Tiểu Luận ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong doanh nghiệp việt nam. Nguyên nhân và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ LUẬN CHUNG
    1. Khái niệm và các thành phần của công nghệ
    1.1. Khái niệm
    Đã từ lâu thuật nhữ công nghệ được nhắc đến nhiều như là một bộ phận không thể
    thiếu trong cuộc sống của con người. Công nghệ dược hình thành ngay từ khi con người
    xuất hiện và nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội xưa và
    nay. Đối với khái niệm cụ thể về công nghệ, có rất nhiều cá nhân, tổ chức có cách nhìn
    nhận khác nhau.
    Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) định nghĩa về
    công nghệ như sau: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử
    dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp.
    Còn đối với Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) định
    nghĩa: Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu
    và thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiets bị và phương pháp sử dụng
    trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin.
    Như vậy, nếu như định nghĩa của UNIDO nhằm nhấn mạnh vtinhs khoa học là
    thuộc tính của công nghệ và khía cạnh hiệu quả của công nghệ khi xem xét việc sử dụng
    công nghệ cho mục đích nào đó thì định nghĩa của ESCAP lại được coi là một bước ngoặt
    trong lịch sử quan niệm về công nghệ.
    Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra một định nghĩa khái quát nhất về công
    nghệ như sau: Công nghệ là sự ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật nhằm biến đổi tất
    cả những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành đầu ra.
    Hiện nay, loài người đang chứng kiến những thay đổi to lớn trong tất cả các lĩnh
    vực của đời sống, mà xuất phất điểm của nó chính là sự phát triển, tiến bộ không ngừng
    của khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và
    ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh
    doanh. Vì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao sẽ có lợi thế trong các cuộc cạnh
    tranh. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải tạo được một lợi thế mạnh trên thị
    trường bằng những sản phẩm có năng lực làm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng về cả số
    lượng, chất lượng, kiểu dáng, tính thẩm mỹ của sản phẩm và quan trọng hơn là phải có
    năng lực thỏa mãn người tiêu dùng cao hơn. Muốn vậy doanh nghiệp cần nắm được các
    yếu tố quan trọng khi áp dụng công nghệ.
    1.3. Các thành phần của công nghệ
    Từ định nghĩa trên, tá có thể thấy rằng, bất cứ công nghệ nào cũng phải gồm 4
    thnahf phần cơ bản là: Phần thiết bị, con người, thông tin và tổ chức.
    - Phần thiết bị (Technoware): Đây là phần vật thể ở trong công nghệ, nó bao gồm mọi
    phương tiện vật chất như trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, phương tiện, Đây là
    phần được coi là cốt lõi của bất cứ một công nghệ nào. Phần này được triển khai, lắp đặt
    và vận hành bởi con người.
    - Phần con người (Humanware): Muốn máy móc, trang thiết bị hoạt động được thì phải
    cần có con người. Con người ở đây có thể là người sử dụng, vận hành nhưng cũng có thể
    là người chế tạo hoặc cải tiến ra máy móc Con người trong công nghệ được hiểu là
    năng lực của con người về công nghệ như: kỹ năng, kinh nghiệm, sự sang tạo, khả năng
    lãnh đạo, Con người không những làm cho máy móc, trang thiết bị phát huy hết khả
    năng của chúng mà còn đóng vai trò chủ động trong toàn bộ công nghệ. Tất nhiên, con
    người chịu sự chi phối của thông tin và tổ chức.
    - Phần thông tin (Inforware): Thông tin được coi là sức mạnh của công nghệ. Thông tin
    trong công nghệ thể hiện ở tri thức được tích lũy trong công nghệ thông qua những khái
    niệm, lý thuyết, các phương pháp, các thông số, cacsss công thức, bí quyết, Nhờ những
    tri thứ này mà con người rút ngắn được thời gian và sức lực khi giải quyết các công việc
    có liên quan đến công nghệ. Điều quan trọng là những thông tin này phải thường xuyên
    được cập nhật và gắn liền với công nghệ vì đối với cùng một công nghệ nhưng nếu sử
    dụng lượng kiến thức khác nhau sẽ tạo ra được những sản phẩm khác nhau.
    - Phần tổ chức (Orgaware): Phần này được coi là động lực của công nghệ. Bất kỳ một hệ
    thống nào cũng cần phải có một tổ chức để điều hành hoạt động của hệ thống. Công nghệ
    cũng vậy, nó cần phải có một bộ phận chịu trách nhiệm phối hợp các thành phần còn lại
    của công nghệ với nhau nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả nhất. Phần tổ chức giúp
    cho việc quản lý, lập kế hoạch, tổ chức bộ máy nhân lực, kiểm soát các hoạt động biến
    đổi, Phần tổ chức phụ thuộc vào tính phức tạp của các phần thiết bị, thông tin trong
    công nghệ và bản than nó cũng có thể thay đổi theo thời gian.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...