Tiểu Luận Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu đối với mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Với một đất nước có đến 74,1% dân số và hơn 57% lao động sống dựa vào nghề nông như Việt Nam thì vai trò của nông nghiệp càng quan trọng hơn. Xã hội có thể thiếu nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm, mà nông nghiệp lại là lĩnh vực duy nhất có thể thoả mãn nhu cầu này. Nền nông nghiệp càng hiện đại thì mức độ thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân càng cao. Nhưng sự phát triển của nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào mức độ trang bị các phương tiện sản xuất tiên tiến và công nghệ hiện đại cho nó. Nói cách khác, sự phát triển của nông nghiệp phụ thuộc vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nông nghiệp như cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và sinh học hóa sâu rộng đến mức nào. Chính vì lẽ đó mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một trong những nội dung cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước những năm trước mắt là phải “đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Thực hiện đường lối đó, những năm gần đây, nông nghiệp được tập trung nguồn vốn để trang bị thêm nhiều phương tiện sản xuất hiện đại, nhờ đó đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, trong đó nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam từ một nước thiếu lương thực triền miên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Người nông dân Việt Nam đã từng bước làm quen với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Nam Định được coi là một trong những địa phương đi đầu trong tiến trình chung đó.
    Là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm khu vực đồng bằng sông Hồng, Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển nền nông nghiệp theo hướng hội nhập, bền vững. Tuy vậy, do nhiều khó khăn chủ quan và khách quan, nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại, do đó tiềm năng của một vùng đất nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, mức độ hội nhập với các tỉnh và các nước còn thấp.
    Để tiếp tục đưa nông nghiệp tỉnh Nam Định tiến lên một nấc thang mới, đòi hỏi phải tìm được những giải pháp hữu hiệu hơn, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho các cấp, các ngành ở địa phương (và cả trung ương), nhất là các nhà nghiên cứu, phải tìm được những giải pháp hữu hiệu.
    Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đã chọn vấn đề “Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Nông nghiệp là một vấn đề thuộc "tam nông" được Đảng cộng sản Việt Nam đặt lên bàn nghị sự nhằm tìm mọi giải pháp để đưa nông nghiệp lên nền sản xuất lớn, hiện đại. Vì vậy, xung quanh vấn đề này đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn có các công trình chủ yếu như:
    - “Khoa học đại chúng phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn” của các tác giả Vũ Tuyên Hoàng, Đoái Duy Ban, Hồ Huy Liêm, Lê Quang Long, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2003.
    - “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động KH- CN phục vụ nông nghiệp ở Thanh - Nghệ - Tĩnh” của Mai Thị Thanh Xuân, đăng trên tạp chí Kinh tế và dự báo, số 361, tháng 5 năm 2003.
    - “Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác” của Lê Vĩnh Thảo (chủ biên), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004.
    - “Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp” của Lê Hưng Quốc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005.
    - “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam” của Mai Thị Thanh Xuân và Ngô Đăng Thành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
    Các công trình trên và nhiều công trình khác chưa nêu ở đây, nhìn chung đã đề cập đến những khía cạnh của khoa học - công nghệ nông nghiệp trong phạm vi cả nước cùng với một số giải pháp, ứng dụng thiết thực, cụ thể.
    Liên quan đến đề tài luận văn còn có các công trình nghiên cứu về địa bàn tỉnh Nam Định. Đó là:
    - "Nghiên cứu quy hoạch vùng sản xuất khoai tây Hà Lan xuất khẩu từ giống tạo bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật", năm 2002, đề tài NCKH cấp tỉnh, do Hoàng Duy Khánh làm chủ nhiệm.
    - "Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất khoai tây Hà Lan chất lượng cao sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào cung cấp cho vùng khoai tây xuất khẩu của tỉnh Nam Định", 2002, đề tài do Hoàng Duy Khánh làm chủ nhiệm.
    - Đề tài "Nghiên cứu so sánh, khảo nghiệm, chọn lọc tập đoàn giống lúa ở các vùng sinh thái tỉnh Nam Định" do Đào Viết Tâm là chủ nhiệm, năm 2001.
    Nói chung, các công trình nghiên cứu có liên quan tuy nhiều nhưng chủ yếu đề cập đến vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, hoặc có xem xét thì cũng chỉ dừng ở một vài khía cạnh trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp chứ chưa có công trình nào nghiên cứu toàn bộ qua trình này một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện, nhất là tại địa bàn Nam Định và với tư cách là một luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công nghệ trong nông nghiệp ở Nam Định nhằm thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh hơn là điều cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...