Luận Văn Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật để nhân nhanh cây hoa Nhài Nhật (Brunfeldsia hopean

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây cơ cấu cây trồng nông nghiệp đã chuyển đổi nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường, một hướng chuyển đổi quan trọng ở nông thôn các vùng ven đô là phát triển nghề trồng hoa cây cảnh. Việc kinh doanh hoa cây cảnh đã được xã hội đặc biệt quan tâm vì không chỉ đem lại giá trị trong đời sống tinh thần, mà thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
    Trong các loài hoa cây cảnh cây, cây Nhài Nhật (Brunfeldsia hopeana Benth) đang được người dân quan tâm trồng nhiều như là cây hoa cảnh có giá trị. Cây Nhài Nhật có hình dáng cây và hoa hai màu rất đẹp, được nhiều người yêu thích vì vẻ đẹp mộc mạc và hương thơm ngọt ngào của những bông hoa tím trắng. Cây Nhài Nhật mới chỉ được trồng ở Hà Nội và Đà Lạt với quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
    Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học hiện đại, thì kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nhân nhanh, phục tráng cây trồng, chọn tạo giống chống chịu các bất lợi của môi trường, sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học cao và nghiên cứu lý luận di truyền thực vật bậc cao. Kĩ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật cho phép nhân nhanh một lượng lớn cây giống trong ống nghiệm trong thời gian ngắn nhằm tạo ra một quần thể cây con có chất lượng đồng đều về mặt di truyền.
    Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật để nhân nhanh cây hoa Nhài Nhật (Brunfeldsia hopeana Benth)’’.
    2. Mục tiêu đề tài
    Xác định các điều kiện môi trường thích hợp để nhân nhanh cây hoa Nhài Nhật trong ống nghiệm.
    3. Nội dung nghên cứu
    - Xác định phương pháp khử trùng mẫu để đưa vào ống nghiệm.
    -Xác định môi trường thích hợp để tạo đa chồi cây Nhài Nhật.
    -Xác định môi trường thích hợp để tạo rễ cây Nhài Nhật.
    4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    4.1. Ý nghĩa khoa học
    Góp phần nghiên cứu khả năng nhân nhanh cây hoa Nhài Nhật bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật.
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Ứng dụng để nhân nhanh hàng loạt cây con để phục vụ và đáp nhu cầu thị trường hoa cây cảnh.
    5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
    Thí nghiệm được tiến hành tại : Trại thực nghiệm sinh học - Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
    Thời gian: Từ tháng 5/2011 đến 5/2012.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tài liệu tiếng Việt
    1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị Muội, (1997), “Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    2. Trịnh Đình Đạt (2008), Công nghệ sinh học, tập 4, Nxb Giáo Dục.
    3. Lê Xuân Đắc, Hà Hồng Hải, Đào Thị Thu Hà, Nguyễn Thanh Danh, Lê Thị Xuân, Nông Văn Hải, Lê Trần Bình (2004), Nhân nhanh và bảo tồn cây Màng tang (Listea verticillata) được tìm thấy ở vườn quốc gia Cúc Phương bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 2(4): 479-486.
    4. Lê Hồng Điệp, Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng (2005), Công nghệ sinh học, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
    5. Đỗ Xuân Đồng, Chu Hoàng Hà, Lê Trần Bình (2007), Nghiên cứu quy trình tái sinh và hệ thống chuyển gen cho một số giống cà chua (Lycopersicon esculentum L.) của Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 5(2): 217-223.
    6. Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên (2006), Công nghệ tế bào, NXB ĐH Quốc Gia TPHCM.
    7. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo (2005), Giáo trình Công nghệ sinh học nông nghiệp, NXb Nông Nghiệp Hà Nội.
    8. Nguyễn Đức Thành (2000), Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghiên cứu và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
    9. Lưu Trường Sinh, Hoàng Văn Lương (2005), Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân nhanh cây Trinh nữ hoàng cung bằng phương pháp in vitro. Những vấn đề cơ bản của sự sống trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2005, Hà Nội 3/11/2005, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 722-724.
    10. Đỗ Năng Vịnh (2005), Công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    11. Vũ Văn Vụ (1998), Sinh lý thực vật ứng dụng, Nxb Giáo Dục Hà Nội.
    12. Vũ Văn Vụ, Vũ Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp (2005), Công nghệ sinh học (tập 2), NXB Giáo dục Hà Nội.
    Tài liệu tiếng anh
    13. Catherine AO, Joanne LT (1998), Tissue culture of Grevillea species at mount Annan Botanic Gardens. The Grevillea Book (1), Kangaroo Press, Sydney, Australia.
    14. Mukherjee A, Roy Chowdhury B (2008), The In vitro propagation of a high value medicinal plant: Asparagus racemosus W. In Vitro Cellular & Developmental Biology - Plant, 1(2): 116-119.
    15. Nishritha B, Sanjay S (2008), In vitro propagation of a high value medicinal plant: Asparagus rasemosus Willd. In Vitro Cellular & Developmental Biology-plant, 44(6): 525-532.
    16. Pereira AM, Amui SF, Bertoni BW, Moraes RM, Franca SC (2003), Micropropagation of Anemopaegma arvense: Conservation of an endangered medicinal plant. Plant Med, 69(6): 571-573.
    17. George EF (1993), Plant propagation by tissueculture, Exegetics Ltd, Edin.
    18. Murashige T, Skoog F (1962), A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures, Physiol Plant, 15: 473-497.
    19. Park SU, Kim YK, Lee SY (2009), Improved in vitro plant regeneration and micropropagation of Rehmannia glutinosa L. Journal of Medicial Plants Research, 3(1): 031-034.
    Website
    20. http://www.trangquynh.net/threads/62887
    21. http://vn.360plus.yahoo.com/hoanghiep1202/article?mid=368&fid=-1

    22. http://vietbao.vn/Kinh te/Viet-Nam-se-xuat-khau-1-yt-canhhoa
    22. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=35:
    27. http://www.rauhoaquavietnam.vn
    28. http://www.dalat.gov.vn/rauhoadI/DesktopDefault.aspx?tabid
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...