Thạc Sĩ Ứng dụng kỹ thuật phân tích trình tự ADN vào việc định loại năm loài gỗ quý thuộc chi Dalbergia

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦUViệt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới [44]. Do ảnh hưởng của thiên tai và khai thác bừa bãi các loài gỗ nên diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp từ 43% độ che phủ (năm 1945) xuống còn 36,7% (năm 2006). Chi trắc (Dalbergia) gồm nhiều loài cây thân gỗ có kích thước từ nhỏ đến trung bình, thuộc cây họ đậu (Fabaceae). Đây là chi điển hình của rừng nhiệt đới với khoảng 300 loài. Ở Việt Nam có khoảng 27 loài, phân bố rộng khắp ở các vùng rừng kín từ Nam ra Bắc. Hiện nay, các loài gỗ quý thuộc chi Dalbergia đang bị khai thác cạn kiệt do có giá trị kinh tế và thương mại cao như Cẩm lai (D. oliveri), trắc Đỏ (D. cochinchinensis), trắc Đen (D. nignescens), cây Sưa (D. tonkinensis), Cọ khẹt (D. assamica), trắc Dao (D. cultrata). Trong đó, ba loài Cẩm lai, trắc Đỏ và cây Sưa đã được ghi vào “Sách Đỏ Việt Nam, 2007” và cũng được Chính phủ Việt Nam quy định trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [23].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...