Chuyên Đề Ứng dụng hợp đồng giao sau vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài:
    1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài
    Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm
    2007 đến năm 2010 đã có những biến động mạnh và khó lường, những điều được
    phản ánh khá rõ ràng ở VN-Index. Trong năm 2007, thị trường tăng trưởng trái với
    quy luật và không đáp ứng kì vọng của các nhà đầu tư với mốc cao nhất đạt được
    ở VN-Index là 1170,67 điểm vào ngày 12/03. Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng
    năm 2007, VN-Index đạt 921,07 điểm. Năm 2008, dưới ảnh hưởng từ cuộc khủng
    hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh và kéo theo sự sụt
    giảm đáng kể của chỉ số VN-Index. VN-Index đóng cửa vào ngày 31/12/2008 là
    315,62 điểm tức là giảm 73,04% và 855,05 điểm so với đỉnh của VN-Index (giá
    đóng cửa ngày 12/03/2007) giảm 65,73% so với đầu năm 2008 (921,07 điểm).
    Chưa dừng lại ở đó, thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/02/2009 chứng
    kiến chỉ số VN-Index đạt mức 235,5 điểm đạt mức đáy lịch sử. Trong các năm sau
    đó, thị trường biến động với những lần đảo chiều liên tục và biên độ dao động
    manh. Với những thay đổi không mấy tốt đẹp và chứa đầy rủi ro của TTCK những
    năm gần đây đã tạo ra một tâm lí thận trọng, e dè của các nhà đầu tư chứng khoán.
    Thêm vào đó, TTCK Việt Nam vẫn chưa có một công cụ quản trị rủi ro hiệu quả
    nào được sử dụng để bảo hiểm rủi ro khiến cho tâm lí nhà đầu tư đã thận trọng lại
    càng thận trọng hơn. Trên thế giới, việc áp dụng các công cụ phái sinh để loại bỏ
    rủi ro đã được thực hiện từ khá lâu đời, hỗ trợ cho TTCK phát triển thuận lợi và
    bền vững.




    Chính vì những vần đề cấp thiết ấy, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:
    Ứng dụng hợp đồng giao sau vào thị trường chứng khoán Việt Nam” để có thể
    chỉ ra mô hình, hướng đi và giải pháp trong tương lai cho TTCK Việt Nam.
    2. Lợi ích của đề tài
    Đối với bạn đọc, sinh viên: Đề tài nghiên cứu nhằm mang lại cho người đọc một
    cái nhìn tổng quát về tình hình biến động của TTCK Việt Nam thời gian qua, nắm
    rõ các kiến thức về công cụ phái sinh cách thức, điều kiện vận hành từ đó có được
    những nền tảng cơ bản cho học tập, nghiên cứu trong thời gian gần nhất; trang bị
    các kiến thức thực tế cho công việc để có thể áp dụng sau này.
    Đối với các nhà hoạch định vĩ mô: Thông qua bài nghiên cứu, nhóm đề xuất lên
    một công cụ phái sinh chứng khoán - hợp đồng giao sau có tính khả thi để áp
    dụng cho TTCK Việt Nam, qua đó, giúp cho nhà đầu tư có được một công cụ
    phòng ngừa rủi ro hiệu quả, một công cụ để đầu tư dựa trên chênh lệch giá. Ở tầm
    vĩ mô, giúp cho công tác hoạch định chính sách và dự báo thị trường của các cơ
    quan quản lí Nhà nước phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, thời kỳ nhất định.
    II. Mục tiêu nghiên cứu
    1. Mục tiêu tổng quát
    ü Tìm hiểu những thay đổi tích cực của việc ứng dụng hợp đồng giao sau cho
    TTCK Việt Nam.
    ü Tính khả thi của việc ứng dụng hợp đồng giao sau; mô hình, lộ trình và đề xuất
    giải pháp cho TTCK Việt Nam.
    2. Mục tiêu cụ thể
    ü Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi áp dụng hợp đồng
    chứng khoán giao sau.
    ü Đánh giá những lợi ích và rủi ro của hợp đồng giao sau khi được ứng dụng vào
    TTCK
    ü Thông qua kinh nghiệm của các nước về hợp đồng chứng khoán giao sau, tìm
    hiểu những bài học mà Việt Nam cần xem xét và học hỏi.




    ü Tìm hiểu những điều kiện để Việt Nam có thể ứng dụng hợp đồng giao sau một
    cách hiệu quả vào TTCK.
    ü Đề xuất mô hình và lộ trình thực hiện việc ứng dụng hợp đồng chứng khoán
    giao sau vào Việt Nam dự kiến diễn ra.
    III. Câu hỏi nghiên cứu
    1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát
    ü Việc ứng dụng hợp đồng giao sau cho TTCK Việt Nam sẽ đem lại những thay
    đổi tích cực gì?
    ü Việc ứng dụng hợp đồng giao sau vào TTCK Việt Nam có thực hiện được hay
    không và được thực hiện như thế nào?
    2. Câu hỏi nghiên cứu chi tiết
    ü Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi áp dụng hợp đồng giao sau vào
    TTCK là gì?
    ü Những lợi ích và rủi ro của hợp đồng giao sau khi được ứng dụng vào TTCK là
    gì?
    ü Từ thực tiễn của các TTCK thế giới, những bài học kinh nghiệm nào mà Việt
    Nam cần phải học hỏi khi ứng dụng hợp đồng giao sau?
    ü Những điều kiện cần và đủ nào để Việt Nam ứng dụng hợp đồng giao sau một
    cách hiệu quả vào TTCK?
    ü Mô hình và lộ trình thực hiện việc ứng dụng hợp đồng chứng khoán giao sau
    vào Việt Nam sẽ diễn ra như thế nào và trong bao lâu?
    IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nguồn số liệu thu thập - Phương pháp
    nghiên cứu
    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu các lý luận về công cụ phái sinh, thị trường công cụ phái sinh, đặc
    biệt là hợp đồng chứng khoán giao sau.
    Nghiên cứu quá trình phát triển và biến động của TTCK từ đầu năm 2007 đến
    cuối năm 2011.




    Nghiên cứu các mô hình hợp đồng giao sau trên thế giới, các điều kiện để vận
    dụng hợp đồng chứng khoán giao sau, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
    cho TTCK Việt Nam.
    2. Nguồn số liệu dự kiến
    Thu thập các dự liệu thứ cấp từ các nguồn khác nhau: tạp chí, diễn đàn kinh tế,
    tài liệu nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành, internet
    Khảo sát các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Việt Nam để thu thập các dự
    liệu sơ cấp từ thực tế về mức độ hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu sử dụng hợp
    đồng giao sau
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thông kê - mô tả, phân tích
    - tổng hợp, so sánh - đối chiếu và quan sát từ thực tiễn để khái quát, tổng hợp
    các bản chất của vấn đề cần nghiên cứu và rút ra một số kết luận và dữ liệu cần
    thiết.
    Sử dụng các phần mềm thống kê và hồi quy: EVIEW, SPSS, EXCEL để
    phân tích số liệu, chạy mô hình. Qua đó xem xét tính khả thi, mức tin cậy của
    mô hình, rút ra những kết luận cuối cùng cho đề tài cần nghiên cứu.
    V. Nội dung nghiên cứu
    Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh
    mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:
    CHƯƠNG 1: Tổng quan về công cụ phái sinh, hợp đồng giao sau, hợp đồng
    chứng khoán giao sau.
    CHƯƠNG 2: Thị trường chứng khoán Việt nam.
    CHƯƠNG 3: Cái nhìn tổng quát về việc áp dụng hợp đồng giao sau vào thị
    trường chứng khoán Việt Nam.
    CHƯƠNG 4: Đề xuất tiến trình áp dụng hợp đồng chứng khoán giao sau vào
    Việt Nam.




    VI. Đóng góp của đề tài
    Thông qua việc nghiên cứu vấn đề này, nhóm chúng tôi có thể góp phần đưa ra
    một công cụ mới để áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam cùng với
    các giải pháp, lộ trình thực hiện của nó. Bên cạnh đó, việc cung cấp các kiến
    thức, xây dựng các mô hình cơ bản trong thị trường chứng khoán giao sau sẽ
    giúp các nhà đầu tư nắm bắt và lựa chọn được những chiến lược đầu tư phù
    hợp với mình.
    VII. Hướng phát triển của đề tài
    Đề tài mang đến một hướng phát triển thực tế là ứng dụng được công cụ phái
    sinh - hợp đồng giao sau vào thị trường chứng khoán Việt Nam để hạn chế rủi
    ro, bảo vệ nhà đầu tư trong điều kiện hiện nay và phù hợp với chủ trương của
    Chính phủ trong việc tái cơ cấu thị trường chứng khoán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...