Luận Văn Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật để nhân nhanh và bảo tồn cây Mắt trâu của Vườn Quốc

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    MỞ ĐẦU
    Lí do chọn đề tài
    Hiện nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là một trong những kỹ thuật rất quan trọng của công nghệ sinh học thực vật. Những thành tựu mà nuôi cấy mô tế bào thực vật đạt được đã chứng tỏ khả năng ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhân nhanh và bảo tồn các loài thực vật quí hiếm [1].
    Đặc trưng của rừng nhiệt đới là sự đa dạng về loài, song thường là các loài hiếm do kích thước quần thể nhỏ, mật độ thấp, nhiều loài bị suy giảm mạnh do tàn phá rừng. Hiểu biết của con người về mối tương tác và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các loài trong hệ sinh thái còn ít. Do vậy những nghiên cứu để bảo tồn đa dạng sinh học cần phải tiến hành đồng thời với việc bảo tồn hiệu quả giữa các loài và hệ sinh thái. Bảo tồn nguồn gen thực vật là việc cấp thiết và thường xuyên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta [12], [13].
    Trong kho tàng cây thuốc Việt Nam có rất nhiều cây thuốc quí, trong số đó cây Mắt trâu (Micromelum hisutum Oliv. ) là một trong những loài thực vật trong danh mục cần được bảo tồn của Vườn Quốc gia Cúc Phương [11], [14]. Ngoài công dụng chữa một số bệnh thông thường như trị ghẻ, sâu đốt, ngộ độc thức ăn hay bệnh vàng da thì cây Mắt trâu còn phục vụ cho công tác nghiên cứu tìm ra hoạt chất phòng và chống bệnh [9], [41], [42]. Theo Ma và cộng sự thì trong dịch chiết vỏ thân cây Mắt trâu phân tích được micromeline, 5 hợp chất alkaloids mới có khả năng kháng chủng vi khuẩn H37Rv gây bệnh lao [32]. Bên cạnh đó, cây Mắt trâu còn có giá trị về mặt bảo tồn quần thể thực vật Vườn Quốc gia Cúc Phương.
    Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu sâu về tác dụng chữa bệnh của cây Mắt trâu. Vì vậy, cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về ứng dụng cũng như nhân giống và bảo tồn loài cây này.
    Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật để nhân nhanh và bảo tồn cây Mắt trâu của Vườn Quốc gia Cúc Phương.
    Mục đích, nội dung nghiên cứu
    Mục đích
    Xây dựng qui trình hoàn chỉnh để nhân nhanh và bảo tồn in vitro cây Mắt trâu (Micromelum hisutum Oliv.) của Vườn Quốc gia Cúc Phương.
    Nội dung
    Khử trùng được mẫu sạch để nuôi cấy in vitro.
    Xác định công thức môi trường thích hợp tạo đa chồi in vitro.
    Xác định công thức môi trường thích hợp tạo cây in vitro hoàn chỉnh.
    Xác định giá thể thích hợp cho cây in vitro nuôi trồng ngoài tự nhiên.
    MỤC LỤC
    PHẦN I 3
    MỞ ĐẦU 3
    Lí do chọn đề tài 3
    Mục đích, nội dung nghiên cứu. 4
    Mục đích. 4
    Nội dung. 4
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1. Giới thiệu chung về cây Mắt trâu. 5
    2.2. Kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật trong nhân giống và bảo tồn nguồn gen thực vật 6
    2.2.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô và tế bào thực vật 6
    2.2.2. Các bước chính trong nhân giống vô tính in vitro. 8
    2.2.3. Phương pháp nhân đa chồi 10
    2.2.4. Vai trò của các chất kích thích sinh trưởng đối với tái sinh cây in vitro. 11
    2.2.5. Thành tựu bảo tồn nguồn gen cây trồng sử dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật 12
    2.2.6. Phương pháp bảo tồn thực vật quí hiếm 15
    PHẦN III 17
    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 17
    3.1.1. Vật liệu nghiên cứu. 17
    3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 17
    3.2. Phương pháp nghiên cứu. 18
    3.2.2. Khử trùng mẫu. 18
    3.2.3. Nhân nhanh bằng phương pháp nhân đa chồi 19
    3.2.4. Tạo cây Mắt trâu in vitro hoàn chỉnh. 21
    3.2.5. Trồng cây trong bầu. 23
    3.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu. 24
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
    4.1. Tạo nguyên liệu vô trùng cây Mắt trâu. 26
    4.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và NAA đến khả năng tạo đa chồi 27
    4.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến khả năng tạo đa chồi 29
    4.3. Tạo cây hoàn chỉnh. 35
    4.3.1. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng hình thành rễ cây Mắt trâu. 35
    4.3.2. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ. 37
    4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây trong bầu 40
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
    Kết luận. 43
    Kiến nghị 43
    PHỤ LỤC 44
    `TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...