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tp. HCM. Vùng tả ngạn sông Thị Vải có trục quốc lộ 51 là tuyến đường huyết mạch nối liền thành phố biển Vũng Tàu với các trung tâm kinh tế lớn như Tp.HCM, Tp. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) cùng với hệ thống cảng nước sâu hiện đang là một vùng rất thuận lợi để phát triển, xây dựng các KCN mới và đô thị mới.
    Quá trình phát triển công nghiệp và hoạt động hàng hải trên lưu vực sông Thị Vải là điều tất yếu đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho khu vực nói riêng và cho cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng, một thực tế trước mắt là sông Thị Vải đã và đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải đổ ra từ các KCN và chất thải đổ ra từ họat động của các cảng.
    Để có thể quan trắc và quản lý ô nhiễm, kỹ thuật Viễn Thám có thể cung cấp những dữ liệu và phương pháp xử lý nhằm phát hiện và ước tính, dự báo những khu vực bị ô nhiễm trên lưu vực sông.
    Chính vì lý do trên, để góp phần quản lý và cải thiện môi trường cho lưu vực sông Thị Vải tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Ứng dụng kỹ thuật viễn thám đánh giá ô nhiễm sông Thị Vải do hoạt động hàng hải và công nghiệp”. Nhằm đánh giá chất lượng nước trên sông Thị Vải góp phần cho công tác quản lý và khống chế ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp và hàng hải gây nên.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài đưa ra nhằm giải quyết các mục tiêu:
    · Tìm hiểu cơ sở khoa học, cách tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật Viễn Thám trong công tác đánh giá ô nhiễm sông Thị Vải do hoạt động công nghiệp và hàng hải trong khu vực nghiên cứu.
    · Xây dựng bản đồ hiện trạng các chất gây ô nhiễm tầng nước mặt trên lưu vực sông Thị Vải của vùng nghiên cứu từ việc giải đoán ảnh vệ tinh Spot.
    · Đánh giá chất lượng nước và đề ra các giải pháp hỗ trợ nhằm khống chế được các chất ô nhiễm, cải thiện được môi trường sông Thị Vải dựa trên các số liệu thu thập được.
    1.3. Nội dung thực hiện
    · Thu thập bản đồ nền về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội trong vùng nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng các lớp thuộc tính không gian và phi không gian đối với các thông số chất lượng nước trong lưu vực sông Thị Vải.
    · Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu các KCN và cảng ven sông Thị Vải.
    · Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường sông Thị Vải qua các tài liệu thu thập được.
    · Tìm hiểu phương pháp xử lý và giải đoán ảnh trong phần mềm ENVI và những ứng dụng của nó trong đánh giá ô nhiễm môi trường.
    · Xây dựng các lớp chuyên đề về hiện trạng và thể hiện các mức ô nhiễm trên lưu vực sông.
    · Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước mặt và đề các giải pháp môi trường cho Lvs Thị Vải.
    1.4. Phương pháp thực hiện đề tài
    · Phương pháp thu thập tài liệu.
    · Phương pháp khảo sát thực địa, xác định vị trí các nguồn thải.
    · Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến hiện trạng, quy hoạch đầu tư và bảo vệ môi trường của vùng nghiên cứu.
    · Phương pháp viễn thám để phân tích và đánh giá môi trường của vùng nghiên cứu.
    1.5. Đối tượng nghiên cứu và Giới hạn – phạm vi đề tài
    · Đối tượng nghiên cứu là sông Thị Vải.
    · Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích đánh giá ô nhiễm sông Thị Vải do hoạt động công nghiệp trên lưu vực sông ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu và hoạt động hàng hải thuộc địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu.
    1.6. Kết quả đạt được
    · Các bản đồ phân vùng chất lượng nước
    · Các giải pháp quản lý chất lượng nước
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
    Chương 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Nội dung thực hiện 2
    1.4. Phương pháp thực hiện đề tài 3
    1.5. Đối tượng nghiên cứu và Giới hạn – phạm vi đề tài 3
    1.6. Kết quả đạt được 3
    Chương 2 – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Điều kiện tự nhiên 4
    2.1.1. Địa hình 4
    2.1.2. Đặc điểm khí hậu lưu vực sông Thị Vải 4
    2.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn 6
    2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 9
    2.2.1. Dân số - lao động 9
    2.2.2. Văn hóa - giáo dục 11
    2.2.3. Y tế - vệ sinh môi trường 11
    2.2.4. Giao thông thủy, bộ 12
    2.2.5. Hiện trạng nuôi và đánh bắt thủy sản 12
    2.2.6. Hiện trạng phát triển Công Nghiệp và quản lý môi trường trên LVS Thị Vải 14
    2.2.7. Tình hình hoạt động hàng hải ven sông 18
    2.3. Hiện Trạng Chất Lượng Môi Trường Lvs Sông Thị Vải 23
    2.3.1. Nhiệt độ 23
    2.3.2. Màu và mùi 23
    2.3.3. Hàm lượng Oxy hòa tan (DO) 23
    2.3.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) 24
    2.3.5. Nhu cầu Oxy hóa học (COD) 24
    2.3.6. Độ pH 25
    2.3.7. Hàm lượng chất lơ lửng 25
    2.3.8. Hàm lượng chất dinh dưỡng 26
    2.3.9. Các chỉ số về kim loại nặng: Hg, Pb, As, Cd, 27
    2.3.10. Bùn lắng sơng Thị Vải 28
    2.3.11. Vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm trong nước sông khu vực cảng Gò Dầu 29
    2.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm và tác động đến sức khỏe nhân dân 31
    Chương 3 – CƠ SỞ KHOA HỌC VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 33
    3.1. Tổng quan về kỹ thuật viễn thám 33
    3.1.1. Khái niệm viễn thám 33
    3.1.2. Tổng quan về viễn thám 33
    3.1.3. Phân loại viễn thám 34
    3.1.4. Giải đoán ảnh viễn thám 35
    3.1.5. Vai trò của viễn thám 43
    3.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước 44
    3.2.1. Cơ sở phân vùng chất lượng nước 44
    3.2.2. Phân loại chất lượng nước và phân vùng chất lượng nước 47
    Chương 4 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 50
    4.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu 50
    4.2. Dữ liệu ảnh spot 52
    4.3. Chuyển đổi ảnh 54
    4.4. Giải đoán ảnh và Phân loại ảnh 57
    4.4.1. Ô nhiễm hữu cơ 57
    4.4.2. Ô nhiễm dinh dưỡng 67
    4.4.3. Ô nhiễm vi sinh vật 74
    4.5. Nhận xét đánh giá ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực sông Thị vải 81
    4.6. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm lưu vực sông Thị Vải 82
    4.6.1. Một số giải pháp cấp bách, cần làm ngay 82
    4.6.2. Một số giải pháp lâu dài 84
    Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...