Thạc Sĩ ứng dụng kỹ thuật phân tích adn xác định trình tự nucleotid đặc trưng cho tê giác và voi

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu đa dạng sinh học sử dụng các marker phân tử là các trình tự DNA ngắn đã được đề xuất trong những năm gần đây. Phương pháp này cũng đã được chứng minh bằng thực nghiệm trên nhiều loài động vật khác nhau. Giải mã các trình tự DNA ngắn được sử dụng làm mã vạch (DNA barcoding) cho các loài hứa hẹn cung cấp một công cụ giám định loài chính xác, hiệu quả và có thể sử dụng được cho các nghiên cứu đa dạng sinh học, lịch sử sự sống, sinh thái và khoa học hình sự. DNA barcoding cũng cho thấy có thể phát hiện chính xác và thông minh các mẩu cơ thể còn lại chưa biết cho các sinh vật. Một công ước về mã vạch sự sống đã được thành lập (A Consortium for the Barcode of Life) để tạo ra nguồn dữ liệu DNA với các trình tự chuẩn cho các loài. Nguồn dữ liệu này có thể sử dụng làm thư viện cho phép thực hiện được so sánh với các taxa chưa được định nghĩa. Từ đó giải quyết được mối nghi ngờ về phân loại cũng như nguồn gốc hình thành chúng. Ngay sau khi phương pháp này ra đời, đã có một số tranh cãi về giá trị của DNA barcoding, do vậy cần có thêm các nghiên cứu thực hiện trên các đối tượng khác nhau nhằm cung cấp các bằng chứng chứng minh cho sự hiệu quả của phương pháp. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu phân tích trình tự gen cytochrome b thuộc hệ gen ty thể đã được sử dụng trong giám định các loài động vật có xương sống. Phương pháp này sử dụng DNA để xác định nguồn gốc của một mẫu vật cụ thể. Trình tự gen cytochrome b có chứa các thông tin đặc trưng riêng cho loài và cũng cho thấy rất hiệu quả trong nghiên cứu phân loại học phân tử và khoa học hình sự (Kocher et al. 1989; Smith và Patton 1991; Carr và Marshall 1991; Bartlett và Davidson 1991, 1992; Irwinet al. 1991; Russo et al. 1996; Zehner et al. 1998; Bataille et al. 1999). Nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện phương pháp giám định mẫu bằng kỹ thuật phân tích DNA, đồng thời cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm kiểm nghiệm tính chính xác, hiệu quả của phương pháp trong đề tài này chúng tôi đã thực hiệm giám định 3 mẫu vật thuộc 3 loài động vật quý hiếm khác nhau bao gồm: voi, tê giác và rắn hổ mang chúa. Tất cả các mẫu đã được xác định chính xác tên loài về mặt hình thái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...